Thiết bị đầu cuối thuê bao là gì mic.gov.vn năm 2024

Công ty chúng tôi có nhu cầu nhập khẩu điện thoại từ Nhật về theo hình thức tạm nhập- tái xuất để nghiên cứu các ứng dụng và phát triển phần mềm. Vậy khi làm thủ tục nhập khẩu Công ty chúng tôi có phải xin giấy phép chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông hay không? Và số lượng mẫu nhập khẩu có bị giới hạn hay không?

- 5 năm trước

Trả lời:

Vụ Công nghệ Thông tin, Bộ TT&TT trả lời như sau:

1. Doanh nghiệp được phép nhập khẩu điện thoại từ Nhật Bản để phục vụ cho nghiên cứu các ứng dụng và phát triển phần mềm.

2. Thủ tục nhập khẩu:

- Nếu Điện thoại mới 100%: thực hiện theo quy định tại Thông tư 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 của Bộ TTTT Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện;

- Nếu Điện thoại đã qua sử dụng: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 của Bộ TT&TT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng và Quyết định số 18/2016/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chinh phủ quy định các trường hợp cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh Mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.

Độc giả: Đinh Quốc Đạt - 31/81/466 Ngo Gia Tu, Long Bien, Ha Noi

[email protected]

Ở Hà Nội, VTV chuyển tần số từ kênh 51 (714Mhz) sang kênh 24. Xin Bộ TT&TT cho biết kênh 24 ở Hà Nội tần số bao nhiêu?

- 5 năm trước

Trả lời:

Cục Tần số vô tuyến điện trả lời như sau:

Hiện nay, VTV chưa chuyển đổi kênh tần số. Theo kế hoạch là trước ngày 31/12/2018 VTV sẽ chuyển từ kênh 51 sang kênh 24. Kênh 24 – UHF có tần số trung tâm là 498MHz.

Độc giả: Trần Thị Thường - Công ty TNHH PEPPERL-FUCHS(VIỆT NAM). Lô S12-16A, đường số 20, KCX Tân Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

[email protected]

Công ty chúng tôi là công ty TNHH Peperl-Fuchs(Việt Nam). Công ty chúng tôi là DN chế xuất, chuyên sản xuất thiết bị cảm ứng và bo mạch điện tử, thiết bị cảm ứng và các sản phẩm nhựa đúc trong ngành điện tử. Do nhu cầu sản xuất chúng tôi muôn mua một số thiết bị in gồm máy in theo công nghệ in OFFSET để sử dụng nội bộ: in tên hàng, mã hàng trực tiếp lên sản phẩm do DN sản xuất ra. Vậy lúc nhập khẩu máy in nêu trên DN có phải xin giấy phép nhập khẩu hay không? Theo NĐ 60/2014/NĐ-CP qui định về hoạt động thì đối tượng đươc nhập khẩu máy in gồm: Cơ sở in; DN có chức năng khoanh XNK thiết bị ngành in và cơ quan tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng in để phục vụ công việc nội bộ. Vậy DN chúng tôi có được xếp vào loại DN được nhập máy in để sử dụng nội bô hay không? DN muốn được công nhận tư cách pháp nhân được phép sử dụng máy in để phục vụ công việc nội bộ thì phải đăng ký ở đâu, yêu cầu hồ sơ, chứng từ gì.

- 6 năm trước

Trả lời:

Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ TT&TT trả lời như sau:

Máy in offset phải làm thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu để làm thủ tục thông quan.

Công ty căn cứ Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ (có hiệu lực ngày 01/5/2018). Đây là Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in đã đơn giản hóa nhiều đối tượng và thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu (bãi bỏ quy định về đối tượng được nhập khẩu).

Độc giả: Phan Thanh Sang - Ấp Năm Đảm, Lương Thế Trân, Cái Nước, Cà Mau

[email protected]

Thời gian gần đây có nhiều thông tin về việc sử dụng thiết bị kích sóng di động để tăng cường chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có một số thông tin cho rằng việc người dân tự lắp đặt thiết bị này là vi phạm pháp luật, cụ thể là tại khoảng 3 và khoảng 7 điều 90 Nghị định 174 năm 2013.

1. Nếu đúng là việc lắp đặt thiết bị này là vi phạm pháp luật thì khi người dân phát hiện có người lắp đặt thiết bị này thi báo cho cơ quan, tổ chức nào để xử lý. Và trình tự xử lý như thế nào? Quyền bảo mật của người thông tin có được đảm bảo không?

2. Việc sử dụng thiết bị này có ảnh hưởng đến chất lượng sóng điện thoại của khu vực lân cận không?

- 6 năm trước

Trả lời:

Cục Tần số Vô tuyến điện trả lời như sau:

Trước hết, xin cảm ơn Bạn đọc đã quan tâm và đưa ra các câu hỏi thiết thực liên quan đến lĩnh vực quản lý tần số vô tuyến điện, chúng tôi xin giải đáp như sau:

  1. Quản lý và lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động:

- Thiết bị kích sóng điện thoại di động không nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn cấp phép tần số (Thông tư 46/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông). Vì vậy, việc sử dụng các thiết bị kích sóng di động phải xin phép cơ quan quản lý.

- Đối tượng sử dụng:

Chỉ có nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông di động (Viettel, Mobile phone, Vinaphone, Vietnammobile, Gtel) mới được lắp đặt các thiết bị kích sóng di động để kích sóng đối với băng tần số do nhà mạng đó được cấp giấy phép tại các vùng có chất lượng phủ sóng hạn chế (khu vực bị che chắn, trong hầm, trong nhà cao tầng…).

Các tổ chức, cá nhân khác không phải là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ không được phép lắp đặt và sử dụng đối với thiết bị kích sóng di động. Trường hợp, các tổ chức, cá nhân tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị kích sóng di động sẽ xếp vào hành vi vi phạm và bị xử phạt theo quy định của Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

2. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân tự ý lắp đặt, sử dụng thiết bị thiết bị kích sóng điện thoại di động, Bạn có thể làm đơn phản ảnh gửi lên:

- Trung tâm Tần số vô tuyến khu vực IV (Địa chỉ: 386A đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Bình Thủy - TP. Cần Thơ) hoặc

- Sở Thông tin và Truyền thông của tỉnh Cà Mau;

Sau khi nhận được Đơn phản ánh, các cơ quan quản lý chuyên ngành nêu trên sẽ xem xét và phối hợp để tiến hành kiểm tra thực tế, trường hợp đối tượng sử dụng thiết bị có vi phạm pháp luật sẽ tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Người làm đơn phản ánh được bảo đảm quyền bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 8 Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011.

3 - Việc sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động có ảnh hưởng đến chất lượng sóng điện thoại của khu vực lân cận hay không?

Sử dụng thiết bị kích sóng không đúng quy định sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sóng di động của các khu vực lân cân. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ ảnh hưởng cần phải tiến hành đo đạc thông số kỹ thuật như: tần số, dải tần số, công suất, vùng sóng ảnh hưởng và chất lượng thiết bị kích sóng di động.

Thực hiện công tác quản lý, trong thời gian qua Cục Tần số VTĐ đã phát hiện nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân tự ý lắp đặt các thiết bị kích sóng di động đã gây can nhiễu có hại đến các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác, trong đó có các mạng điện thoại di động tại khu vực lân cân cận dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc gọi, rớt cuộc gọi đối với các mạng di động và Cục đã xử lý xử phạt, yêu cầu ngừng./.

Độc giả: Tùng Lâm - 27 Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng

[email protected]

Công ty tôi muốn nhập khẩu 1 lô máy chặt cắt tấm carton (không phải máy xén giấy 1 dao và máy xén giấy 3 dao dùng để xén giấy sách, vở), mã HS là : 84411010, theo thông tư số 41/2016/TT-BTTTT có quy định giấy phép nhập khẩu đối với các loại máy cắt, xén giấy hoặc bìa hoặt động bằng điện. Công ty tôi đã liên hệ với Cục In ấn và xuất bản để xin giấy phép nhưng nhận được phản hồi là loại máy này của bên tôi không nằm trong danh mục máy móc phải xin giấy phép nhập khẩu mà Cục In ấn và Xuất bản quản lý. Vậy công ty tôi có phải xin giấy phép nhập khẩu của lô máy này không? Nếu có thì phải xin ở Cơ quan nào?

- 6 năm trước

Trả lời:

Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ TT&TT trả lời như sau:

Máy chặt, cắt tấm carton không thuộc trong danh mục cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Độc giả: Lê Thị Hậu - 46-48-50-52-54-56 Đường Số 8, KDC Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

[email protected]

Doanh nghiệp chúng tôi, công ty TNHH SHOEFABRIK, đang chuẩn bị nhập khẩu 01 (một) máy in 3D từ Mỹ (USA) về TP.HCM. Thông tin chi tiết như sau:

Tên máy: Máy in 3D màu ProJet CJP 660Pro

Tên hãng sản xuất: 3D Systems

Năm sản xuất: 2017

Xuất xứ: USA

Đặc tính kỹ thuật, công nghệ in: In 3D màu bằng công nghệ CJP (Colorjet Priting).

Mục đích nhập khẩu: Phục vụ công việc thiết kế các sản phẩm về giày.

Căn cứ theo Phụ lục 1 thông tư số 41/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 thì máy in 3D nêu trên có mã HS số 8443.32.90 và không yêu cầu có giấy phép nhập khẩu.

Như vậy, chúng tôi có cần thiết phải làm văn bản thông báo gửi đến Quý cơ quan hay không? Hoặc chúng tôi chỉ làm thủ tục nhập khẩu như các loại hàng hóa thông thường khác.

Chúng tôi xin đính kèm liên kết catalogue của máy để Quý cơ quan có thêm thông tin về máy.

https://www.3dsystems.com/3d-printers/projet-cjp-660pro

- 6 năm trước

Trả lời:

Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ TT&TT trả lời như sau:

Máy in 3D không thuộc trong danh mục phải cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông và cũng không phải làm văn bản thông báo khi nhập khẩu. Việc nhập khẩu như các hàng hóa thông thường khác.