Chính sách bảo hiểm xã hội là gì

Như vậy, bảo hiểm xã hội cho người lao động là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Chính sách bảo hiểm xã hội là gì

Bảo hiểm xã hội cho người lao động là gì? Mức đóng BHXH năm 2023 được pháp luật quy định là bao nhiêu?

Thời gian nào người lao động không cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Căn cứ theo Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có hướng dẫn:

Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...

Như vậy, có 03 khoảng thời gian người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm:

- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2023 được pháp luật quy định là bao nhiêu?

Người lao động đóng các loại bảo hiểm sau đây:

- Theo Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 : đóng BHXH 8%

- Theo Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017: đóng BHYT 1,5%

Ngoài việc trích tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thì hàng tháng người sử dụng lao động còn phải trích 1% để đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 14 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh quan trọng và dần trở nên quen thuộc với người lao động. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu. Hãy cùng Pacific Cross Việt Nam tìm hiểu về khái niệm, phân loại, tính chất và vai trò của loại bảo hiểm này trong bài viết bên dưới nhé.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước quản lý, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trước một số rủi ro bất chợt. Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 định nghĩa, Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Khi tham gia, người lao động sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội để làm căn cứ giải quyết các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Sổ sẽ bao gồm các thông tin như:

  • Họ tên người lao động
  • Thông tin công ty sử dụng lao động
  • Thời gian làm việc
  • Mức đóng và quá trình đóng bảo hiểm xã hội
  • Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm.

2. Chức năng của bảo hiểm xã hội

Theo nghị định 89/2020/NĐ-CP, ngày 04/8/2020 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội có chức năng:

  • Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
  • Tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp
  • Quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
  • Thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Ngược lại, đối với người lao động, bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh giúp đảm bảo sự thiếu hụt tài chính sẽ được bù đắp khi người lao động hoặc gia đình người lao động gặp phải rủi ro trong cuộc sống. Sau đây là một số rủi ro mà người lao động được hưởng bảo hiểm:

  • Chế độ bảo hiểm ốm đau
  • Bảo hiểm xã hội lao động và bệnh nghề nghiệp
  • Bảo hiểm xã hội cho thai sản
  • Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
  • Chế độ hưu trí
  • Bảo hiểm y tế
  • Chế độ tử tuất

Chính sách bảo hiểm xã hội là gì

3. Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam có bắt buộc không?

Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam bao gồm hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Trong đó:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đây là loại hình bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021 là:

Người sử dụng lao động

Người lao độngBHXH BHTN BHYT BHXH BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN

14%

3% 0.5% 1% 3% 8% – – 1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Trong đó, một số điều kiện để hưởng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm:

  • Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
  • Nếu tai nạn xảy ra ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc thì phải có yêu cầu của người sử dụng lao động
  • Gặp tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
  • Bị bệnh hoặc suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại

Điều kiện để hưởng quỹ ốm đau và bảo hiểm xã hội thai sản:

  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền
  • Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
  • Lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thai sản sẽ được nghỉ khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con.
  • Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp thai sản một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đây là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được lựa chọn hạn mức và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân. Nhà nước cũng sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Mức đóng hằng tháng sẽ bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Chính sách bảo hiểm xã hội là gì

4. Cách thức tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào?

Sau đây là chi tiết thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội:

  • Người lao động sẽ chuẩn bị hồ sơ gồm tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu. Link
  • Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo hình thức: Qua dịch vụ bưu chính công ích; Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp; Qua giao dịch điện tử đối với đơn vị sử dụng lao động: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.
  • Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
  • Nhận kết quả gồm: Sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn.

Hy vọng các thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bảo hiểm xã hội cũng như biết cách đăng ký cho bản thân.

Chính sách bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo quy định của Luật BHXH thì BHXH bắt buộc bao gồm 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Tham gia bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định nêu trên.

Mức lương 6 triệu đồng bảo hiểm bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 6,5 triệu đồng = 682.550 đồng/tháng. Cách tính này chỉ áp dụng trong trường hợp 6,5 triệu đồng đó là mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội).