Trái táo mèo là trái gì

Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng. Dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.

Trái táo mèo là trái gì

Táo mèo là một loại thuốc quý

Một số bài thuốc từ táo mèo:

Chữa trị chứng đầy bụng: Lấy 30g táo mèo khô, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày. Chữa rối loạn mỡ máu: Lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.

Trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Sao đen 12g táo mèo, 12g thảo quyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.

Tăng cường khả năng tiêu hóa: Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.

Chữa gan nhiễm mỡ: Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống. Chữa cao huyết áp, mỡ máu cao: Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.

Trái táo mèo là trái gì

Táo mèo khi đã cắt lát, phơi khô

Viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt: Mỗi ngày, vào bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa giấm táo mèo, một ít mật ong và nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã).

Làm giảm đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với một thìa lớn giấm táo mèo và một thìa nhỏ tinh dầu thông bôi lên vùng da nơi đau nhức và xoa mạnh.

Đau bàng quang: Mỗi bữa ăn, uống một cốc nước có pha hai thìa nhỏ giấm táo mèo và mật ong, khi tiểu sẽ tốt hơn.

Chữa bệnh viêm khớp: Sau mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước 200ml pha 10 thìa nhỏ giấm táo mèo và mật ong sao cho vừa đủ ngọt.

Chữa bệnh viêm thận, nước tiểu có mủ: Hàng ngày đếu đặn trong bữa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa giấm táo mèo và 2 thìa mật ong cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa bệnh zona: Dùng giấm táo mèo bôi nguyên chất lên chỗ đau ngày 4 lần, ban đêm bôi thêm 3 lần. Sau khi bôi, đắp khăn nhúng giấm táo – cảm giác đau sẽ dần dần bớt đi, và sẽ chóng ăn da non.

Trái táo mèo là trái gì

Giấm táo mèo có thể chữa được nhiều thứ bệnh như zona, viêm khớp, giãn phồng tĩnh mạch,...

Chữa giãn phồng tĩnh mạch: Mỗi ngày 2 lần lấy giấm táo mèo thoa vào chỗ bị giãn. Và mỗi bữa ăn uống 1 cốc nước 200ml có pha 2 thìa giấm táo mèo.

Chữa chốc lỡ đầu trẻ em: Dùng giấm táo mèo bôi vào nơi có mụn cứ 1 ngày bôi 6 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng. Khỏi sau 2, 3 ngày.

Chữa bệnh nấm tóc: Dùng giấm táo mèo xoa chỗ có nấm 1 ngày 6 lần cách đều 2 tiếng.

Dùng giấm táo mèo để giã rượu: Cứ 25 phút phút uống 6 thìa giấm nhỏ pha mật ong. Khoảng 4 lần là giã rượu.

Chữa bỏng: Nhúng chỗ bị bỏng vào nước giấm táo mèo pha cùng mật ong sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp.

Chữa mồ hôi trộn: Trước khi đi ngủ, xoa bóp bằng giấm vào bàn chân và bàn tay.

Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Uống 2 thìa nhỏ hỗn hợp giấm táo và mật ong trước khi đi ngủ giúp bạn nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ hơn. Nếu sau một giờ mà chưa thấy hiệu quả, bạn có thể uống tiếp hai thìa nữa. Cứ mỗi lần thức giấc, khó ngủ lại uống tiếp hai thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng lâu dài.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng quả táo mèo để ngâm rượu hay làm giấm táo mèo kết hợp với mật ong. Giấm táo mèo - mật ong có thể có tác dụng với bệnh nhân bị suy nhược mạn tính,giúp tăng huyết áp, chữa ho, viêm amidan.

Táo mèo hay còn gọi là sơn tra là một vị thuốc hay dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa như thực tích, đầy trướng bụng, khó tiêu… Ngoài ra thì nó còn có rất nhiều công dụng khác mà bạn chưa biết đến, bài viết dưới đây của Bác sĩ Y học cổ truyền Tạ Công Thúy Mai sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của Táo mèo

Táo mèo là gì?

Táo mèo tên thường gọi là táo rừng, mác cắm, mác sầm chá (Tày), sơn tra Việt Nam, chi tô ma (H’ Mông). Tên khoa học: Docynia indica (Wall.) Decne. Họ: Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả cây

Táo mèo là cây gỗ nhỡ, cao chừng 5 – 6 m, cây non thường có gai. Lá mọc so le với nhau, cây con có lá xẻ thành 3 đến 5 thùy, mép khía răng có kích thước không đều.

Lá già có hình bầu dục, kích thước 6 – 10 cm, rộng từ 2 – 4 cm, đầu nhọn, gốc lá tròn, mép nguyên hoặc có khía răng ở gần đầu lá, mặt dưới có lông dày mịn trăng, mặt trên xanh sẫm bóng, có gân phụ nổi rõ từ 6 đến 10 đôi, cuống lá dài 1 – 1,5 cm.

Có hoa tụ họp 1 – 3 cái ở những kẽ lá màu trắng, cuống dài 4 – 5 mm, có lông màu trắng, nhiều nhị, bầu 5 ô mỗi ô có 3 đến 8 noãn, tràng có 5 cánh

Quả có hình trứng hơi thuôn, đường kính 3 đến 4 cm, lúc non có lông sau quả nhẵn, khi chín có màu vàng lục, vị chua dịu nhẹ, hơi chát.

Cùng chi với Docynia còn có loài Docynia delavayi (Franch) Schneid. Loài cây này có lá cứng hơn, mặt dưới có lông dày hơn, quả giống nhau nhưng có cuống dài hơn.

Sơn tra Việt Nam khác với sơn tra Trung Quốc ở chỗ có lá non và lá già xẻ thành 3 đến 5 thùy, mép có răng cưa, quả hình cầu, kích thước đường kinh 1 -1,2 cm, khi chín quả có màu vàng hay màu đỏ (nam sơn tra), 1 – 1,5 cm quả chín màu đỏ sẫm (bắc sơn tra).

Trái táo mèo là trái gì
Táo mèo vị thuốc chữa bệnh tiêu hóa

Phân bố, thu hái

Docynia Decne là một chi nhỏ gồm các loài phân bố ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới Bắc Bán cầu, táo mèo là một loại thuộc chi này phân bố ở Việt Nam.

Táo mèo phân bố tập trung ở các nước Ấn Độ, Myanma và một số tỉnh phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam phân bố ở các vùng núi cao phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái. Cây nằm ở độ cao từ 1300 m trở lên.

Táo mèo sống ở những nơi ưa sáng và có khí hậu ẩm mát mẻ, nhiệt độ cho cây sinh trưởng tốt là 13 – 18 độ. Cây thường mọc ở trên đất làm nương rẫy, ven rừng, gần bờ suối, dưới chân đồi cây có bụi, mọc quanh các làng bản.

Cây hay mọc ở vùng đất feralit có mùn trên núi hay feralit vàng đỏ. Táo mèo rụng vào có lá rụng vào mùa đông, có chồi tồn tại lâu từ cuối mùa thu sang đến đầu mùa xuân năm sau. Cây ra hoa cùng lúc với lá non mọc.

Vào đầu mùa đông quả táo mèo già và chín, hạt có sức nẩy mầm mạnh. Cây con mọc từ hạt được thấy vào tháng 4 – 5. Cây cũng mọc từ các phần rễ nổi hoặc lấp vùi nông sát mặt đất, đôi khi mọc trên các cây chồi.

Thành phần hóa học

Táo mèo chứa chất tannin 2,76%, các acid hữu cơ là 2,7%, đường 16,4 %.

Tác dụng của Táo mèo

1. Tác dụng theo y học hiện đại

Tác dụng của táo mèo làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim.

Tác dụng hạ lipid máu rõ rệt , đồng thời làm giảm xơ vữa động mạch cơ chế chủ yếu do vị thuốc tăng tác dụng bài tiết cholesterol chứ không phải hấp thu.

Sau khi uống sơn tra lượng enzym trong bao tử tăng, giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, lượng acid béo tăng giúp tiêu hóa chất mỡ tốt hơn.

An thần, làm tăng tính thẩm thấu mao mạch và làm co tử cung.

2. Tác dụng theo y học cổ truyền

Táo mèo có vị chua, ngọt, hơi chát, tính ấm. Có tác dụng kiện vị tiêu thực hóa tích.

Chủ trị các chứng tích trệ, đau bụng tiêu chảy, sản hậu ứ trệ đau bụng, nước ối ra không hết, đau tinh hoàn.

Cách sử dụng của Táo mèo

Thu thái quả vào tháng 8 – 10, quả vừa chín, bổ ngang thành phiến dày khoảng 0,4 cm, đem loại bỏ phần đầu quả có vết đài còn sót lại, đem đi phơi khô hoặc sấy.

Liều dùng từ 10 – 30 g sắc uống.

Trái táo mèo là trái gì
Quả được phơi sấy khô

Lưu ý khi sử dụng

Thận trọng đối với bệnh nhân bị tỳ vị hư nhược nặng.

Các bài thuốc ứng dụng lâm sàng

1. Bài thuốc chữa ăn uống khó tiêu, đầy trướng bụng

Sơn tra (Táo mèo) 10 g, Trần bì 5 g, Chỉ thực 6 g, Hoàng liên 2 g, cho nước 600 ml sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Táo mèo 25 g, Chỉ xác 25 g, củ sả 25 g, vỏ vối 25 g, gừng tươi 20 g, phèn phi 10 g đem phơi khô tán bột mịn. Chia 2 lần uống mỗi lần uống 2 thìa cà phê pha với nước ấm đối với người lớn, còn ở trẻ em tùy độ tuổi mà mỗi lần uống 1/2 – 1 thìa cà phê.

2. Chữa ra mồ hôi trộm

Hạt táo mèo 5 – 10 g giã nát bỏ vào 200 ml nước đem đi sắc còn 50 ml uống

3. Trị hóc xương cá

Sơn tra 15 g sắc đặc với 200 ml nước ngậm một lúc lâu rồi nuốt, có thể dùng nước nấu sơn tra trị ghẻ lở, dị ứng.

4. Chữa ghẻ lở

Nấu nước sơn tra để tắm rửa.

5. Chữa lipid máu cao

Dùng sơn tra, mạch nha cô chế thành dạng trà, mỗi gói 30 g. Ngày chia làm 2 lần uống, mỗi lần uống 1 gói, mỗi liệu trình điều trị 2 trong 2 tuần.

Vị thuốc Táo mèo thường hay dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc nhằm tăng công dụng chữa rất nhiều bệnh lý đặc biệt về các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cần tham vấn bác sĩ về chuyên môn và cách dùng để đạt hiệu quả cao nhất. YouMed luôn đồng hành cùng bạn!