Cách nấu gạo lứt không cần nồi cơm điện

Cách nấu gạo lứt không cần nồi cơm điện

Mình bắt đầu nấu cơm bằng chảo để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nồi cơm điện. Nên mình muốn giới thiệu cách nấu này để bạn nào không có nồi cơm điện vẫn nấu được. Cám ơn @TienThai đã tặng gạo lứt đen hữu cơ ngon xỉu! Hạt gạo dòn, bùi, mà không hề cứng hay xơ, nhai có thể cảm nhận được từng hạt cơm mềm trên lưỡi luôn đó! Cám ơn @chucaodang đã tặng hũ chà bông nhà làm với đọt rau lang và đọt rau cải cúc nhà trồng ngon quá, ăn kèm với cơm rất hợp luôn ạ!

#bepvang

Xem thêm

Nguyên Liệu

  1. 1 chén ăn cơm

    gạo lứt đen hữu cơ (hay gạo trắng, gạo đen, gạo nâu, gạo đỏ, gạo lứt, gạo mầm, gạo ST25…)

  2. 1 muỗng canh

    nước mắm (tuỳ ý)

Những sai lầm trong cách nấu gạo lứt khiến cơm bị khô

Khác với gạo thông thường, gạo lứt cần một số lưu ý đặc biệt để cơm chín dẻo ngon, không bị khô cứng. Tuy nhiên, nhiều người khi mới nấu loại gạo này thường bỏ qua các lưu ý này, khiến cơm dễ bị khô và sống. Trong đó, những sai lầm phổ biến nhất gồm:

  • Không ngâm gạo trước khi nấu: Gạo lứt có một lớp cám khá dày bên ngoài và cứng hơn gạo thông thường khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều người không chú ý đến vấn đề này và vẫn nấu theo cách thông thường thay vì ngâm gạo trước. Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất khiến cơm bị khô cứng, thậm chí bị sống không thể ăn được, rất có hại cho dạ dày. 

  • Sai mực nước: Thông thường, một phần gạo lứt chưa ngâm cần lượng nước gấp đôi hoặc gấp 1,5 lần mới có thể nở đều và ngon. Việc sử dụng quá ít hoặc quá nhiều nước đều không phù hợp. Đặc biệt một số bạn khi nấu chỉ cho lượng nước nhiều hơn lượng gạo một chút khiến cơm bị khô cứng, không ngon.

  • Thiết bị nấu không phù hợp: Thiết bị bạn sử dụng để nấu gạo lứt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cơm. Mỗi loại nồi nấu đều có những lưu ý và lượng nước riêng, đặc biệt là với những bạn sử dụng nồi cơm điện. Nếu chỉ nấu một lần như gạo thông thường, cơm rất dễ bị khô cứng hoặc sống.

Chi tiết cách nấu cơm gạo lứt dẻo thơm, không bị khô

Để có những bữa cơm với gạo lứt thơm ngon, dẻo thơm, bạn có thể tham khảo chi tiết cách nấu gạo lứt không bị khô sau đây:

  • Ngâm gạo: Thông thường, gạo lứt cần ngâm tối thiểu khoảng 2 tiếng trước khi nấu để cơm có thể nở ngon. Thời gian ngâm trung bình thường rơi vào khoảng 5-6 tiếng. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể cân nhắc ngâm gạo qua đêm hoặc ngâm với nước ấm. Bạn nên lưu ý thời gian ngâm gạo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ nước. Nếu nước càng lạnh thì thời gian ngâm càng lâu. Tuy nhiên vào mùa hè thời gian ngâm lâu có thể khiến quá trình lên men axit lactic gây mùi. Do đó, bạn nên cân nhắc ngâm gạo vào tủ lạnh để tránh tình trạng này.

  • Mực nước: Cách nấu gạo lứt không bị khô quan trọng bạn cần chú ý tiếp theo chính là mực nước. Để đảm bảo chính xác, bạn nên dùng cốc đong để đo trước khi nấu. Thông thường, một phần gạo sẽ cần lượng nước gấp khoảng 1,5 lần. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào loại gạo lứt bạn lựa chọn. Do đó, bạn nên đo lường kỹ lượng nước ở những lần nấu đầu tiên để điều chỉnh cho phù hợp.

  • Vo gạo: Không ít người cho rằng chỉ nên vo nhẹ nhàng với gạo lứt để giữ nguyên lớp cám bên ngoài, đảm bảo lưu lại đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, cách nấu gạo lứt không bị khô là dùng cả hai tay để vo kỹ gạo, giúp nước dễ thấm vào hạt gạo hơn.

  • Nấu cơm: Gạo lứt sau quá trình ngâm sẽ có một lượng kali ngấm vào trong nước. Nếu sử dụng nước ngâm gạo để nấu rất dễ gây ra vị đắng, làm hỏng hương vị vốn có của cơm. Do đó, bạn nên thay nước mới trước khi tiến hành nấu. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào một chút muối để trung hòa kali và giúp cơm được mềm, thơm hơn. 

Để giúp bạn dễ hình dung hơn về cách nấu gạo lứt không bị khô, bạn có thể tham khảo các cách nấu dưới đây:

Nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất

  • Gạo sau khi ngâm cho vào nồi đất có kích cỡ phù hợp, thêm nước theo đúng hướng dẫn.

  • Sau khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong khoảng 25-30 phút.

  • Khi nước bắt đầu cạn dần, tăng nhiệt độ cao trong khoảng 30 giây.

  • Cuối cùng hạ nhỏ lửa hết cỡ và hâm trong khoảng 10 phút để gạo nở đều.

Nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện

Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện theo cách sau:

  • Bạn thực hiện các bước ngâm gạo và đo lượng nước như thông thường, sau đó cho gạo vào nồi cơm điện, bật chế độ nấu.

  • Khi cơm sôi, bạn rút nguồn điện và giữ cho gạo ngâm trong nước khoảng 30-40 phút.

  • Hết giờ chờ, bạn cắm điện và nấu trở lại như thông thường. Khi nồi chuyển qua chế độ giữ ấm, bạn chờ thêm ít nhất khoảng 30 phút để cơm mềm ngon hơn.

Hy vọng rằng với cách nấu cơm gạo lứt không bị khô Cleanipedia hướng dẫn ở trên sẽ giúp bạn có những bữa cơm ngon, giàu dinh dưỡng. Đừng quên theo dõi Cleanipedia thường xuyên để cập nhật thêm nhiều mẹo vặt hay ho về cuộc sống bạn nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 5 tháng 9 năm 2022