Đánh răng buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Hiện tượng buồn nôn khi đánh răng vào mỗi buổi sáng rất phổ biến, khi đưa bàn chải đáng răng quá sâu vào vùng họng gây phản xạ ói hay do tình trạng thay đổi hoạt động chức năng của hệ thông thần kinh khi mới thức dậy. Đây cũng có thể nói là một biến đổi có tính chất sinh lí bình thường không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và gây khó chịu thì bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và chữa trị thích hợp.

Đánh răng buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Đánh răng vào buổi răng thường gây bạn cảm giác buồn nôn

Nguyên nhân gây hiện tượng buồn nôn khi đánh răng

1. Bệnh về răng miệng

Có nhiều trường hợp mắc ói khi đánh răng là do mắc bệnh về răng miệng như viêm quanh răng, răng số 8 lệch, cao răng viêm lợi, răng sâu chưa hàn… Càng để lâu, những bệnh về răng miệng này sẽ càng gây ra kích thích nôn khan, khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn nên đi thăm khám răng để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này.

Đánh răng buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Khám răng, điều trị các bệnh răng miệng để nhanh chóng chấm dứt hiện tượng này

2. Bệnh về đường hô hấp trên

Khi đánh răng, bạn cảm thấy khó chịu ở cổ họng và dạ dày, có thể dẫn đến mắc ói hoặc nôn. Đây là tín hiệu báo động sức khỏe không được ổn. Mắc ói khi đánh răng, bạn rất có thể đã mắc bệnh lý về đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm sưng amidan, viêm họng mãn tính, viêm xoang…

Đánh răng buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Khi mắc những bệnh này, sau một đêm thức dậy, trong cổ thường chứa đờm gây ứ đọng hay có thể gây bít tịt mũi phải thở bằng đường miệng. Do đó việc đánh răng sẽ kích thích gây nên tình trạng mắc ói.

3. Các bệnh về dạ dày

Khi thường xuyên bị mắc ói trong khi đánh răng, rất có thể bạn đã mắc các chứng bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, đặc biệt là bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thực quản. Bạn có thể thấy dịch vị nếu như bọt kem đánh răng xuất hiện màu vàng ngay sau khi thấy mắc ói. Đó là màu của dịch vị trào ngược.

Đánh răng buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Ngoài ra, bạn có thể gặp thêm một số biểu hiện khác như ợ hơi, tức ngực, đau rát thượng vị… Nếu các triệu chứng này tái diễn nhiều lần, bạn cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời, dứt điểm.

Cách phòng ngừa hiện tượng buồn nôn khi đánh răng.

- Bạn nên lựa chọn bàn chải lông mềm. Bàn chải cứng có thể gây tổn thương vùng răng miệng và kích thích bạn mắc ói hơn.

- Khi đánh răng không nên đưa bàn chải vào quá sâu trong khoang miệng.

- Trong khi đánh răng, bạn cần thả lỏng các cơ ở vùng miệng, há miệng vừa phải. Bạn cũng đừng tỏ ra lo lắng quá nhiều khi có triệu chứng mắc ói. Chú ý các triệu chứng và tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng đắn.Khi đánh răng, bạn cảm thấy khó chịu ở cổ họng và dạ dày, có thể dẫn đến mắc ói hoặc nôn. Có nhiều trường hợp mắc ói khi đánh răng là do mắc bệnh về răng miệng

Cảm giác buồn nôn khi đánh răng có thể do một số bệnh lý tại vùng răng miệng hoặc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng...

Đánh răng buồn nôn là bệnh gì năm 2024

Ảnh minh họa: News.

Bác sĩ Dương Anh Tuấn công tác tại phòng nha Tâm Đức, TP HCM, cho biết có rất nhiều người bị buồn nôn và nôn khi đánh răng. Đây có thể là vấn đề của sức khỏe răng miệng hoặc do các nguyên nhân bệnh lý ở vùng khác, dù sao cũng không nên xem thường.

Về cơ bản, nôn là một phản xạ có lợi cho cơ thể nhằm làm giảm áp lực trong dạ dày khi có sự hiện diện của dị vật hoặc kích thích lên vùng hầu họng. Nếu khi đánh răng có cảm giác nôn và buồn nôn kéo dài một thời gian với tính chất không thay đổi hoặc tăng dần, có thể bạn đang gặp phải một trong các bệnh lý liên quan như:

Bệnh lý tại chỗ vùng răng miệng

Khi đánh răng sẽ tác động lên vùng hầu họng làm kích thích thụ thể thần kinh tại đây, gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Ngoài ra một số bệnh răng miệng như viêm quanh răng do vôi, sâu răng, tổn thương tủy răng, răng khôn (số 8) mọc lệch, áp xe vùng răng miệng… cũng gây hiện tượng này.

Bệnh lý đường hô hấp

Viêm họng cấp hoặc mạn tính, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm xoang, u hầu họng, viêm phế quản mạn tính gây tăng tiết đờm dãi vào buổi sáng. Khi ấy, đánh răng làm tăng cảm giác buồn nôn.

Bệnh lý đường tiêu hóa

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thai nghén ở phụ nữ, nhiễm ký sinh trùng, u thực quản, loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị cũng gây buồn nôn và nôn khi đánh răng. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác nặng ngực, khó tiêu, đau bụng âm ỉ vùng trên rốn.

Một số yếu tố nguy cơ

Sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn nhiều và muộn vào buổi tối, dùng thực phẩm chua cay nhiều gia vị như bột ngọt, ớt, tiêu, chanh. Ngoài ra trong một số trường hợp, mùi vị của kem đánh răng cũng gây cảm giác khó chịu và buồn nôn cho người sử dụng.

Bác sĩ Tuấn gợi ý một số cách khác phục tình trạng buồn nôn và nôn khi đánh răng như sau: Thay đổi kem đánh răng sang loại có mùi vị dễ chịu hơn. Không sử dụng quá nhiều kem đánh răng trong một lần. Dùng bàn chải mềm và phù hợp hơn với cấu trúc khoang miệng. Khi đánh răng cần thả lỏng, thoải mái, hít thở bằng mũi. Không chải quá mạnh và nhanh. Không đưa bàn chải sâu vào vùng hầu họng. Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Tầm soát tất cả các bệnh lý liên quan đến răng miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, nếu có cần điều trị triệt để. Không ăn quá khuya.

Sau khi áp dụng tất cả các cách trên mà tình trạng vẫn không cải thiện thì nên đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa răng miệng. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp với từng trường hợp cụ thể.