Cách đánh vần lớp 1 công nghệ



Cách đánh vần tiếng Việt theo sách Công Nghệ Giáo Dục của GS Hồ Ngọc Đại có những điểm gì khác so với cách đánh vần truyền thống. Cứ vào đầu năm học, dư luận lại dấy lên tranh cãi về cách đánh vần theo sách Công Nghệ Giáo Dục khi nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bối rối trước phương pháp mới, thậm chí có những ý kiến gay gắt về kiểu “cải cách” này. Tuy nhiên, các giáo viên miền núi lại đánh giá cao phương pháp mà sách Công Nghệ Giáo Dục mang lại. Theo sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1, các chữ “k”, “qu”, “c” đều đọc là “cờ”. Nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 lo lắng vì không biết dạy thế nào cho đúng.

Cách đánh vần lớp 1 công nghệ
Sách tiếng Việt lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục gồm có 3 quyển

Thực ra, bộ sách này ra đời từ năm 1986, được sử dụng trên gần 50 tỉnh thành cả nước, trở thành giáo trình của Trường Thực Nghiệm Hà Nội danh tiếng. Như vậy, không thể nói cách đánh vần Tiếng Việt lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục là sản phẩm lỗi hay kiểu chơi trội, mà nó phải có tính hiệu quả nhất định thì mới được nhiều nơi áp dụng đến như vậy.

Đôi nét về sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại

Năm 1986, bộ sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ra đời. Từ năm học 2013-2014, bộ sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại được đưa vào các trường tiểu học. Đến nay, gần 50 tỉnh, thành phố sử dụng. Tuy nhiên, cứ đến dịp đầu năm học, phụ huynh, giáo viên lại băn khoăn về câu chuyện thay đổi trong cuốn sách này.

Cách đánh vần này được dạy trong cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 (gồm 3 tập, do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành). Hiện tại, chương trình phổ thông có 2 bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1, một cuốn khác là Tiếng Việt lớp 1 (gọi là bộ sách hiện hành).

Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục được xây dựng trên tinh thần giải pháp Công nghệ Giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại khởi xướng. Chương trình này được triển khai từ năm 1978 tại Trường Thực nghiệm (Hà Nội), sau đó được mở rộng ra các trường tiểu học ở nhiều tỉnh thành khác.

Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục được giảng dạy phổ biến hoặc thí điểm ở nhiều trường tiểu học ở ĐBSCL trong năm học 2017 – 2018. Từ năm 2013, sách giáo khoa Tiếng Việt Công nghệ giáo dục do Giáo sư Hồ Ngọc Đại biên soạn đã được triển khai tại một số trường tiểu học ở khu vực phía Bắc. Đến nay, dù loại sách này được in rõ dòng chữ “Tài liệu thí điểm” nhưng 48 tỉnh thành trên cả nước đã giảng dạy bằng sách này.

Trong Công nghệ Giáo dục, học sinh cần phân biệt rõ âm và chữ. Âm là vật thật, âm thanh. Chữ là vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm. Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ.

Với cách đánh vần theo Công nghệ giáo dục, các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ đánh vần tiếng Việt tại nhà, phù hợp cho cả các bé chuẩn bị vào lớp 1 và học sinh lớp 1. Đây chính là nền tảng, bước khởi đầu khá quan trọng để các bé làm quen với Tiếng Việt.

Cách đánh vần và bảng âm vần theo sách Công nghệ Giáo dục

1.Âm và chữ trong Công nghệ Giáo dục

Âm Chữ Âm Chữ
/a/ a /o/ o
/bờ/ b /ô/ ô
/cờ/ c, k (ca), q (cu) /ơ/ ơ
/chờ/ ch /pờ/ p
/dờ/ d /phờ/ ph
/đờ/ đ /rờ/ r
/e/ e /sờ/ s
/ê/ ê /u/ u
/gờ/ g, gh (gờ kép) /ư/ ư
/giờ/ gi /tờ/ t
/hờ/ h /thờ/ th
/i/ i, y /trờ/ tr
/khờ/ kh /vờ/ v
/lờ/ l /xờ/ x
/mờ/ m /ia/ iê, ia, yê, ya
/nờ/ n /ua/ uô, ua
/ngờ/ ng, ngh (ngờ kép) /ươ/ ươ, ưa
/nhờ/ nh

Trong Công nghệ Giáo dục, cần phân biệt rõ Âm và Chữ:

– Âm là Vật thật, là âm thanh.

– Chữ là Vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm.

Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1 : 1 giữa âm và chữ.

– Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, d, đ, e, l, m,…)

Lưu ý: Theo quan điểm của Công nghệ Giáo dục, 1 âm ghi lại bằng 1 chữ nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó, 1 âm /chờ/ được ghi lại bằng 1 chữ ch (chữ: chờ) chứ không phải là được ghép lại từ 2 chữ c và h.

– Có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ là Luật chính tả.

Ví dụ : Âm /ngờ/ được ghi bằng 2 chữ: ng và ngh (ngờ kép)

Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ: c (cờ), k (ca) và q (cu)

Âm /ia/ được ghi bằng 4 chữ: iê, ia, yê, ya

2.Cách đánh vần trong Công nghệ Giáo dục

2.1.Nguyên tắc đánh vần trong Công nghệ Giáo dục

– Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ

Ví dụ: ca: /cờ/ – /a/ – ca/ ke : /cờ/ – /e/ – /ke/ quê : /cờ/ – /uê/ – /quê/

(Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo Luật chính tả : Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u)

– Đánh vần theo cơ chế 2 bước:

+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (Khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần)

Ví dụ: ba: /bờ/ – /a/ – /ba/

+ Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang: tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang)

Ví dụ: bà: /ba/ – huyền – /bà/

Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.

2.2.Lưu ý

Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn học sinh, khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại :

Cách 1.

– Dùng tay che dấu thanh để học sinh đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ – huyền – bà.

– Nếu che dấu thanh mà học sinh chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để học sinh nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần bờ – a – ba → ba – huyền – bà.

Cách 2.

Đưa tiếng /bà/ vào mô hình phân tích tiếng:

Cách đánh vần lớp 1 công nghệ

Học sinh phân tích rồi đọc cả tiếng thanh ngang, sau đó thêm thanh vào để được tiếng có thanh: /ba/ – huyền – bà.

Nếu các em vẫn lúng túng với tiếng thanh ngang thì phân tích tiếp tiếng thanh ngang: bờ – a – ba. Cho trẻ làm và xóa dần từ dưới lên để cuối cùng có tiếng /bà/.

2.3.Một số ví dụ cụ thể

Trong tiếng Việt, tiếng gồm có 3 phần: phần đầu – phần vần – phần thanh.

Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm – Âm chính – Âm cuối.

Học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được học 4 kiểu vần:

  • Vần chỉ có âm chính, ví dụ: ba, chè,…
  • Vần có âm đệm và âm chính, ví dụ: hoa, quế,…
  • Vần có âm chính và âm cuối, ví dụ: lan, sáng,…
  • Vần có đủ âm đệm – âm chính – âm cuối, ví dụ: quên, hoàng,…

Từ các kiểu vần này, có thể tạo nên được rất nhiều loại Tiếng khác nhau.

VD1. Tiếng chỉ có âm chính: y

ý: /y/ – sắc – /ý/

VD2. Tiếng có âm đầu và âm chính:

Che: /chờ/ – /e/ – /che/

Chẻ: /che/ – hỏi – /chẻ/

VD3. Tiếng có âm đệm – âm chính:

Uy: /u/ – /y/ – /uy/

Uỷ: /uy/ – hỏi – /uỷ/

VD4. Tiếng có âm đầu – âm đệm – âm chính:

Hoa: /hờ/ – /oa/ – /hoa/

Quy: /cờ/ – /uy/ – /quy/

Quý: /quy/ – sắc – /quý/

VD5. Tiếng có âm chính – âm cuối:

Em: /e/ – /mờ/ – /em/

Yên: /ia/ – /nờ/ – /yên/

Yến: /yên/ – /sắc/ – /yến/

VD6. Tiếng có âm đầu – âm chính – âm cuối:

Sang: /sờ/ – /ang/ – /sang/

Sáng: /sang/ – sắc – /sáng/

Mát : /mát/ – sắc – /mát/

VD7. Tiếng có âm đệm – âm chính – âm cuối:

Oan: /o/ – /an/ – /oan/

Uyên: /u/ – /iên/ – /uyên/

Uyển: /uyên/ – /hỏi/ – /uyển/

VD8. Tiếng có đủ âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối:

Quang: /cờ/ – /oang/ – /quang/

Quảng: /quang/ – hỏi – /quảng/

Để nắm được các âm trong tiếng Việt, biết cách dùng chữ ghi âm, đánh vần Tiếng, học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được hướng dẫn học theo Quy trình cụ thể, chi tiết. Tất cả những gì học sinh đã học sẽ là phương tiện để học sinh học những điều mới, đảm bảo học sinh học đến đâu chắc đến đấy. Do đó, trong Công nghệ Giáo dục có sự tổ chức và kiểm soát chặt chẽ quá trình học và sản phẩm của học sinh, kể cả cách đánh vần.

Hy vọng bài viết của Yeutrithuc.com đã giúp các phụ huynh yên tâm phần nào và bớt bỡ ngỡ với Cách phát âm tiếng Việt Theo sách Công Nghệ Giáo Dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Phương pháp này có những ưu điểm riêng, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm duyệt, cũng như được các thầy cô giáo trên toàn quốc áp dụng thực tế với hiệu quả nhất định. Dù dùng cách phát âm nào, quan trọng là các em sử dụng đúng và có thể đọc viết thành thạo tiếng Việt. Cũng tùy từng nơi, phụ thuộc vào mặt bằng trình độ chung mà các phương áp dạy học được áp dụng. Không thể nói sách Công Nghệ Giáo Dục đi ngược với các phương pháp dạy phát âm chung, mà là một cách khác để giúp học sinh dễ dàng học tiếng Việt hơn.