Cách bảo quản dụng cụ nội soi

Cách bảo quản dụng cụ nội soi
Quy trình xử lý dụng cụ phẩu thuật/nội soi

Làm sạch

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình xử lý dụng cụ phẫu thuật/nội soi, quyết định hiệu quả tiệt trùng dụng cụ.

  • Làm sạch ngay khi vừa sử dụng xong, trước khi tiệt trùng bằng hóa chất hoặc bằng máy.
  • Tháo rời tất cả những bộ phận có thể tháo rời được, càng chi tiết càng tốt.
  • Ngâm toàn bộ vào dung dịch tẩy rửa chứa enzyme. Thời gian ngâm theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Có thể kết hợp với ngâm dung dịch tẩy rửa hoặc khử khuẩn mức độ trung bình.
  • Sử dụng phương tiện cọ rửa thích hợp với từng phần của dụng cụ khi làm sạch.
  • Nên sử dụng máy rửa sóng siêu âm: Làm sạch bằng sóng siêu âm các bộ phận có thể tương tích với sóng siêu âm để tăng cường loại bỏ các chất bẩn và chất hữu cơ.
  • Rửa lại bằng nước sạch, tốt nhất bằng nước đã khử khoáng (nước RO).
  • Làm khô các bộ phận bằng khăn vải mềm, gạc hay bàn chải. Với dụng cụ nhiều khe kẽ, lòng ống hẹp khó lau khô được, cần làm khô dung cụ bằng súng khí nén chuyên dụng dùng cho y tế.

Cách bảo quản dụng cụ nội soi

Dung dịch tẩy rửa Enzyme

Làm sạch và khử khuẩn bằng nhiệt

Sử dụng máy rửa khử khuẩn dụng cụ, sử dụng khay rửa và quy trình dành cho dụng cụ phẫu thuật/nội soi. Quy trình làm sạch, khử khuẩn bằng nước ở nhiệt độ cao kết hợp dung dịch chất tẩy rửa và dung dịch làm khô được thực hiện toàn bộ trong máy rửa khử khuẩn.

Kiểm tra, bảo trì

  • Kiểm tra xem dụng cụ có bị gãy, nứt, ăn mòn, biến màu hoặc chưa sạch, còn các chất hữu cơ.
  • Bảo trì dụng cụ bằng tra dầu (loại dầu sử dụng cho dụng cụ y tế).
  • Kiểm tra chức năng của kéo, forcep. Có thể sử dụng đèn phóng đại để kiểm tra.
  • Lặp lại quy trình làm sạch nếu như nhìn thấy còn bẩn

Tiệt trùng bằng máy

  • Đóng gói theo bộ vào hộp đựng cụng cụ tiệt trùng (Container) hoặc từng cái trong túi tiệt trùng (Plastic).
  • Nếu dụng cụ có thể tiệt khuẩn bằng máy hấp tiệt trùng hơi nước nhiệt độ cao, tiến hành tiệt khuẩn bằng máy theo quy trình.
  • Dụng cụ không thể tiệt khuẩn bằng máy tiệt trùng nhiệt độ cao, tiệt trùng bằng máy tiệt trùng nhiệt độ thấp sử dụng khí Hydrogen peroxide công nghệ Plasma.
  • Nếu cơ sở có cả máy tiệt trùng nhiệt độ cao và máy tiệt trùng nhiệt độ thấp, nên tiệt trùng tất cả các dụng cụ phẫu thuật/nội soi bằng máy tiệt trùng nhiệt độ thấp thay vì máy tiệt trùng nhiệt độ cao để duy trì dụng cụ bền hơn.

Tiệt khuẩn bằng hóa chất

  • Ngâm ngập toàn bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi và các phụ kiện vào dung dịch hóa chất đã chứng minh có thể tiệt trùng (glutaraldehyde ≥ 2%, peracetic acid, …) với nồng độ, thời gian, nhiệt độ theo hướng dẫn sử dụng.
  • Cần kiểm tra hàng ngày hiệu lực diệt khuẩn của dung dịch khử khuẩn bằng test kiểm tra tương thích với loại hóa chất sử dụng vào mỗi buổi sáng trước khi xử lý, loại bỏ ngay và thay thế hóa chất mới nếu không đạt hiệu lực diệt khuẩn tối thiểu. Cần có sổ ghi chép để theo dõi việc kiểm tra hiệu lực diệt khuẩn của hóa chất.
  • Tránh loại bỏ tồn dư hóa chất trên dụng cụ.
  • Mang găng tay vô khuẩn lấy dụng cụ đã ngâm để vào khay vô khuẩn.
  • Xã lại dụng cụ dưới vòi nước vô khuẩn.
  • Không được sử dụng nước để sẵn trong chậu để tráng lại bằng cách ngâm vào chậu.
  • Làm khô: Dùng khăn vô khuẩn lau khô dụng cụ. Có thể dùng súng khí nén chuyên dụng dùng trong y tế để làm khô các khe, kẽ.
  • Lắp ráp các phụ kiện vào dụng cụ.

Lưu trữ

Lưu trữ (tiệt trùng bằng máy)

  • Lưu trữ túi hoặc hộp dụng cụ đã tiệt trùng tại kho lưu trữ của đơn vị tiệt khuẩn trung tâm (CSSD).

Lưu trữ (tiệt trùng bằng hóa chất)

  • Đặt dụng cụ vào thùng đựng dụng cụ chuyên dụng đã hấp tiệt trùng hoặc đóng gói bằng túi ép đã hấp tiệt trùng.
  • Thời hạn sử dụng: Trong ngày.
  • Nếu quá hạn, thực hiện lại bước tiệt trùng trước khi sử dụng.

———————————

Nguồn: Quyết định 3916 của Bộ Y Tế về việc phê duyệt các Hướng dẫn KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tham khảo các dòng máy hấp tiệt trùng hơi nước nhiệt độ cao chính hãng A.J.Costa do Tanlongmed phân phối tại Việt Nam.

Cách bảo quản dụng cụ nội soi

Đăng nhập