Các tỉnh nào đang sử dụng thử nghiệm sgk mới năm 2024

Ý kiến cử tri cho rằng: Hiện nay, mỗi địa phương áp dụng một bộ sách giáo khoa riêng, dẫn đến tình trạng thay đổi sách giáo khoa nhiều lần; đồng thời sách giáo khoa của học sinh ở địa phương này không thể mua và sử dụng ở địa phương khác.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quy định: "Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học".

Luật Giáo dục 2019 quy định: "Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội".

Như vậy, vai trò của sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới đã khác so với sách giáo khoa hiện hành.

Các sách giáo khoa khác nhau được biên soạn với ngữ liệu, hình ảnh, cấu trúc khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu là cụ thể hóa chương trình, nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt đối với từng nội dung giáo dục được quy định trong chương trình.

Sách giáo khoa được ban hành đưa vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng

Bộ GD&ĐT cho biết, sách giáo khoa được ban hành đưa vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng vì phải được biên soạn, thẩm định theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGD&ĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Thông tư số 23/2020/TT-BGD&ĐT, Thông tư số 05/2022/TT-BGD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Luật Giáo dục 2019, Chương trình giáo dục phổ thông là căn cứ pháp lý để sử dụng thống nhất trong tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc. Tại mỗi tỉnh/thành phố sẽ sử dụng ổn định sách giáo khoa do UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn.

Học sinh thuộc tỉnh/thành phố nào thì sẽ sử dụng sách giáo khoa theo danh mục sách giáo khoa do UBND tỉnh/thành phố đó ban hành. Chỉ có rất ít học sinh do chuyển từ địa phương này sang địa phương khác có thể phải mua sách giáo khoa khác cho phù hợp khi đến địa phương mới.

Ngày 14.8 tới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành phiên giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT). Việc biên soạn, thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa mới... là những nội dung nhận được sự quan tâm. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xung quanh các nội dung này.

Các tỉnh nào đang sử dụng thử nghiệm sgk mới năm 2024
Chương trình Vật lý mới chú trọng các kỹ năng thực hành và năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Ảnh: Vân Trang

Được biết ông là Chủ biên Chương trình môn Vật lí, thành viên Ban Phát triển chương trình GDPT tổng thể. Xin ông cho biết các chương trình đã được thực nghiệm trước khi triển khai như thế nào?

- Những ngày qua có ý kiến phát biểu trong một hội nghị phê bình Bộ GDĐT không tổ chức thực nghiệm, đã vội triển khai chương trình GDPT mới. Nhưng bạn đọc chỉ cần gõ lên mạng cụm từ “thực nghiệm chương trình mới”, trong vòng vài chục giây, đã có thể thấy ý kiến đó không đúng sự thật.

Chiều ngày 3.5.2018, Bộ GDĐT đã công bố kết quả thực nghiệm và khảo sát ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT mới. Việc thực nghiệm được tiến hành trong một tháng với 6.200 tiết ở cả ba cấp học, tại 48 trường của 6 tỉnh, thành phố có tính chất đại diện cho các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các tỉnh nào đang sử dụng thử nghiệm sgk mới năm 2024
PGS.TS Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Việc thực nghiệm chương trình được thực hiện dưới 3 hình thức: Ban Phát triển chương trình trực tiếp khảo sát điều kiện dạy học ở các trường, lấy phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên về chương trình các môn học và tổ chức dạy thử một số bài học. Mục đích thực nghiệm là đánh giá tác động và kiểm nghiệm mức độ phù hợp, tính khả thi của dự thảo các chương trình môn học đối với cơ sở GDPT, đồng thời cung cấp thông tin góp phần hoàn thiện dự thảo chương trình trước khi trình các Hội đồng Quốc gia Thẩm định. Nếu so với thời gian nghiên cứu đánh giá tác động của một dự án luật thì thời gian thực nghiệm chương trình như vậy không phải là ít.

Quyết định số 404/TTg-QĐ ngày 27.3.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông đã quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 1: “Chương trình phải được lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân và được thực nghiệm nhằm bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy".

Điều 5, Thông tư số 14 ngày 6.6.2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông cũng nêu rõ: “Quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định về quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định sau: 1. Tổ chức thực nghiệm chương trình; 2. Thẩm định chương trình; 3. Ban hành chương trình.” Bộ GDĐT không thể làm trái quy định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ.

Còn bộ SGK Khoa học tự nhiên (Cánh Diều) mà ông là đồng Chủ biên và bộ sách Vật lí mà ông là Chủ biên có được thực nghiệm trước khi triển khai ở các trường phổ thông không?

- Việc thực nghiệm SGK được coi là điều kiện tiên quyết để thẩm định SGK. Điều đó đã được quy định tại Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư số 33/2017, 05/2022 của Bộ GDĐT. Nếu không tổ chức dạy thực nghiệm theo đúng quy định thì không một bộ SGK nào được thẩm định.

Nhưng có ý kiến cho rằng thời gian, thời lượng thực nghiệm chương trình và SGK đều ngắn. Ý kiến ông thế nào?

- Có một số ý kiến muốn dạy thực nghiệm chương trình, SGK trong vòng 3 năm như chương trình 2006. Nhưng Nghị quyết 88 ngày 28.11.2014 của Quốc hội yêu cầu đến năm học 2018 – 2019 phải triển khai SGK theo chương trình mới; tức là chỉ trong vòng hơn 3 năm, vừa phải biên soạn, thẩm định, ban hành chương trình GDPT, vừa phải biên soạn, thẩm định, phê duyệt, xuất bản, phát hành SGK, tập huấn giáo viên và bắt đầu sử dụng SGK mới.

Trên thực tế, từ khi Bộ GDĐT thành lập các Ban Phát triển chương trình GDPT (năm 2017), chúng tôi làm việc ngày đêm, nhưng cũng phải mất 2 năm, chương trình mới được hoàn thành, thẩm định và ban hành. Sau khi chương trình được ban hành, để biên soạn SGK lớp 1 – lớp học đầu tiên theo chương trình mới – cũng mất thêm gần 2 năm.

Về thời lượng dạy thực nghiệm SGK, theo quy định của Bộ GDĐT, mỗi bản mẫu SGK phải được dạy thực nghiệm 2 lần ở các địa bàn bảo đảm tính đại diện vùng miền. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, tổ chức thực nghiệm mỗi lần ít nhất 10% tổng số tiết; đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, tổ chức thực nghiệm mỗi lần ít nhất 15% tổng số tiết; đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại, tổ chức thực nghiệm mỗi lần 20% tổng số tiết.

Một lí do khác khiến chúng ta không thể kéo dài thực nghiệm đến ba năm như chương trình 2006 là nếu thực nghiệm ba năm liền tại một số trường, phụ huynh học sinh ở những trường đó sẽ lo con em mình không được học chương trình, có thể gặp khó khăn khi thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp.