Cá trê phi khác cá trê như thế nào năm 2024

Giống cá trê hiện nay có 2 loại: Giống lai thường và giống lai trê phi. Trê thường màu vàng có 8 râu. Trê phi đầu nhọn nhỏ có từ 9 đến 12 râu, trên mình có đốm hoa. Tùy theo nhu cầu tiêu thụ của từng vùng mà nên chọn nuôi loại nào. Trê thường nuôi 6 tháng đạt cỡ 450g – 500g/con. Trê phi 5 – 6 tháng đạt cỡ 1kg đến 1,2kg/con.

2. Nuôi cá trê phi trong ao đất

Diện tích ao có thể lớn hay nhỏ đều được. Mực nước dao động từ 1,6 - 1,8 m. Ao nuôi gần nơi cung cấp nước cũng như dễ thay nước khi cần thay nước và thu hoạch. Đáy ao ít bùn, bờ bọng vững chắc, nếu có điều kiện thì nên kè và rào chắn xung quanh ao. Cần tẩy dọn ao thật kỹ, tát cạn và diệt cá dữ bằng dây thuốc cá với liều lượng 0.5 - 1 kg/100m3, lấp tất cả hang hốc. Bón vôi cho ao từ 7 - 15 kg/100 m2.

3. Mật độ thả nuôi

Cá giống có kích cỡ đồng đều, kích thước từ 5 - 10 cm, không xây xát, dị hình. Mật độ cá thả từ 30 - 50 con/m2. Nên thả cá vào lúc trời mát. Trước khi thả cá cần cân bằng nhiệt độ nước trong dụng cụ vận chuyển và nước trong ao.

4. Thức ăn

+ Cá trê ăn tạp thiên về thức ăn động vật, địa phương sẵn có nên tận dụng để giảm giá đầu vào. Ngoài ra có thể nuôi cá trê bằng thức ăn công nghiệp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá để đảm bảo đủ lượng đạm cần thiết cho cá phát triển. Lượng thức ăn hằng ngày dao động từ 3 - 12 %/ khối lượng cá trong ao. Hàm lượng đạm cần thiết để duy trì cá phát triển tốt ở tháng thứ 1 là 28 - 30 %, tháng thứ 2 là 24 - 26 % và tháng thứ 3 là 18 - 20 %.

+ Cách cho ăn: Tập tính của cá trê là ăn theo đàn, nên người nuôi cần cho ăn vào một số giờ nhất định hàng ngày để khi ăn con nào cũng được ăn đạt độ đồng đều về trọng lượng. Mỗi ngày cho cá ăn từ 2 - 4 lần. Nên dùng sàng và lập nhiều điểm cho ăn ở trong ao để cá phát triển đều hơn.

5. Chăm sóc và quản lý ao nuôi

+ Nguồn nước nuôi: Trê lai ăn tạp, nhưng ở lại sạch nên nguồn nước nuôi cũng phải đảm bảo trong sạch. Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn trê lai sẽ chậm lớn và dễ phát sinh bệnh. Do vậy người nuôi phải định kỳ xử lý và thay nước thường xuyên. Khi nước quá bẩn, có mùi hôi thối phải thay nước ngay cho đến khi nước tốt trở lại mỗi lần thay 1/3 nước trong ao sau đó cấp nước vào cho đủ, tốt nhất là định kỳ thay nước ao nuôi một lần / tuần.

+ Theo dõi hoạt động của cá hằng ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp sao cho vừa đủ không thừa mà cũng không thiếu, thông thường khẩu phần ăn dao động từ 5 - 7 %/trọng lượng cá nuôi/ngày.

+ Định kỳ trộn thêm vitamine C (60 – 100 mg/kg thức ăn) và chất khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cũng như cá tăng trưởng tốt hơn.

+ Quan tâm và phòng ngừa bệnh cho cá.

+ Thường xuyên kiểm tra bờ bọng, rào chắn cẩn thận đề phòng sự thất thoát cá nuôi nhất là vào mùa mưa lũ.

6. Thu hoạch

Sau thời gian 2,5 - 3 tháng nuôi cá trê lai sẽ đạt kích cỡ thương phẩm. Có thể thu tỉa dần những cá lớn, để cá nhỏ lại tiếp tục nuôi hoặc thu toàn bộ cá trong ao. Năng suất cá trê nuôi thường đạt 5 - 15 kg/m2. Ngoài ra cá trê còn có thể nuôi ghép với một số loài cá khác. Một số mô hình nuôi ở cá trê kết hợp với lợn, gà, vịt hay ruộng lúa, ao sen, mương vườn cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó hình thức nuôi cá trê trong lồng cũng cho năng suất cao

Cá trê phi (danh pháp hai phần: Clarias gariepinus) là một loài cá da trơn thuộc họ Cá trê (Clariidae). Chúng sinh sống ở châu Phi và Trung Đông, trong các sông, ao, hồ, đầm lầy nước ngọt.

Phân bố tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng được tìm thấy khắp Châu Phi và Trung Đông, chúng sống nước ngọt tại các hồ, sông, và đầm lầy, cũng như môi trường sống của con người tạo ra, chẳng hạn như ao có quá trình oxy hóa hoặc các cống của hệ thống xử lý nước thải tại đô thị. Cá trê trắng châu Phi đã được giới thiệu trên toàn thế giới vào những năm 1980 nhằm mục đích nuôi trồng thủy sản, do đó được tìm thấy ở các nước xa bên ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng, chẳng hạn như Brazil, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.

Thói quen[sửa | sửa mã nguồn]

Nó sống về đêm như nhiều loài cá da trơn khác. Nó ăn động vật sống, cũng như đã chết. Với cái miệng rộng của nó, nó có thể nuốt chửng cả con mồi tương đối lớn. Nó đã được biết đến đã ăn nhiều loài chim nước như Gallinula chloropus. Nó cũng có thể trườn trên mặt đất khô để thoát khỏi hồ bơi khô. Hơn nữa, nó có thể để tồn tại trong bùn nông trong thời gian dài của thời gian, giữa mùa mưa. Cá da trơn châu Phi đôi khi tạo ra âm thanh lớn ộp ộp, không giống như tiếng hót của chim.

Cá trê là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn gia đình với hương vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. Cùng tìm hiểu về các loài cá trê phổ biến tại Việt...

Cá trê là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn gia đình với hương vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. Cùng tìm hiểu về các loài cá trê phổ biến tại Việt Nam và những món ngon được chế biến từ chúng.

Cá trê đen (Clarias focus)

Cá trê đen có màu sắc vàng nâu hoặc xám, bao tử màu trắng xám, và có hàng chấm trắng ở cơ quan đường bên. Để phân biệt cá nheo và cá trê đen, chỉ cần nhìn vào số lượng râu: cá nheo chỉ có 2 râu dài trong khi cá trê đen sẽ có từ 4-6 râu dài. Chiều dài thông thường của cá trê đen khoảng 9.6 cm, tối đa có thể đạt đến 24.5 cm. Cá trê đen thích sống ở tầng nước sâu hơn và thích ẩn mình dưới tán thực vật thủy sinh. Thức ăn chính của cá trê đen là các loài cá nhỏ, sâu, giáp xác và côn trùng.

Cá trê trắng (Clarias batrachus)

Khác với tên gọi, cá trê trắng lại có màu sắc sậm đồng nhất với nhiều đốm trắng sắp xếp thành những vạch ngang trên thân và rải rác ở mặt dưới của thân. Cá không có gai lưng mà thay vào đó sẽ là các tia vây lưng mềm. Chiều dài tối đa của cá trê trắng có thể đạt đến 47cm với khối lượng gần 1.2kg. Cá trê trắng thích sống ở các vùng đất trũng thấp như ruộng lúa, đầm lầy và ao sình bùn.

Cá trê vàng (Clarias macrocephalus)

Cá trê vàng có cấu tạo thân hình thon dài và hẹp dần về phía đuôi. Đầu cá to, rộng và dẹp đứng, đầu có 4 đôi râu dài đến gốc vây ngực. Góc xương chẩm có hình vòng cung. Cá có vây lưng dài, không có gai cứng và không liền với vây đuôi. Vây đuôi tròn. Vây bụng nhỏ. Lưng và đỉnh đầu màu đen, bụng vàng nhạt. Hai bên thân có những chấm tròn trắng tạo thành các hàng thẳng đứng. Vây có màu đen và các đốm thẫm. Cá trê vàng có chiều dài tối đa ngoài tự nhiên có thể đạt đến 120cm.

Cá trê phi (Clarias gariepinus)

Cá trê phi có thân hình thon dài và đầu lớn. Cá có bốn cặp râu dài không đều nhau, vây lưng dài và vây đuôi tròn. Màu sắc của cá trê phi thay đổi từ vàng cát đến màu xám ô liu xen kẽ với mảng màu nâu và xanh tối. Bụng màu trắng.

Cá trê lai

Cá trê lai phổ biến nhất là cá trê vàng lai - con lai giữa cá trê phi đực và cá trê vàng cái. Cá trê lai khi còn nhỏ có màu sắc giống như cá trê vàng, có vài đốm trắng sáng trên cơ thể, nhưng khi lớn lên lại có màu sắc loang lổ. Giống cá này phổ biến ở Việt Nam vì cá trê phi có khối lượng thịt cao, nhưng lại có sức sống kém. Sau khi đã lai tạo với cá trê vàng, cá trê lai có được sức sống và khả năng sinh sản cao hơn.

Một số món ăn ngon chế biến từ cá trê

Cá trê kho tiêu kho gừng

Cá trê kho tiêu/kho gừng là một món ăn dân dã nhưng rất đậm vị và ngon. Cá trê được sơ chế để loại bỏ nhờn và kho với tiêu, gừng để làm mất mùi tanh của cá và mang đến hương vị đậm đà của ruộng đồng.

Cá trê chiên giòn chấm mắm gừng

Một món ăn đơn giản nhưng lại ngon là cá trê chiên giòn rụm và chấm với mắm gừng cay ngọt. Nên chọn những con cá nhỏ để cá chiên sẽ được giòn đều và không bị nát thịt.

Cá trê nấu canh chua

Canh chua là món ăn giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nóng. Kết hợp với cá trê, canh chua trở nên thêm phần hấp dẫn và ngon miệng.

Cá trê chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, canxi, lipid, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, và nhiều hơn nữa. Ngoài ra, cá trê còn có tác dụng điều trị và hỗ trợ nhiều loại bệnh như giải cảm, giải nhiệt, bổ thận, dưỡng huyết, kiện tỳ, điều kinh, hỗ trợ điều trị quầng thâm mắt, đau lưng, mỏi gối, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, biếng ăn, chân tay đau nhức, và nhiều triệu chứng khác.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể phân biệt được các loài cá trê phổ biến ở Việt Nam để lựa chọn nguyên liệu làm phong phú thêm cho bữa ăn gia đình.

Chủ đề