Bổ phế kha tử tín phong giá bao nhiêu năm 2024

Trải qua hàng ngàn năm, hiệu quả giảm ho, đau họng của kha tử vẫn được rất nhiều người dân ca ngợi. Do đó, kha tử được mệnh danh là “thần dược” của vùng đất Tây Tạng.

Không những vậy, ngày nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng các hoạt chất trong quả kha tử có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, chống co thắt cơ trơn giúp giảm ho, đau họng hiệu quả.

Chưa dừng lại ở đó, để gia tăng hiệu quả trong việc dưỡng phế, giảm ho, long đờm, sản phẩm còn bổ sung các vị thảo dược quý có mặt trong bài thuốc đờm như tỳ bà diệp, bách bộ, bạch linh, cát cánh,...

Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà Viettel, Số 285, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

Mình thấy các mẹ làm chanh đào ngâm đường phèn cho con đề phòng các bé bị ho. Mình cũng thử làm món này mấy lần nhưng toàn bị hỏng, lên mốc thôi. Chuyên gia hướng dẫn mình làm món này với. Khổ, mỗi lần làm vất vả mà cuối cùng lại phải đổ đi cả hũ, thấy tiếc của quá ạ.

thulu1056 hỏi ngày 23/06/2023 2:13 Chiều

Chào bạn, Chanh đào ngâm đường phèn là bài thuốc dân gian thường dùng để chữa ho, viêm họng rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến thì sẽ rất dễ bị hỏng, mốc. Để làm chanh đào ngâm đường phèn thành công, bạn có thể tham khảo công thức và cách chế biến như sau. Nguyên liệu cần chuẩn bị: – Chanh đào: 1kg, chọn quả tươi, chín vàng, vỏ mỏng, bóng, ruột hồng. – Đường phèn: 0,8kg – Mật ong: 1 lít – Bình đựng thủy tinh – Vỉ nén bằng nan tre để nén không cho chanh nổi lên trong quá trình ngâm. – Dao, thớt, bình, vỉ nén cần rửa sạch và để thật khô. Hướng dẫn cách ngâm chanh đào đường phèn: Bước 1: Rửa sạch chanh, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút. Vớt chanh ra để thật khô, nếu chưa đủ độ khô, lấy 1 cái khăn sạch và khô, lau kỹ từng quả chanh. Lưu ý là tất cả các dụng cụ trong quá trình làm phải thật khô không dính nước lã. Cắt chanh thành những miếng mỏng, ngâm cả hạt. Bước 2: Đường phèn tán nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp chanh, 1 lớp đường, 1 lớp chanh và cứ làm như thế cho đến khi hết chanh. Những cục đường to để cho lên trên cùng. Bước 3: Đổ mật ong vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống, đậy kín nắp. Ngâm trong khoảng 3 tháng thì sẽ dùng được. Lưu ý: Trong thời gian đầu mới ngâm nên kiểm tra bình thường xuyên, nếu sau vài ngày thấy sủi bọt hoặc có váng thì hớt đi. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, mới đầu chanh còn tươi thì ăn hơi đắng, nhưng sau một thời gian dài chanh đào ăn như ô mai, vừa tốt cho họng, vừa tăng cường sức khỏe. Trên đây là hướng dẫn cách làm chanh đào ngâm đường phèn trị ho cho bé mà không bị mốc, hỏng. Bạn có thể lưu lại và áp dụng để chăm sóc sức khỏe hô hấp cho bé và cả gia đình nhé. Chúc bạn thành công.

Dược sĩ Phương Linh trả lời ngày 23/06/2023 3:13 Chiều

Bác sĩ ơi cho em hỏi ạ. Khi bé bị ho ngoài việc cho con uống thuốc thì có cần kiêng ăn gì ko ạ? Có nhiều ng bảo ko đc ăn tôm vì tôm khiến bé bị ho vậy em cho bé ăn tôm biển có đc ko ạ? Cảm ơn bs nhiều!

chauchung22 hỏi ngày 22/06/2023 3:14 Chiều

Chào bạn, Trẻ bị ho thường có miễn dịch yếu hơn bình thường, vì vậy trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ trước hết phải đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất diinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, không phải nhóm thực phẩm nào cũng phù hợp. Đối với trẻ đang bị ho, ba mẹ cần lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm sau: – Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: thể trạng của bé bị ho thường bị giảm sút và mệt mỏi. Vì vậy, ăn nhiều đồ chiên rán không chỉ gây bất lợi cho đường tiêu hóa mà còn kích thích cổ họng tăng tiết đờm khiến cho tình trạng ho càng trở nên trầm trọng hơn. – Những món ăn mà trẻ có tiền sử dị ứng trước đó hoặc dễ bị dị ứng – Thức ăn lạnh: đồ ăn lạnh như kem có thể khiến cổ họng bị lạnh và ho nhiều hơn. – Một số loại đồ uống có cồn, có gas hay các chất kích kích … Trả lời câu hỏi “”bé bị ho có ăn được tôm biển không vì tôm khiến bé bị ho?”” thì chúng tôi xin trả lời như sau: cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy bị ho không được ăn tôm hoặc ăn tôm khiến cho tình trạng ho trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ bị ho thường bị suy giảm, gây cảm giác mệt mỏi, chán ăn ở trẻ nhỏ. Vì vậy, quan điểm kiêng ăn các loại thực phẩm nói chung và tôm biển nói riêng là hoàn toàn sai lầm. Điều này thậm chí còn có thể khiến tình trạng của bé nặng hơn vì giảm sức đề kháng do thiếu vi chất. Nói bị ho không nên ăn tôm là do vỏ và càng tôm. Khi ăn, nếu không bỏ hết vỏ và càng sẽ rất dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và có thể gây ho nặng hơn. Còn thịt tôm không phải là nguyên nhân gây ho. Vì thế, bé bị ho hoàn toàn có thể ăn tôm bạn nhé. Chúc bé nhiều sức khỏe.

Dược sĩ Phương Linh trả lời ngày 22/06/2023 6:07 Chiều

Bổ phế Kha tử Tín phong là loại không đường ạ bác sĩ ? sao lại phải không đường ạ, không đường thì có khó uống không ạ?