Bệnh giang mai là bệnh gì vậy năm 2024

hiện nay là một trong số những bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc kịp thời có thể gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh giang mai là bệnh gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh giang mai như thế nào?

Khái niệm về bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, do một loại xoắn khuẩn là Treponema Pallidum gây nên. Xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ tình dục không bao cao su (đường hậu môn, âm đạo hoặc đường miệng), qua nhiều vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương.

Bệnh giang mai là bệnh gì vậy năm 2024
Triệu chứng, nguyên nhân bệnh giang mai bạn nên biết

Đặc biệt, xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai, nhất là từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, do loại xoắn khuẩn này xâm nhập vào thai nhi qua dây rốn.

Do cấu tạo giải phẫu của bộ phận sinh dục mà người phụ nữ dễ bị lây nhiễm bệnh giang mai hơn nam giới. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sinh lý và sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì?

Bác sĩ nam khoa cho biết, nguyên nhân gây ra bệnh Giang mai là một loại vi khuẩn có tên Treponema Pallidum. Loại vi khuẩn này được tìm thấy từ năm 1905, có hình dạng như một chiếc lò xo có 6-14 vòng xoắn liền mạch.

Tuy nhiên, sức đề kháng của loại xoắn khuẩn này rất yếu, không thể sống quá vài giờ ở bên ngoài cơ thể. Nhiệt độ thích hợp cho xoắn khuẩn phát triển là 37 độ C. Xà phòng và các loại dung dịch sát khuẩn có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.

Bệnh giang mai sau khi chữa khỏi sẽ không tự tái phát. Nhưng trong một số trường hợp có thể bị tái nhiễm do tiếp xúc với vết loét giang mai của người khác giới, bạn tình, vợ/ chồng.

Triệu chứng bệnh giang mai biểu hiện như thế nào?

Dấu hiệu biểu hiện của bệnh giang mai rất rõ ràng, thể hiện qua 3 thời kỳ như sau:

Thời kỳ đầu

  • Đây là giai đoạn ủ bệnh, thường sẽ kéo dài trong khoảng 3 tuần. sau đó khi qua thời gian này, bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của săng và hạch.
    Bệnh giang mai là bệnh gì vậy năm 2024
    Triệu chứng, nguyên nhân bệnh giang mai bạn nên biết
  • Săng giang mai có biểu hiện như một vết trợt trên da, nông, hình tròn hoặc bầu dục, không có gờ nổi lên cao, kích thước tấm 5mm đến 20mm, giới hạn rõ và đều đặn, đặc biệt có đáy màu đỏ như thịt tươi, nền cứng, không đau.
  • Săng giang mai thường gặp nhất ở vị trí niêm mạc sinh dục. Ở nữ thường gặp ở môi lớn, môi nhỏ, mép âm hộ. Ở nam giới thường hay gặp ở quy đầu, miệng sáo, dương vật, bìu…
  • Ngoài ra, giang mai có thể gặp ở những vị trí khác như miệng, môi, lưỡi… Khi có hạch thì sẽ xuất hiện sau có săng từ 5 đến 6 ngày. Hạch thường xuất hiện ở bẹn, sưng to, thành từng chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là hạch chúa.

Thời kỳ giữa

  • Đây là giai đoạn 45 ngày sau khi xuất hiện săng giang mai và có thể kéo dài thời gian từ 2 đến 3 năm.
  • Giai đoạn này sẽ xuất hiện những tổn thương về da và niêm mạch nhưng khi lành thì thường không để lại sẹo. Xoắn khuẩn giang mai sẽ rất dễ gây nhiễm trùng huyết với những triệu chứng như nóng sốt và nổi hạch.
  • Ngoài ra, sẽ có một số biểu hiện khác như: Có rải rác những nốt dát đỏ hồng ở thân mình, sẩn giang mai phì đại ở hậu môn sinh dục, viêm hạch lan tỏa và rụng tóc.
    Bệnh giang mai là bệnh gì vậy năm 2024
    Giang mai thời kỳ giữa gây rụng tóc ở nam giới

Thời kỳ cuối

  • Thời kỳ này xuất hiện thường từ 5, 10 hoặc 15 năm sau khi có săng giang mai với những triệu chứng như săng thương sâu, gôm ở da, xương, phần nội tạng, tim mạch và thậm chí là ở thần kinh.
  • Trong giai đoạn này, người bệnh có ít khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và làm tổ khu trú vào phủ tạng, không còn ở ngoài da và niêm mạc nữa.

Lưu ý: Giữa các thời kỳ, bệnh có thể không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt. đó còn được gọi là giang mai kín và được phát hiện ra chỉ nhờ vào xét nghiệm cận lâm sàng.

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai?

Với bệnh giang mai thì bất kỳ người nào có quan hệ tình dục đều có thể mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, bệnh giang mai rất dễ xuất hiện ở nhóm người có nguy cơ cao như:

Làm sao để biết mình bị bệnh giang mai?

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai Các dấu hiệu bệnh giang mai bao gồm: Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể ở những vị trí khác như miệng. Phát ban đỏ nổi mẩn, thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Bệnh giang mai có triệu chứng gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng Săng giang mai là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, kích thước khoảng 0,5 - 2cm, giới hạn rõ và đều đặn, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng (vì vậy gọi là săng cứng) và bóp không đau. Săng giang mai thường gặp nhất là ở niêm mạc sinh dục.

Mắc bệnh giang mai sống được bao lậu?

Vi khuẩn gây bệnh giang mai là loại có sức đề kháng rất yếu nên chúng dễ bị chết khi ra khỏi cơ thể mà chúng ký sinh vào, thuốc sát trùng, xà phòng, nhiệt độ cao và hanh sẽ làm xoắn khuẩn giang mai dễ bị chết. Tuy nhiên, vi khuẩn này có khả năng chịu lạnh tốt, sống được nhiều năm nên có khả năng gây bệnh mạnh mẽ.

Bị giang mai có ảnh hưởng gì không?

Bệnh giang mai có nguy hiểm không? Có. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh giang mai sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh: Các vấn đề về tim mạch: đau thắt ngực, phình động mạch chủ và suy tim.