Bài tập vận động chung cho bệnh nhân tai biến năm 2024

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Vận động thể chất có thể góp phần ngăn ngừa đột quỵ. Vậy đâu là những bài tập chống đột quỵ hay bài tập thể dục chống đột quỵ, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh mà bạn có thể tham khảo? Cách thực hiện ra sao?

Bài tập vận động chung cho bệnh nhân tai biến năm 2024

Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ gồm có tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì… hoặc các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Một trong những lý do chính đến từ lối sống lười vận động, làm xuất hiện hay tăng nặng các bệnh lý nền có thể dẫn đến đột quỵ. Đó là lý do mỗi người nên thực hiện các bài tập thể dục chống đột quỵ hay bài tập ngừa đột quỵ để góp phần phòng tránh bệnh.

Lợi ích của việc chống đột quỵ bằng cách tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục mang đến tác dụng tích cực trong việc hạn chế các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, cụ thể bao gồm tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì, sử dụng thuốc lá, uống quá nhiều rượu… Ngoài ra, luyện tập thể dục còn làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C), góp phần cải thiện chức năng nội mô động mạch vành.

Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo những người trưởng thành mạnh khỏe nên tập thể dục với cường độ vừa phải đến mạnh trong tối thiểu 40 phút, thực hiện 3 – 4 ngày/tuần. (1)

Người hoạt động thể chất nhiều/vừa phải có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tử vong thấp hơn so với nhóm người ít hoạt động thể chất. Nguy cơ đột quỵ có thể giảm ở cả hai giới và mọi lứa tuổi khi thường xuyên hoạt động thể chất trong thời gian rảnh rỗi. Vậy những bài tập chống đột quỵ nào bạn nên tham khảo để góp phần ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Bài tập vận động chung cho bệnh nhân tai biến năm 2024
Tập thể dục thường xuyên góp phần hạn chế các nguy cơ gây đột quỵ

9 bài tập thể dục chống đột quỵ nên tham khảo

Dưới đây là 9 bài tập chống đột quỵ, hỗ trợ ngừa bệnh dễ thực hiện, mời bạn cùng tham khảo: (2)

1. Bài tập giãn cơ

Bài tập thể dục chống đột quỵ này thực hiện bằng cách kéo giãn cơ bắp của thân người, chi dưới và trên. Đây chính là những bài khởi động quen thuộc trước khi tham gia những hoạt động thể chất khác. Động tác rất đơn giản, bạn chỉ cần đứng tại chỗ kéo căng cơ chân, tay khoảng 30 giây/mỗi tư thế. Thường xuyên kéo giãn cơ giúp tăng cường sự linh hoạt của cơ xương khớp, góp phần tăng lưu thông máu, giúp mạch máu khỏe hơn.

2. Chạy bộ hoặc đi bộ

Chạy bộ, đi bộ khoảng 30 phút/ngày là cách hữu ích giúp đốt cháy mỡ thừa, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, béo phì. Bạn nên chạy bộ, đi bộ ở những nơi thoáng đãng, có không khí trong lành, nhiều cây xanh. Bạn cũng có thể chạy bộ hoặc đi bộ ngay tại nhà hay ở phòng tập. (3)

Bài tập vận động chung cho bệnh nhân tai biến năm 2024
Chạy bộ cũng là bài tập ngừa đột quỵ mang đến tác dụng hữu ích

3. Xoa bóp đầu và gáy

Bài tập này có tác dụng giúp các mạch máu vùng gáy, cổ khỏe mạnh, làm mềm hóa xơ cứng các mạch này này. Từ đó góp phần cải thiện quá trình lưu thông máu. Để thực hiện những bài tập thể dục chống đột quỵ kể trên, bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Xoa bóp gáy: Tiến hành xoa 2 bàn tay vào nhau đến khi nóng lên rồi đặt 2 tay lên gáy sát vào phía cầu vai. Dùng tay massage, xoa bóp nhẹ nhàng đến khi gáy nóng lên và hơi đỏ.
  • Xoa bóp đầu: Dùng đầu ngón tay massage nhẹ trán đến đỉnh đầu, sau đó di chuyển dần xuống gáy, lặp lại thao tác kể trên khoảng 30 lần. Bài tập này mang đến tác dụng thúc đẩy khí huyết.

4. Bài tập ở cổ

Bạn hãy ngồi thả lỏng rồi xoay cổ nhẹ nhàng từ trước ra sau và gập sang 2 bên. Đừng quên luân phiên đổi chiều, lặp lại động tác khoảng 3 – 5 lần. Bạn có thể thực hiện 2 lần/ngày hoặc tập luyện vào bất kỳ lúc nào cảm thấy bị mỏi cổ. Bài tập ở cổ có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cũng như khả năng chịu áp lực của các thành mạch máu ở vùng cổ.

5. Tập vận động khớp vai

Bài tập này rất phù hợp với dân văn phòng và có thể thực hiện khoảng 2 lần/ngày. Đầu tiên, bạn cần thả lỏng vai, đặt hai bàn tay nhẹ nhàng lên cầu vai. Tiếp theo, tiến hành xoay bả vai theo hướng từ phía sau ra trước và ngược lại. Lặp lại động tác 3 – 5 lần rồi kết thúc bài tập bằng cách nhấc cả 2 vai lên khoảng 10 lần. Tác dụng của bài tập là làm giảm áp lực lên dây thần kinh và các mạch máu ở vùng vai.

6. Nhún vai

Nhún vai có thể giúp huyết quản, dây thần kinh, cơ bắp ở vai thư giãn, hoạt huyết thông mạch để cung cấp động lực cho lưu lượng máu tại động mạch cổ lưu thông đến não. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, mỗi sáng và tối, bạn hãy nhún vai lên xuống, mỗi lần tập kéo dài khoảng 4 – 8 phút. Bài tập đơn giản này có thể là một trong những bài tập chống đột quỵ bạn có thể tham khảo.

7. Bài tập tăng sức bền cơ bắp

Những bài tập chống đột quỵ thông qua việc tăng sức bền cơ bắp có thể kể đến là tập tạ, căng lò xo hoặc dây thun… Những bài tập này giúp sức khỏe tổng thể cải thiện, ngừa bệnh tim mạch, béo phì, giảm cholesterol, từ đó hỗ trợ ngừa đột quỵ. Bạn nên thực hiện 2 – 3 lần/tuần, chia ra thành các bài tập nhỏ với thời gian luyện tập vừa sức.

Bài tập vận động chung cho bệnh nhân tai biến năm 2024
Bài tập gia tăng sức bền cơ bắp như tập tạ góp phần giúp bạn ngăn ngừa bệnh đột quỵ

8. Lắc đầu

Phần đầu chuyển động phù hợp có thể góp phần làm gia tăng sức bền của mạch máu, mang đến lợi ích cho việc phòng chống đột quỵ. Cách thực hiện bài tập thể dục chống đột quỵ này như sau: Đầu tiên, bạn hãy ngồi thẳng, thư giãn phần cơ bắp vùng cổ, sau đó chuyển động đầu từ trái sang phải, trước ra sau, lặp lại động tác khoảng 30 – 50 lần. Bạn có thể thực hiện 3 lần/ngày với tốc độ chậm. Người bị huyết áp thấp có thể tập khi đang nằm ngửa.

9. Các hoạt động phối hợp

Yoga, tập Thái Cực Quyền, thể dục nhịp điệu, đánh cầu lông, đá bóng… sẽ giúp làm gia tăng khả năng phối hợp giữa hoạt động của mắt với tay chân. Bạn có thể tập 2 – 3 buổi/tuần để cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai, nâng cao sức khỏe tổng thể, giảm bớt nguy cơ bị ngã, gia tăng độ an toàn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bạn cũng có thể tăng cường các hoạt động thể chất để ngăn ngừa bệnh tim, béo phì, tiểu đường, đột quỵ bằng cách làm vườn, đi thang bộ thay vì dùng thang máy, thực hiện một số công việc trong nhà… Những việc làm này dù đơn giản nhưng lại là cách giúp bạn vận động nhiều hơn, góp phần cải thiện, nâng cao sức khỏe tổng thể.

Một số lưu ý khi tập thể dục ngừa tai biến

Để đảm bảo an toàn, nhận được lợi ích tối ưu từ việc thực hiện bài tập thể dục chống đột quỵ, tai biến, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Bạn cần thực hiện các bài tập thường xuyên và đều đặn. Bạn hãy cố gắng duy trì việc luyện tập thể dục với cường độ vừa phải tối thiểu 3-5 ngày/tuần, 30 phút/ngày. Với người lớn tuổi, các chuyên gia khuyến nghị nên luyện tập với cường độ vừa phải, ví dụ như đạp xe, đi bộ khoảng 2.5 tiếng/tuần. Thanh thiếu niên và trẻ em nên hoạt động thể chất khoảng 1 giờ/ngày.
  • Nếu đã từng bị đột quỵ, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được bài tập ngừa đột quỵ phù hợp với cường độ an toàn. Bác sĩ có thể khuyên bạn luyện tập vừa phải khoảng 30 phút/ngày, thực hiện 1 – 3 buổi/tuần, sau đó tăng dần cường độ và thời gian. Bác sĩ có thể đề xuất lịch tập thể dục khác nếu bạn đang trong quá trình điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ. (4)
    Bài tập vận động chung cho bệnh nhân tai biến năm 2024
    Nên thực hiện những bài tập chống đột quỵ đều đặn với cường độ vừa phải

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Những bài tập thể dục chống đột quỵ, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh mang đến lợi ích thiết thực. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, mọi người nên đến cơ sở y tế uy tín tầm soát đột quỵ định kỳ.