Top những starup khởi nghiệp từ y tế năm 2024

(KTSG) – Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) và Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TPHCM (Whise) đã diễn ra vào cuối tháng 11 vừa qua tại TPHCM, với 200 gian hàng của các startup công nghệ của Việt Nam và Hàn Quốc.

  • Startup Việt đủ sức chống chọi mùa đông gọi vốn?
  • Startup Việt có thể học hỏi và được nhận hỗ trợ từ AWS để thành công

Các gian triển lãm Việt Nam khá thiên hình vạn trạng, kiểu cái gì cũng có và mỗi thứ một chút. Giống như một hội chợ hàng tiêu dùng, các startup triển lãm và bán lúa gạo, nước mắm, đặc sản, đồ gỗ… Rất hiếm hoi các startup Việt thực sự cho thấy tiềm năng và giá trị gia tăng từ hàm lượng công nghệ trong sản phẩm của họ.

Chẳng hạn, một công ty khởi nghiệp có trụ sở ở TPHCM có sản phẩm là robot tiếp tân mang khay tài liệu hay mẫu sản phẩm chạy trong khu triển lãm. Nhưng đây chỉ là sản phẩm người máy đơn giản. Startup này còn bán được các robot khuân vác và cắt vải cho các công ty dệt may ở Hải Dương. Đại diện của startup nói họ có thể đáp ứng được nhu cầu tự động hóa trong sản xuất cho ngành dệt may và các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam.

Đối diện startup sản xuất robot trên là bàn triển lãm của một cơ sở sản xuất son môi làm từ nguyên liệu hữu cơ. Nhà sáng lập là một cô gái trẻ cho biết màu hồng của son được tạo ra từ chiết xuất vỏ của trái thanh long, vốn được xem là rác vứt bỏ khi chế biến trái thanh long.

Gian triển lãm của Hàn Quốc là một sự “đơn điệu” nhưng tập trung có chủ đích của Trung tâm Hợp tác công nghệ thông tin Hàn Quốc (KICC) với sự có mặt của hơn 20 startup về công nghệ thông tin (IT) từ Hàn Quốc.

Người xem có thể tự trải nghiệm sản phẩm công nghệ cao của startup Hàn đang được thương mại hóa. Chẳng hạn, một startup trưng bày máy soi da cho kết quả tức thì, và đang nhắm bán máy này cho các thẩm mỹ viện và các công ty kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam. Một startup khác có ứng dụng đo độ khỏe mạnh của xương và muốn chào hàng sản phẩm đến các bệnh viện, trung tâm y tế tại Việt Nam…

Đáng chú ý hơn là sự hiện diện của NIPA – một tổ chức phi lợi nhuận của Chính phủ Hàn Quốc, chịu trách nhiệm hỗ trợ các chuyên gia IT độc lập và các công ty phần mềm của Hàn Quốc. NIPA đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để đưa các startup Hàn Quốc đến Techfest Whise 2023. Còn KICC đã mở văn phòng tại TPHCM và luôn săn lùng các cơ hội bán phần mềm và dịch vụ bảo mật của startup IT Hàn Quốc cho doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam hiện có hơn 3.400 startup và 140 trung tâm nghiên cứu và trường đại học có các chương trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Việt Nam hiện xếp hạng 46/132 trong Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023 (Global Innovation Index 2023). TPHCM xếp vào nhóm hạng 81-90 trong Top 100 thị trường startup toàn thế giới, theo Báo cáo Hệ sinh thái công ty khởi nghiệp toàn cầu của Startup Genome.

Từ hạng năm trong năm 2022, Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Thái Lan để xếp hạng ba về hệ sinh thái khởi nghiệp ở Đông Nam Á, đứng sau Singapore và Indonesia.

Tuy nhiên, nhìn về con đường phát triển trong tương lai của startup Việt Nam, hãng luật quốc tế Dezan Shira & Associates nhận định: “Không có một cách tiếp cận chung nào phù hợp cho tất cả các startup ở Việt Nam. Hoạt động trên nhiều lĩnh vực, mỗi startup trong nước đều đối mặt với những thách thức riêng. Hiểu được những thách thức này – chẳng hạn như các quy định ngân hàng đối với các dự án fintech hoặc các rào cản hậu cần đối với các startup thương mại điện tử – sẽ rất cần thiết cho sự thành công của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào”(*).

Tức là các startup Việt phải tự thân vận động kiểu trăm hoa đua nở hay thiên hình vạn trạng như đã đề cập ở trên. Và khó tìm được nhiều startup chung ngành nghề, có triển vọng tốt tại Việt Nam.

Nông nghiệp là trụ cột chính, thế mạnh của kinh tế Việt Nam, nhưng các startup công nghệ thực phẩm (food tech) lại rất mờ nhạt. Sự cô đơn và lẻ loi trong nhiều năm của FoodMap.Asia – nền tảng kết nối giữa nông dân, công ty chế biến thực phẩm và người tiêu dùng tại Việt Nam – có thể là một ví dụ.

Như vậy, chọn hướng đi như IT làm mũi nhọn và sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời từ chính phủ cho startup như NIPA và KICC đang làm vẫn là giấc mơ với các startup Việt.

Lê Vinh, sinh viên (SV) ĐH Huế chia sẻ: “Công nghệ thông tin (CNTT), du lịch là những ngành thường được chọn để KN nên khả năng giẫm chân cùng lĩnh vực sẽ xảy ra. Vì thế, SV thường khó trong việc tìm lĩnh vực để KN”.

Theo các chuyên gia KN, hiện nay y tế lại là lĩnh vực giàu tiềm năng để KN. Thị trường chăm sóc sức khỏe với quy mô hơn 90 triệu dân của Việt Nam đang trở thành đích đến của nhiều nhà đầu tư, nhất là các phát kiến mới về ứng dụng công nghệ cao trong chăm sóc sức khỏe. Huế là địa phương có thế mạnh về y tế và giáo dục, đặc biệt là bệnh viện tuyến trung ương, các cơ sở đào tạo, thực hành về y tế nên tạo thuận lợi để phát triển các ý tưởng KN trong lĩnh vực y tế, nhất là môi trường và đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm để định hướng.

TS. Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm KN và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế cho rằng, lợi thế ĐH Huế là đa ngành, đa lĩnh vực và có nhiều hoạt động phát triển phong trào KN. ĐH Huế định hướng SV thành lập các nhóm dự án KN có nhiều thành viên với chuyên môn khác nhau cùng kết hợp để tăng khả năng thành công. Điển hình như KN trong lĩnh vực y tế, có thể kết hợp thêm thành viên học CNTT (Trường ĐH Khoa học), marketing (Trường ĐH Kinh tế)…

Tại buổi nói chuyện “KN đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế” (tại Trung tâm KN và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế ngày 25/7), ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế, Cố vấn chiến lược phát triển doanh nghiệp cho rằng, trong y tế, ngoài công tác chuyên môn còn nhiều mảng khác cần ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý bệnh viện. Xu hướng ứng dụng CNTT để đưa ra các giải pháp hỗ trợ bệnh nhân là rất triển vọng và cơ hội để KN trong lĩnh vực y tế rất lớn.

Nhiều vấn đề cần chú ý

Tại Huế, thời gian qua cũng có nhiều nhóm KN thử sức với lĩnh vực y tế, như các ý tưởng “Ứng dụng CNTT để phục hồi chức năng”, “Healthy Drink – Thức uống cho sức khỏe”… Nhiều ý tưởng, dự án KN xuất hiện các cuộc thi được đánh giá cao, tuy nhiên, khi ra thực tiễn, có không ít ý tưởng không thể đi tiếp do nhiều lý do khách quan, lẫn chủ quan.

BS. Vũ Mạnh Tiến, tác giả phần mềm Medisoft được Bộ Y tế công nhận là phần mềm chuẩn để áp dụng cho toàn bộ các hệ thống bệnh viện ở Việt Nam và là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế và KN chia sẻ, trong lĩnh vực y tế, những giải pháp quản lý hồ sơ, quản lý bệnh viện lâu nay đã có nhiều người làm. Nếu muốn KN trong lĩnh vực y tế, cần chú ý đến những giải pháp quản lý, hỗ trợ, phục vụ bệnh nhân, tạo sự tiện lợi nhất cho người bệnh.

KN trong lĩnh vực y tế có tiềm năng lớn nhưng cũng nhiều thách thức. Khó khăn nhất của các startup trong lĩnh vực y tế chính là vấn đề thị trường, môi trường kinh doanh. Để cùng nhau đi xa hơn, startup lĩnh vực này cần kết nối chặt chẽ để có thể cùng cung cấp một giải pháp tổng thể mà người hưởng lợi chính là khách hàng, bệnh nhân.

Ông Trần Sĩ Chương cho rằng, những bạn trẻ đang và sẽ KN nói chung và KN trong mảng công nghệ y tế nói riêng trước tiên phải mô tả được mô hình kinh doanh của mình mà ai nghe cũng hiểu và thấy được logic. Mô hình kinh doanh càng đơn giản càng dễ thành công. Sau đó, cần liệt kê những điều kiện để hiện thực hóa và khách quan đánh giá khả năng thỏa mãn được các điều kiện này. Bên cạnh đó, cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể chi tiết và lường trước các tình huống xấu có thể xảy ra cùng phương án giải quyết, đồng thời ứng dụng CNTT phù hợp nhất nhằm tối ưu hóa hiệu quả. “Trải qua các bước này thì mới hy vọng có người chịu hợp tác, đầu tư”, ông Chương chia sẻ.

Theo các chuyên gia KN và y tế, các bạn trẻ muốn KN nên tìm kiếm và kết nối cộng đồng những người đi trước trong lĩnh vực mình định làm sau đó định vị lại góc nhìn mà định hướng phát triển sản phẩm – dịch vụ cho startup. Hiện tại, trên mạng xã hội facebook cũng có cộng đồng những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế để KN, đó là cơ sở tốt cần tận dụng.

Trong một trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Ecomedic - Trưởng làng KN Công nghệ Y tế tại Techfest Vietnam 2018 cho biết, Việt Nam có nhiều startup trong lĩnh vực công nghệ y tế như BookingCarer, Homicare, ViCare Corp, OneLink... Những ứng dụng đó cung cấp đa dạng các giải pháp cho cả bệnh viện lẫn người bệnh từ phần mềm quản lý bệnh nhân online, ứng dụng đặt lịch hẹn khám trực tiếp với bác sĩ, ứng dụng theo dõi sức khỏe tự động, ứng dụng tư vấn dinh dưỡng dựa trên thể trạng người dùng...