Bác sĩ nội trú nghĩa là gì năm 2024

Chương trình học của bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ nội trú là điều mà bất kỳ thí sinh nào đam mê ngành Y cũng muốn tham gia để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và cơ hội thực hành. Để biết được bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau không, chúng ta hãy cùng tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.

Bác sĩ nội trú nghĩa là gì năm 2024

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau không? (Ảnh minh họa)

Điểm giống giữa bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa đều là người làm việc trực tiếp ở bệnh viện hay các cơ sở y tế. Người đảm nhận hai vị trí đều sẽ tham gia vào quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Điểm khác giữa bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú là gì?

Theo thông tin từ trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo dành cho sinh viên Y khoa chính quy đã tốt nghiệp đại học và muốn học cao hơn. Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú được coi là đào tạo tinh hoa, kéo dài 2 - 4 năm.

Thông thường sinh viên Y khoa sau khi kết thúc chương trình đào tạo đại học sau 6 năm, họ có thể chọn học cao hơn bằng cách thi vào chương trình bác sĩ nội trú với điều kiện dưới 27 tuổi, chưa bị kỷ luật và từng là sinh viên Y khoa chính thức. Mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp Y khoa chỉ được tham dự kỳ thi bác sĩ nội trú 1 lần.

Để có thể trở thành bác sĩ nội trú, bạn phải làm bài thi dạng trắc nghiệm với thời gian làm bài mỗi môn là 90 phút. Với 4 môn thi cụ thể như sau: môn chuyên ngành 1; môn chuyên ngành 2; môn cơ sở, môn ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Trung).

Nhiệm vụ chính của bác sĩ nội trú về chuyên ngành Nội khoa gồm: Huyết học - truyền máu, cấp cứu hồi sức, nhi khoa, tim mạch, lao, thần kinh, truyền nhiễm, da liễu, tâm thần, y học cổ truyền, y học hạt nhân, phục hồi chức năng, nội khoa.

Các chuyên ngành thuộc hệ thống phẫu thuật bao gồm: Ngoại khoa, răng hàm mặt, sản phụ khoa, tai mũi họng, gây mê hồi sức, nhãn khoa, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật tạo hình, ung bướu. Chuyên ngành y học cơ bản và dự phòng: Vi sinh, ký sinh trùng, mô phôi, giải phẫu bệnh, y học dự phòng, sinh lý học.

Sau khi hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú, học viên có thể hành nghề ngay lập tức và không phải trải qua bất kỳ khóa học nào khác. Cơ hội làm việc tại các bệnh viện tuyến trung ương, đầu ngành dành cho các bác sĩ nội trú là rất lớn.

Một số trường đại học đào tạo bác sĩ nội trú như: trường Đại học Y Hà Nội, Y Dược TP.HCM, Y Dược Cần Thơ, Y Huế, Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Theo thông tin từ trường Đại học Y Dược TP.HCM, sinh viên Y khoa sau khi kết thúc 6 năm học đại học chính quy và tốt nghiệp thì sẽ được gọi là bác sĩ nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề. Những bạn này phải học thêm 18 tháng tại các cơ sở y tế thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề.

Sau đó, nếu như bạn muốn nâng trình độ bác sĩ sẽ có hai hướng: Nghiên cứu và Lâm sàng. Khi theo hướng lâm sàng thì các bác sĩ sẽ học cao lên để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sĩ chuyên khoa định hướng.

Thời gian đào tạo bác sĩ chuyên khoa kéo dài từ 2 - 3 năm. Người học cần phải có kinh nghiệm về lâm sàng từ 12 tháng trở lên trước khi tham gia chương trình học chuyên sâu.

Ngoài trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bác sĩ chuyên khoa còn phải nắm vững kiến thức chuyên sâu về bệnh lý chuyên biệt mà mình được đào tạo, cập nhật những thông tin mới nhất để sẵn sàng ứng phó với tình huống lâm sàn, khám hữa bệnh khác nhau.

Tùy vào cấp bậc, khái niệm, trình độ, nhiệm vụ của bác sĩ chuyên khoa cũng khác nhau. Trong hệ thống các bệnh viện, cơ sở Y tế bác sĩ chuyên khoa đóng vai trò rất quan trọng.

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Với sự phát triển không ngừng của ngành Y tế, nhu cầu nhân lực của ngành này càng tăng mạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cần phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế mới có thể được tuyển dụng vào bệnh viện danh tiếng.

Bạn muốn theo y khoa thì chắc chắn phải hiểu là gì? Nó là một chương trình học mà bất kỳ y sĩ nào cũng mong muốn được vào học để có kinh nghiệm, kỹ năng và cơ hội hành nghề trong lĩnh vực này.

Bác sĩ nội trú nghĩa là gì năm 2024
Bác sĩ nội trú nghĩa là gì năm 2024

TÌM VIỆC LÀM bác sĩ

Mục lục

Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo dành cho sinh viên y khoa đã học xong hệ đại học và muốn học lên cao hơn. Khái niệm này có lẽ không còn xa lạ với sinh viên trường y, các bạn theo học bất kỳ chuyên ngành nào cũng khao khát được đỗ vào chương trình này.

Bác sĩ nội trú nghĩa là gì năm 2024
Giải đáp: Bác sĩ nội trú là gì?

Thông thường sinh viên y khoa sau khi kết thúc chương trình đào tạo đại học sau 6 năm, họ có thể chọn học cao hơn bằng cách thi vào chương trình bác sĩ nội trú với điều kiện dưới 27 tuổi, chưa bị kỷ luật và từng là sinh viên y khoa chính thức. Mỗi sinh viên y khoa chỉ được tham dự kỳ thi bác sĩ nội trú 1 lần duy nhất, nếu trượt bạn sẽ không có thêm cơ hội làm lại.

Mỗi chuyên ngành đều có số lượng hạn chế chỉ tiêu bác sĩ nội trú. Hầu hết các giáo sư, tiến sĩ của ngành y đều có xuất phát điểm với vị trí bác sĩ nội trú. Sau khi thi đỗ, các bạn sẽ được đào tạo trong 3 năm với chương trình học khá nặng và quá trình đánh giá khắt khe. Chỉ có những bạn thực sự kiên trì và nỗ lực mới đạt được kết quả tốt. Hiện tại, bác sĩ nội trú không nhất thiết phải ở nội trú trong bệnh viện mà có thể sống bên ngoài.

👉 Xem thêm: Y sĩ là gì? Những thông tin hữu ích về y sĩ bạn cần biết

Chia sẻ về chương trình đào tạo bác sĩ nội trú

Chương trình đào tạo của bác sĩ nội trú như thế nào? JobsGO đã tổng hợp và gửi đến bạn đầy đủ các thông tin sau:

Bác sĩ nội trú nghĩa là gì năm 2024
Chia sẻ về chương trình đào tạo bác sĩ nội trú

Học bác sĩ nội trú thi khối nào?

Để có thể trở thành bác sĩ nội trú, các bạn phải làm bài thi dạng trắc nghiệm với thời gian làm bài mỗi môn là 90 phút. Bạn sẽ phải thi 4 môn cụ thể như sau:

  • Môn chuyên ngành 1.
  • Môn chuyên ngành 2.
  • Môn cơ sở.
  • Môn ngoại ngữ: Có thể là tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Trung.
    Môn chuyên ngành 1 và 2 sẽ tùy thuộc vào chuyên ngành y khoa bạn theo học. Bài thi sẽ kiểm tra về kiến thức chuyên môn của bạn có vững và đầy đủ hay không.

Các chuyên ngành bác sĩ nội trú

Chuyên ngành đào tạo của bác sĩ nội trú hiện nay rất đa dạng. Tùy từng trường sẽ có có chương trình phù hợp. Phổ biến nhất sẽ gồm:

  • Các chuyên ngành hệ nội: Huyết học – Truyền máu, Hồi sức cấp cứu, Nhi khoa, Nội khoa, Tim mạch, Lao và bệnh phổi, Thần kinh, Truyền nhiễm, Da liễu, Tâm thần, Y học cổ truyền, Dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Y học hạt nhân, Phục hồi chức năng.
  • Các chuyên ngành hệ ngoại: Ngoại khoa, Răng hàm mặt, Phụ sản, Tai mũi họng, Ung thư, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Nhãn khoa, Phẫu thuật tạo hình.
  • Các chuyên ngành hệ y học cơ sở và dự phòng: Vi sinh, Sinh lý học, Hoá học, Ký sinh trùng, Mô phôi, Giải phẫu bệnh, Y học dự phòng.

\>> Xem thêm: Physical therapist là gì?

Học bác sĩ nội trú bao nhiêu năm?

Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú tại Việt Nam hiện nay kéo dài trong 3 năm đối với bác sĩ nội trú và 2 năm đối với hệ cao học. Trong quá trình học tập bạn phải lưu trú tại bệnh viện được nhà trường sắp xếp. Nhưng hiện nay cũng có nhiều bệnh viện cho phép bác sĩ nội trú được ở ngoài bệnh viện. Sau thời gian đào tạo, các bạn phải trải qua bài đánh giá năng lực khắt khe.

\>> Tìm hiểu thêm: Học bác sĩ bao nhiêu năm?

Bác sĩ nội trú nghĩa là gì năm 2024
Học bác sĩ nội trú bao nhiêu năm?

Học bác sĩ nội trú trường nào tốt?

Bạn có thể theo học bác sĩ nội trú tại một trong những trường y khoa hàng đầu Việt Nam như:

  • Đại học Y Hà Nội.
  • Đại học Y Dược TPHCM.
  • Học viện Quân y.
  • Đại học Y Dược Cần Thơ.
  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
  • Đại học Y Dược Huế.
  • Đại Học Y Dược – ĐHQGHN.
  • Khoa Y – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
  • Đại học Dược Hà Nội.
  • Đại học Phan Châu Trinh.

Học phí bác sĩ nội trú cao không?

Học phí của chương trình đào tạo bác sĩ nội trú sẽ tùy thuộc vào chuyên ngành và trường bạn theo học. Dưới đây là một số ví dụ về học phí của một số trường nổi bật như sau:

  • Học phí bác sĩ nội trú của Đại học Y Hà Nội là 37 triệu đồng/năm.
  • Học phí bác sĩ nội trú của Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh là 21.45 triệu đồng/năm.
  • Học phí bác sĩ nội trí của Đại học Y dược Cần thơ là 23.8 triệu đồng/năm.

Tốt nghiệp bác sĩ nội trú có bằng gì?

Học bác sĩ nội trú được cấp bằng gì? Bạn sẽ có tấm bằng thạc sĩ trong tay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Với tấm bằng này, bạn sẽ rất dễ dàng trong việc tìm việc làm và hành nghề.

👉 Xem thêm: Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề Y chuyên khoa

Điều kiện và hình thức thi bác sĩ nội trú

Điều kiện và hình thức thi bác sĩ nội trú như thế nào? Cụ thể như sau:

Bác sĩ nội trú nghĩa là gì năm 2024
Điều kiện và hình thức thi bác sĩ nội trú

Điều kiện

Để có thể theo học bác sĩ nội trú, các bạn cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

  • Đã tốt nghiệp bác sĩ chính quy và có bằng đại học với chuyên ngành phù hợp.
  • Có sức khoẻ phục vụ ngành y tế lâu dài.
  • Tuổi đời dưới 27 tuổi.
  • Trong thời gian học trước đó chưa từng bị kỷ luật, cảnh cáo hoặc buộc dừng học tập.
  • Điểm thi trung bình của các môn: Khoa học cơ bản, ngoại ngữ, y học cơ sở và môn chuyên ngành phải trên 7 điểm.
  • Thí sinh còn phải tham gia phỏng vấn và vượt qua vòng sơ tuyển này.
  • Thời gian học bác sĩ nội trú thường kéo dài 3 năm và gắn liền với bệnh viện. Bạn cần có phẩm chất, đạo đức và kỉ luật tốt.

Hình thức thi

Hình thức thi bác sĩ nội trú là thi trắc nghiệm với 4 môn, mỗi môn 90 phút.

Tố chất cần có của một bác sĩ nội trú

Để trở thành một bác sĩ nội trú bạn cần những tố chất như sau:

Phẩm chất đạo đức

Đạo đức nghề nghiệp với bác sĩ nội trú rất quan trọng, bạn phải tận tâm với nghề. Điều này được kiểm chứng qua việc bạn không bị kỷ luật trong suốt 6 năm học đại học. Chỉ cần một lần kỷ luật duy nhất thì tương lai trở thành một bác sĩ của bạn đều tiêu tan.

Kiến thức

Kiến thức là trọng điểm với một bác sĩ nội trú, có kiến thức chuyên ngành tốt mới giúp bạn có thể vượt qua kỳ thi đầu vào. Không những vậy, nó còn giúp bạn được nền tảng để phục vụ công việc trong quá trình học tập và nâng cao kinh nghiệm thực tế ở cương vị bác sĩ nội trú.

Kỹ năng

Một bác sĩ nội trú không chỉ có chuyên môn mà còn phải có trình độ kỹ năng chuyên ngành ở mức cơ bản hoặc khá trở lên. Điều này là bàn đạp giúp quá trình đào tạo của bạn được hiệu quả và có kết quả tốt nhất.

Kỹ năng rất quan trọng bởi khi trở thành bác sĩ nội trú, bạn sẽ phải thực hiện việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Kỹ năng y khoa chuyên ngành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy khi bạn có kỹ năng chuyên ngành cơ sở tốt là tố chất cần thiết để trở thành bác sĩ nội trú giỏi.

Bác sĩ nội trú nghĩa là gì năm 2024
Tố chất cần có của một bác sĩ nội trú

So sánh bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có điểm nào giống và khác nhau? JobsGO sẽ phân tích chi tiết qua những thông tin dưới đây:

Điểm giống nhau

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa đều làm việc trực tiếp tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Cả hai đối tượng này đều có thể tham gia vào quá trình điều trị cho bệnh nhân và công việc của họ gần giống nhau.

Điểm khác biệt

Bác sĩ nội trú Bác sĩ chuyên khoa

  • Thực tế bác sĩ nội trú là sinh viên ngành y vẫn đang trong quá trình đào tạo, học tập, rèn luyện kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
  • Để có thể làm việc tại các cơ sở y tế, bệnh viện đầu ngành, sinh viên tốt nghiệp y khoa bắt buộc phải trải qua chương trình đào tạo bác sĩ nội trú.
  • Họ là những người đã có kinh nghiệm và thâm niên lâu năm trong ngành y. Họ có bằng cấp y khoa chuyên ngành và đáp ứng đầy đủ điều kiện để hành nghề bác sĩ, làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
  • Bác sĩ chuyên khoa chính là giảng viên, người chỉ dạy cho bác sĩ nội trú.

👉 Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Bác sĩ nội trú có được trả lương không?

Mức lương của bác sĩ nội trú như thế nào? Nó cao cao và hấp dẫn không? Câu trả lời cho bạn là lương và các khoản phụ cấp trong khoảng thời gian bạn học tập dưới vai trò một bác sĩ nội trú sẽ được hưởng mức lương theo cơ quan cử đi học và quyền lợi chính đáng theo chế độ hiện hành.

Mức lương bạn nhận được cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, tuy nhiên nó chỉ giống như một khoản hỗ trợ mà thôi, còn phần lớn thời gian này của bạn vẫn được dùng để học tập và nâng cao kỹ năng cho bản thân.

Hiện nay, bác sĩ nội trú chỉ có mức lương hỗ trợ khoảng 2.287.0000đ/tháng. Tuy nhiên, cũng có một số cơ sở y tế, bệnh viện đầu ngành cho mức hỗ trợ tốt hơn.

👉 Xem thêm: Học Y học dự phòng ra làm gì? Mức lương thế nào?

Như vậy, những thông tin được JobsGO chia sẻ trong bài đã giúp bạn hiểu bác sĩ nội trú là gì rồi đúng không? Không những vậy bạn còn bỏ túi được rất nhiều kiến thức bổ ích. Hy vọng nó giúp ích cho bạn trước khi đăng ký theo học bác sĩ nội trú tại bất kỳ đâu nhé!