Accuracy trong nguyên tắc abc có nghĩa là gì

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Accuracy trong nguyên tắc abc có nghĩa là gì

Thuyết trình - hoạt động thường diễn ra trong chốn công sở nhưng vẫn khiến khá nhiều thành viên trong công ty ngán ngẩm.

Mục đích của thuyết trình là người nói sẽ truyền đạt một ý tưởng, thông điệp đến người nghe nhằm nhiều mục đích như thuyết phục, cung cấp thông tin hoặc truyền cảm hứng. Người nói cần hiểu rằng, truyền đạt không phải chỉ bằng mỗi giọng nói, mà đó là một sự nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn nhiều yếu tố nữa. Trong khuôn khổ bài viết, MFV sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy tắc ABC trong thuyết trình. 

Accuracy trong nguyên tắc abc có nghĩa là gì
A - Accuracy (Tính chính xác) Mục đích chính của thuyết trình là truyền đạt thông tin phải chính xác, người nói luôn phải đảm bảo tính chân thật những gì mình sắp đưa ra. Nếu người trình bày đưa ra một thông tin sai lệch, người nghe sẽ sẽ dần giảm đi sự hứng thú về những gì họ đang nghe. Lưu ý rằng:

  • Số liệu: không nên cho số liệu khống, chưa được kiểm chứng. Nếu có sử dụng, hãy đề cập nguồn. 

ví dụ: Theo số liệu/báo cáo của tổ chức X, đã có … số sản phẩm được tiêu thụ.

  • Nội dung: không nên nói quá về vấn đề. Luyện tập phát âm rõ từng chữ, hạn chế sự ngọng, tránh người nghe hiểu sai ý cần được truyền đạt. 

  • Kiểm tra: phải kiểm tra nội dung của bạn nhiều lần và kỹ càng trước khi thuyết trình để chắc rằng phần nhìn không mắc lỗi chính tả, hay sai ngữ pháp, sai dữ kiện. Phần nghe không bị vấp, không rõ từ, nói vấp.

B - Brevity (Tính cô đọng) Tính cô đọng là là một điểm đáng lưu tâm khi giao tiếp. Người nói có khá nhiều thông tin muốn đem đến người nghe, nhưng thời gian của người nghe là hữu hạn. Vì vậy để có được sự cô đọng khi thuyết trình, cần loại bỏ sự lê thê từ vựng và lặp lại nội dung đã trình bày trước đó. Người nói cần phải quản lý câu từ sử dụng để có thể tối ưu được nội dung truyền tải nhưng tối thiểu được thời gian nghe và trình bày, từ đó sẽ tiết kiệm thời gian của hai bên. Làm sao để có được sự cô đọng trong bài thuyết trình?

  • Xác định thông điệp chính, từ đó thiết kế nội dung cốt lõi cần trình bày, rồi đến các nội dung hỗ trợ khác...

  • Loại bỏ những từ ngữ mơ hồ bằng những từ cụ thể.

  • Loại bỏ những câu chữ lặp lại về nghĩa hoặc không cần thiết.

  • Sử dụng câu chủ động trong lời nói.

  • Không nên dài dòng, vòng vo.

  • Ghi nhớ nguyên tắc: K.I.S (Keep It Simple)

C- Clarity (Sự rõ ràng) Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng, được sắp xếp gọn ghẽ, chỉn chu. Thông tin càng rõ ràng, dễ hiểu sẽ càng giảm thiểu được những rủi ro trong giao tiếp. Nâng cao hiệu quả đến khán giả. Để đạt được điều đó thì cần vận dụng các cách biểu đạt thật phù hợp và gần gũi, những câu từ đơn giản, chuẩn nghĩa, rành mạch không sáo rỗng.

Lưu ý khi nói 

Bên cạnh 3 quy tắc về nội dung truyền đạt. Song, người nói cũng nên lưu ý cả hình thức và tông giọng. Giọng nói là điều đầu tiên người nghe nhận được trước khi họ nhận được nội dung của diễn giả. Cho dù, nếu, phần nhìn được chuẩn bị hoàn hảo đến mấy, nhưng phần nghe chưa được xử lý kỹ thì cũng ảnh hưởng đến nội dung cần trình bày. 

1. Phát âm rõ ràng: 

Bạn đã đầu tư thời gian để xây dựng nội dung thuyết trình thoả mãn yếu tố ABC. Nhưng khi cất giọng lên các câu chữ lại phát âm không rõ ràng thì quả là một điều đáng tiếc. Mỗi ngày hãy dành một chút thời gian tập đọc nội dung thuyết trình và thu âm, nghe lại và làm nổi bật những chỗ còn chưa rõ và liên tục dợt đến khi số từ phát âm chưa rõ không còn đáng kể.

2. Nhấn giọng

Cùng một đoạn văn nhưng nếu có sự thay đổi về âm, bạn sẽ tạo ra được cảm xúc và ý nghĩa của câu văn đó. 

3. Âm lượng

Rõ ràng lời nói của bạn sẽ không “giữ chân" người nghe nếu âm lượng quá nhỏ hoặc quá to, hãy kiểm tra âm thanh của bạn và thiết bị kỹ thuật để tối ưu sự tiếp cận tới khán giả.

4. Khác

Hãy để ý về giọng đọc như thế nào sẽ khiến người nghe thoải mái, cũng như ngắt nghỉ thế nào để thu hút sự chú ý của người đọc.

Tóm lại, để tạo dựng nội dung thuyết trình, chúng ta cần sử dụng quy tắc ABC, đồng thời cần lưu ý chuẩn bị những yếu tố bổ trợ cho phần nghe của khán giả. “Một bài thuyết trình thành công là một bài dễ hiểu (understandable), dễ nhớ (memorable) và có cảm xúc (emotional)” - theo Carmine Gallo, tác giả, diễn giả, cựu nhà báo nổi tiếng.

Author: Jim

Nguyên tắc ABC được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: quảng cáo, giao tiếp, marketing. Đối với lĩnh vực web thì nó cực kì hữu dụng trong việc soạn nội dung cho bài viết và thiết kế layout cho web. Trong bài viết này thì iZdesigner sẽ giới thiệu “Nguyên tắc ABC và nội dung bài viết”

Accuracy trong nguyên tắc abc có nghĩa là gì

Accuracy (chính xác) Thông tin truyền đạt phải chính xác, đó là yếu tố quyết định nên sự thành công hay thất bại của website. Chính xác ở đây phải bao gồm các yếu tố như:

Số liệu: không nên cho số liệu khống, biết chính xác thì dùng cho bài viết, không biết hay biết mơ hồ, sơ sơ thì thôi, đừng bịa ra một con số nào đó rồi gõ vào bài viết. Cho nên, khi nói đến số liệu thì ta nên định lượng chứ không nên định tính.

Từ ngữ: không nên viết tắt, đặc biệt là các từ chuyên ngành. Nên dùng cách viết tắt như sau: ví dụ như: Bộ Văn Hóa và Thông Tin (BVHTT). Rồi dùng từ BVHTT cho toàn bài viết. Đối với các trang tin tức thì không nên áp dụng cách viết theo phong cách teen như “ko, uhm, ok, 1k…”. Chỉ áp dụng tại các diễn đàn dành cho teen.

Lời cam kết, lời hứa: bạn hãy chắc rằng, những gì mình hứa trong bài viết thì mình có thể làm được.

Kiểm tra: phải kiểm tra bài viết của bạn ít nhất 1 lần trước khi đăng để chắc rằng không mắc lỗi chính tả, hay sai ngữ pháp, hay các tên riêng, địa danh, tên Bác Hồ có viết hoa hay chưa?

Brevity (ngắn gọn)

Thông tin mà bạn truyền đạt trong bài viết cần phải ngắn gọn, nhưng chắc chắc rằng đó phải bao hàm nội dung chính của bài viết. Không nên dài dòng, vòng vo, chứa các thông tin không thực sự cần thiết hay quá dư thừa cho bài viết của mình.

“Thông tin quá nhiều cũng nguy hiểm như quá ít vậy. hãy cho mọi người biết những gì họ cần biết, đừng để họ chìm ngập trong thông tin.” Theo C.Northcote Parkinson và Nigel Rowe

Do đó, bạn hãy chắc rằng, thông tin của mình là cần thiết và hữu dụng.

Clarity (rõ ràng)

Thông tin trong bài viết của bạn cần phải rõ ràng, tránh tình trạng mập mờ, làm người xem có thể hiểu theo nghĩa khác với mong muốn mình truyền đạt. Nhưng đối với tiêu đề bài viết, thì mập mờ và bí ẩn là một yếu tố cần thiết để thu hút người xem. Tuy nhiên chúng ta không nên đi quá giới hạn cho phép.

Tóm lại, trong bài viết này bạn cần chú ý các điểm sau:


  • Đơn giản hoá những thông tin của bạn.
  • Chọn những từ ngữ thích hợp.
  • Chú trọng vào từng ý quan trọng.
  • Dùng những ví dụ cụ thể để diễn giải ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt.
  • Không dùng từ chuyên môn. Nếu dùng phải chú thích.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chương 2 CÁC NGUYÊN TẮC TRONG GIAO TIẾP PGS.TS.Đoàn Thị Hồng Vân
  2. Nội dung nghiên cứu: • Những nguyên tắc cơ bản trong truyền đạt thông tin giữa các cá nhân (nguyên tắc ABC, nguyên tắc 5C, nguyên tắc 7C). • Các nguyên tắc giao tiếp trong cuộc sống. • Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh. • Các nguyên tắc cơ bản, cần nắm vững trong đàm phán.
  3. Nguyên tắc ABC. • Accuracy (chính xác) • Brevity (ngắn gọn) • Clarity (rõ ràng).
  4. Accuracy (chính xác) Thông tin truyền đạt phải chính xác là nguyên tắc tối quan trọng để đản bảo cho giao tiếp thành công. Thực tế đã chứng minh rằng: Thông điệp càng chính xác thì giao tiếp càng hiệu quả. “Chính xác” ở đây bao hàm cả việc dùng từ ngữ, nêu sự kiện chính xác, nêu con số chính xác và chính xác cả về khả năng thực hiện lời cam kết của mình.
  5. Brevity (ngắn gọn) Thông tin được truyền đạt phải ngắn gọn, có giá trị. Tránh truyền những thông điệp dài dòng, rườm rà, vòng vo, với nhiều thông tin thừa, không cần thiết. “Thông tin quá nhiều cũng nguy hiểm như quá ít vậy. Hãy nói cho mọi người những gì họ cần biết, nhưng đừng bao giờ để họ bị chìm ngập trong quá nhiều thông tin”. (Theo C.Northcote Parkinson và Nigel Rowe “Giao tiếp” (1979) Vì vậy, khi giao tiếp bạn cần cân nhắc, chọn lọc thật kỹ lưỡng để có được những thông tin vừa đủ mà bạn muốn truyền đạt.
  6. Clarity (rõ ràng) Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng, chuẩn xác, tránh dùng những từ ngữ (hoặc những cách mã hoá khác) mập mờ, có thể hiểu hai, ba cách khác nhau. Thông tin truyền đạt càng rõ ràng, dễ hiểu thì càng giảm thiểu được những rủi ro trong giao tiếp, hiệu quả giao tiếp càng cao.
  7. Nguyên tắc 5C • Clear (rõ ràng) • Complete (Hoàn chỉnh) • Concise (Ngắn gọn, súc tích) • Correct (chính xác) • Courteous (lịch sự).
  8. Nguyên tắc 5C (tt) • Clear (rõ ràng) Thông điệp phải rõ ràng để người nhận chỉ có thể hiểu theo một nghĩa duy nhất. • Complete (Hoàn chỉnh) Thông điệp phải chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết. Trên cơ sở đó quá trình trao thông tin sẽ được rút ngắn, nhờ cắt giảm được nhiều bước phản hồi không cần thiết, quá trình nhận thức và phối hợp hành động sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. • Concise (Ngắn gọn, súc tích) Thông điệp đầy đủ những nội dung cần thiết, nhưng phải ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng, rườm rà, chứa đựng những nội dung thừa, không cần thiết.
  9. Nguyên tắc 5C (tt) • Correct (chính xác) Điều quan trọng nhất là thông tin đưa ra phải chính xác. • Courteous (lịch sự) Thông điệp có nội dung tốt, nhưng hình thức thể hiện và phương pháp truyền đạt không tốt thì cũng không mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, để giao tiếp thành công thì bên cạnh việc chuẩn bị thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và ngắn gọn, còn phải chọn cách truyền đạt lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự tôn trọng đối tác.
  10. Vận dụng nguyên tắc 5C • Khi nói chuyện điện thoại • Trong cuộc sống (Xem tr. 47 – 51)
  11. Nguyên tắc 7C • Clear: Rõ ràng. • Concise: Ngắn gọn. • Correct: Chính xác • Complete: Hoàn chỉnh, • Consistency: Nhất quán. • Courteous: Lịch sự. • Cautious: Cẩn trọng.
  12. Nguyên tắc 7C (tt) • Clear: Lời văn, ý tứ phải rõ ràng, giúp người nhận hiểu được đúng thông tin muốn truyền đạt và có thể thực hiện công việc với những thông tin ấy. • Concise: Ngắn gọn, cô đọng, nên đi thẳng vào vấn đề, nêu bật các nét chính của các vấn đề cần thông báo, báo cáo và trao đổi, thảo luận. • Correct: Các văn bản cần được viết đúng, chính xác, không được viết sai lỗi chính tả, không viết sai các con số, giá cả, ngày tháng,… Các văn bản phải được kiểm tra kỹ trước khi phát hành.
  13. Nguyên tắc 7C (tt) • Complete: Các văn bản phải hoàn chỉnh, phải có đầy đủ những nội dung, những phần, những điều kiện, điều khoản cần thiết. • Consistency: Giữa các ý, các phần trong văn bản phải nhất quán với nhau. • Courteous: Lời văn phải lịch sự, nhã nhặn. Hình thức trình bày cẩn thận, đẹp, sáng sủa. • Cautious: Khi viết văn bản phải cẩn trọng, không được viết những điều mình không nắm chắc
  14. 10 QUY TẮC GIAO TIẾP XÃ HỘI 1. Luôn quan tâm đến con người. 2. Trong giao tiếp phải biết tôn trọng người khác. 3. Luôn biết cách tìm ưu điểm của người khác để động viên, khuyến khích người ta vươn lên, tạo mọi điều kiện để đối tác giao tiếp khẳng định mình.
  15. 10 QUY TẮC GIAO TIẾP XÃ HỘI (tt) 4. Hãy đặt mình vào vị trí của đối tác giao tiếp để cư xử cho đúng mực. Hãy luôn nhớ: điều gì mình không muốn hoặc không làm được thì cũng đừng bắt người khác phải làm. 5. Nên dùng cách nói tế nhị, có lý, có tình, tránh dùng cách nói vỗ mặt, sỗ sàng. 6. Không nên chạm vào lòng tự ái của người khác, khiến người ta phải buồn lòng, đau khổ.
  16. 10 QUY TẮC GIAO TIẾP XÃ HỘI (tt) 7. Tránh dùng cách nói mỉa mai, cay độc. 8. Đôi khi nên dùng cách nói triết lý để giảm bớt nỗi bất hạnh của người khác. 9. Xử lý công việc phải thấu tình, đạt lý. 10. Luôn giữ chữ tín trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống.
  17. Các chuẩn mực giao tiếp xã hội • Tự trọng nhưng phải tôn trọng người khác ; • Tin tưởng nhưng không cả tin; • Biết cách thể hiện mình, nhưng không nên hạ thấp người khác để tự đề cao mình; • Bộc trực, thẳng thắn, nhưng không được cẩu thả, bừa bãi;
  18. Các chuẩn mực giao tiếp xã hội (tt) • Khiêm tốn, nhưng không giả dối; • Cẩn thận nhưng không quá cầu kỳ hoặc rập khuôn máy móc; • Nhanh nhảu, hoạt bát, nhưng không phải gặp đâu nói đấy, nói năng thiếu suy nghĩ làm người khác phải đau lòng; • Nghiêm khắc với mình, nhưng phải độ lượng với người khác.
  19. Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh • 10 lời khuyên của Mc Cormack đối với các nhà quản trị kinh doanh. • Các nguyên tắc cơ bản cần nắm vững trong đàm phán. (Xem tr. 64 – 79)
  20. Bài tập thực hành: Viết một bài luận 4 trang khổ A4 về chủ đề: “Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO”. Đọc lại bài viết và dựa vào tiêu chuẩn 7C để đánh giá bài viết của mình.


Page 2

YOMEDIA

Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng, chuẩn xác, tránh dùng những từ ngữ (hoặc những cách mã hoá khác) mập mờ, có thể hiểu hai, ba cách khác nhau. Thông tin truyền đạt càng rõ ràng, dễ hiểu thì càng giảm thiểu được những rủi ro trong giao

02-08-2010 1857 249

Download

Accuracy trong nguyên tắc abc có nghĩa là gì

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.