Truyền kì mạn lục là gì năm 2024

Với kiến thức và tâm huyết, anh chị hãy giới thiệu về Truyền kì mạn lục - một tác phẩm xuất sắc, là bức tranh chân thực về thực tế xã hội phong kiến Việt Nam, đầy những tình huống đau lòng, làm rơi lệ cho nhân dân.

Nhiệm vụ: Giới thiệu tác phẩm Truyền kì mạn lục

Truyền kì mạn lục là gì năm 2024

Mời anh chị đọc bài văn mẫu giới thiệu về tác phẩm Truyền kì mạn lục

Mẫu văn: Hãy giới thiệu về tác phẩm Truyền kì mạn lục

Trong quá trình phát triển văn học Việt Nam, văn học trung đại đóng vai trò quan trọng. Truyền Kì mạn lục của Nguyễn Dữ nổi bật giữa những tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc trong giai đoạn này.

Với hai mươi truyện nhỏ viết bằng chữ Hán, thể loại biền ngẫu, văn xuôi, tác phẩm này đặt ra những câu hỏi sâu sắc về nhân văn. Cuối mỗi tác phẩm là lời bình đánh giá của tác giả về nhân vật hoặc sự kiện, thể hiện quan điểm độc đáo của ông. Truyện sử dụng các yếu tố về thần tiên, ma quỷ và cuộc sống hàng ngày để tường thuật về thế giới xung quanh, về con người và thế sự.

Truyện chứa đựng giá trị nội dung sâu sắc, phản ánh chân thực về xã hội phong kiến thời kỳ đầy biến động. Tác phẩm lên tiếng chỉ trích triều đại nhà Hồ với bức tranh những quan lại tham nhũng, giả nhân giả nghĩa, sống xa hoa trước cảnh khốn khó của nhân dân, làng dốc Núi Na - một tuyên ngôn chân thực, phê phán và tố cáo thực trạng xã hội đau lòng.

Trong truyện Lí tướng quân, những quan lại mê mẩn vật chất, tiệc tùng, và áp bức nhân dân. Chuyện chức phán sự đền Tản viên, qua chuyện cõi âm, nêu bật vấn đề cạnh tranh quyền lực, địa vị và áp đặt của tầng lớp thống trị thời kỳ đó. Đây là giọng nói chống lại sự bất công và đối xử không bình đẳng nam nữ trong xã hội xưa, khi phụ nữ phải chịu đựng nhiều đau khổ và bất công. Đặc biệt là câu chuyện đen tối về Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương, bị oan trái và phải hi sinh để minh oan cho chính bản thân mình.

Truyện truyền đạt giá trị nhân đạo sâu sắc, là giọng nói đầy lòng thương cảm cho phụ nữ phải đối mặt với nhiều bất công. Đây là bài hát ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, sự trung thực, trong sáng, và trung thành của phụ nữ xưa. Đồng thời, đây là tuyên ngôn lên án mạnh mẽ về tình hình xã hội đầy bất công, áp bức, và mất công bằng trong thế kỷ XVI. Đây là giọng nói công bằng cho những người dũng cảm, những người dám đối mặt với sự thật, và chiến đấu cho những giá trị chân chính và tốt đẹp.

Truyền kì mạn lục đứng nổi bật trong chương trình văn lớp 10, không chỉ là đề tài giới thiệu, mà còn là đề tài để học sinh và giáo viên sáng tạo nhiều bài văn khác nhau, như giới thiệu về Nguyễn Dữ, với Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hoặc viết đoạn văn giới thiệu về thể loại truyền kì dựa trên Chuyện người con gái Nam Xương.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: [email protected]

“Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.” (Trích 'Truyện Người Con Gái Nam Xương')

Khó mà quên được loạt câu văn giàu nhịp điệu như thể là thơ mà Vũ Nương đã nói với Trương Sinh vì ai cũng ít nhất một lần thử học thuộc câu văn trên để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cấp 2. Phải có tình cảm mãnh liệt hay ức chế dồn nén thế nào để có thể tuôn ra được những hình ảnh ẩn dụ nối tiếp nhau, chạy thẳng vào lòng người đọc như một đoàn tàu lau về phía trước.

Tự xưa, nếu Tứ Thư, Ngũ Kinh là khuôn vàng thước ngọc để trui rèn kỷ cương và phẩm giá, thì những câu chuyện dân gian phủ màu thần bí lại giáo dục về nhân quả và lối sống con người. Truyền Kỳ Mạn Lục — 傳奇漫錄, tức “Ghi chép tản mạn những truyện lạ” — chính là một trong số đó.

Truyền kỳ chuyện phiên dịch

Với những đầu sách trung đại Việt Nam, tôi thường chú ý đến vị dịch giả hơn là tác giả, bởi việc dịch văn bản Hán-Nôm sang tiếng Việt hiện đại là hành trình không phải dịch giả nào cũng dám khởi hành. Truyền Kỳ Mạn Lục được Nguyễn Dữ chép lại vào thế kỷ 16 bằng chữ Hán rồi được dịch ra chữ Nôm, tức gần một thế kỷ trước khi Từ điển Việt - Bồ - La ra đời. Nhưng mãi đến 1943, tác phẩm này mới được chuyển ngữ sang chữ Quốc ngữ nhờ vào tài trí của dịch giả Trúc Khê.

Trúc Khê tên thật là Ngô Văn Triện, là một nhà báo, dịch giả, nhà văn và nhà cách mạng hoạt động chủ yếu ở Hà Nội. Ông được biết đến qua những truyện ký danh nhân Việt Nam, các biên khảo về lễ tục và lịch sử dân tộc. Các tác phẩm dịch thuật nổi tiếng của ông gồm: Binh Pháp Tôn Tử, Bao Công Kỳ Án, Tang Thương Ngẫu Lục, v.v. Và thật tiếc khi cái tên của ông lại không được nhắc nhiều ở Việt Nam như các tác phẩm ông đã dịch.

Quay trở lại với tác giả, Truyền Kỳ Mạn Lục là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ (hay Nguyễn Dư). Tác phẩm chép lại 20 truyện ly kỳ trong dân gian từ tỉnh Nghệ An ra Bắc, xảy ra từ thời Lý đến Lê Sơ tức ngót nghét 500 năm. Thân thế của Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác vẫn hãy còn là vấn đề cần bàn luận vì có bản chép là Nguyễn Dữ, bản khác là Nguyễn Dư.

Dù vậy, dân gian lưu truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống vào giai đoạn tồn tại cả triều Lê Trung Hưng và nhà Mạc. Trong thời kỳ loạn lạc, nhiễu nhương, ông chủ trương ẩn cư vào núi rừng. Không thể phủ nhận rằng 20 câu chuyện trong Truyền Kỳ Mạn Lục đã tồn tại trong các giai thoại dân gian trước đó. Nhưng chính tác giả là người đã khéo léo cài cắm những tích truyện cổ Trung Hoa, kèm với đó là quan điểm chính trị và nhân sinh quan của bản thân để làm nên một ngôi sao sáng trên bầu trời văn chương Việt.

Drama không chỉ ở cõi trần thế

Đọc 20 câu truyện TKML, lắm lúc tôi thầm thốt lên “Cái quỷ gì vậy?!” Thực vậy, thế giới trong TKML thật mà ngỡ là hư, khó mà biết đâu là âm là dương, thiên đàng địa ngục chỉ cách nhau một dấu chấm câu. Dẫu vậy, thật không khó để nhận ra bài học xuyên suốt tác phẩm là “thiện giả thiện báo, ác giả ác báo,” và càng thú vị hơn khi đọc những lời bình khuyết danh ở cuối mỗi truyện.

Dân gian Việt luôn có những cách rất sáng tạo để triệt cái ác tận gốc. Nói cách khác, người ác sẽ bị trừng phạt không phải trên thân xác, mà phải huỷ diệt cả linh hồn. Cái chết trong TKML chỉ nhẹ bằng một câu văn, linh hồn kẻ ác sau sẽ bị trừng trị thích đáng. Thế nhưng có phạt thì cũng có thưởng; truyện 'Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào' là truyện duy nhất lấy việc trọng thưởng người hiền làm chủ đề.

Sinh vào thời nhiều biến động, niềm tin của tác giả vào triều đình lẫn kẻ sĩ bị lung lay đến gốc rễ; và người dân đương thời cũng có chung nỗi niềm. Những vị thánh thần như Long Thần, Thuỷ Thần đều trở thành kẻ ác trong TKML. Các vị không chỉ lừa dân chúng lấy của cúng bái, mà còn chiếm nơi thờ tự các vị Thổ Thần hay Thành Hoàng để có thêm của cải. Lúc đó, các vị thần bị hại phải tìm đến người trần để đâm đơn kiện lên trời. Tinh thần “không tin được ai” này cũng có thể xem là một mắc xích trong chuỗi DNA của TKML.

Nhưng lớp nhân vật được khắc hoạ nhiều nhất trong TKML chính là người phụ nữ. Họ cũng có thể là người, là ma, là hoa, là tiên. Người phải chịu tủi nhục lẫn người được thăng hoa; người chung thuỷ sắc son lẫn “tiểu tam,” “trà xanh” không biết liêm sỉ; người chết trở thành quỷ ma bị yểm bùa cho tiêu biến, người gieo mình xuống sông thì trở thành ngọc nữ trong Thuỷ cung. Tỉ như 'Chuyện Người con gái Nam Xương' — ai đọc cũng phải “đến lạy” cái máu ghen và sự gia trưởng của Trương Sinh. Vì hắn mà học sinh bao thế hệ đã phải học thuộc lời oán của Vũ Nương!

Ấy mà với tôi, truyện ấn tượng hơn cả chính là 'Truyện Kỳ ngộ ở trại Tây,' vì câu chuyện kể về một “gia đình hai con vợ, chồng hạnh phúc” từ trong buồng lẫn ngoài hiên. Một chàng thư sinh và hai nàng “việc xuân chưa trải, nhuỵ thắm còn phong” cùng hưởng lạc thú, rồi tục ngâm cho nhau nghe những vần thơ dâm dấp, rồi một nàng ghen chỉ vì chàng lỡ khen nàng kia, rồi lại làm hoà, rồi chia phôi, rồi tới đoạn “twist” có-trời-mới-đoán-được ở cuối truyện. Ai mà ngờ một ấn phẩm từ trăm năm trước cũng có thể loại nội dung xấu hổ mà tôi vẫn hay thấy trên “chú chim xanh” ngày nay.

Lời kết

Qua Truyền Kỳ Mạn Lục, có thể thấy rõ quan niệm của người Việt rằng người chết cũng sống như người sống. Người dưới âm trên thiên cũng đều có những tham dục, thói hư tật xấu, tính khí khó đoán làm khổ cõi trần, nhưng rồi chuyện cũng đâu vào đó nhớ vào tài lực của người trần mắt thịt. Ấy là “có trời mà cũng có ta,” 20 câu truyện như truyền thêm niềm tin vào chính mình nơi nhân dân đang phải chịu quá nhiều lầm than của thời đại. Song, đây cũng là tác phẩm hiếm hoi soi vào chốn buồng the của nhân gian khiến độc giả hiện đại không khỏi ngạc nhiên trước sức “chịu chơi” của ông bà ta.

Truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì?

Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Ghi chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam.nullTruyền kỳ mạn lục – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Truyền_kỳ_mạn_lụcnull

Truyền kỳ mạn lục tiếng Anh là gì?

The Truyền kỳ mạn lục (傳奇漫錄, "Casual Records of Transmitted Strange Tales") is a 16th-century Vietnamese historical text, in part a collection of legends, by Nguyễn Dữ (阮嶼) composed in Classical Chinese. The collection was translated into French by UNESCO in 1962.nullTruyền kỳ mạn lục - Wikipediaen.wikipedia.org › wiki › Truyền_kỳ_mạn_lụcnull

Truyền kì mạn lục sáng tác năm bao nhiêu?

Tác phẩm. Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.nullNguyễn Dữ – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Nguyễn_Dữnull

Tác phẩm Truyền kì mạn lục thuộc thể loại gì?

Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả.30 thg 3, 2019nullChính xác, 'Truyền kỳ mạn lục' của Nguyễn Dữ - Báo VnExpressvnexpress.net › Giáo dục › Trắc nghiệmnull