Khi hơi thở hóa thinh không sach tóm tắt năm 2024

Khi hơi thở hóa thinh không của tác giả Paul Kalanithi đem đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc của một nhà giải phẫu thần kinh đại tài mắc bệnh nan y. Từ một bác sĩ thành một bệnh nhân, những trải nghiệm của tác giả không chỉ là góc nhìn về khía cạnh khoa học mà còn là những suy niệm về đời người sự sống và cái chết.

Đó là câu chuyện xúc động về tình yêu của người chồng đối với người vợ, người cha đối với người con, những trăn trở về cuộc sống qua những cung bậc cảm xúc của một người đang cái chết. Hãy cùng theo dõi nội dung tóm tắt và review Khi hơi thở hóa thinh không.

Mục lục

1. Giới thiệu về tác giả

Paul Kalanithi là một tiến sĩ chuyên ngành phẫu thuật thần kinh người Mỹ gốc Ấn. Ông bị căn bệnh ung thư phổi di căn khi sự nghiệp đang ở trên đỉnh cao. Với tình yêu đối với việc đọc sách và viết lách, đồng thời cũng là một giáo sư Anh ngữ cùng với những trải nghiệm thực tế kiến thức khoa học phong phú đã để lại cho người đọc cuốn sách “Khi hơi thở hóa thinh không” nhiều cung bậc cảm xúc và ý chí kiên cường của một người đang cận kề cái chết.

2. Giới thiệu tác phẩm

“Khi hơi thở hóa thinh không” là một cuốn tự truyện mà tác giả viết trong giai đoạn đấu tranh chống lại căn bệnh ung thư phổi quái ác. Những chia sẻ đầy trăn trở trong cuốn sách về nghề y, sự sống và cái chết đã gây xúc động cho rất nhiều độc giả.

Cuốn sách là những thông tin hữu ích về nghề y và những sự thấu hiểu về cuộc đấu tranh của một người bác sỹ trước căn bệnh nan y cùng những suy niệm về sự sống và cái chết.

* Đề tựa

Là lời nhận xét, cảm nhận của bác sĩ Abraham Verghese đối với Paul và kể về quá trình hoàn thành tác phẩm của ông khi đối diện với căn bệnh ung thư.

* Lời mở đầu

Những cảm nhận đầu tiên của tác giả khi biết mình mắc bệnh ung thư, những thay đổi lo lắng của người vợ dành cho ông cảm giác trải nghiệm từ vị trí của 1 bác sĩ trở thành một bệnh nhân.

* Phần 1 : Khởi đầu từ một sức khỏe hoàn hảo

Con đường dấn thân vào y học của Paul và những trải nghiệm thực tế của một bác sĩ nội trú trước những áp lực thách thức và suy ngẫm về cái chết của những bệnh nhân của ông.

* Phần 2 : Không dừng cho tới chết

Những cảm xúc trải nghiệm của một người từ làm bác sĩ cho đến khi lên giường bệnh ngay chỗ mình hay chăm sóc cho bệnh nhân. Là sự kiên cường đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng, dũng cảm đối diện của tác giả sẽ lấy đi nhiều xúc cảm của người đọc.

Căn bệnh ung thư xâm chiếm cơ thể ông ngày 1 nhiều. Ông cảm nhận được sự tĩnh lặng trong cơ thể và cuộc sống của mình, dồn nén sức lực cho những lần điều trị cuối của cuộc đời.

Mặc dù Paul biết việc điều trị đó không có kết quả (ông nói một cách chua xót vì đã từng là 1 bác sĩ) ông vẫn dũng cảm đối diện và chiến đấu bên người vợ Lucy xinh đẹp và đứa con gái nhỏ nhắn mới chào đời. Qua những đợt chụp CT và xạ trị, cái chết ngày càng đến gần và ông cảm nhận nó từng chút một cùng với nỗi buồn của người thân bạn bè. Lời thông điệp cuối cùng ông gửi gắm cho thiên thần nhỏ của mình ” ….. con đã lấp đầy tháng ngày của 1 người đàn ông đang chết bằng một niềm vui chan chứa …. Tại thời điểm này, ngay lúc này, đó là 1 điều vĩ đại.” Tại thời điểm ấy khi hơi thở hóa thinh không quả thật nó rất vĩ đại

* Lời bạt

Những tình cảm thương nhớ của người thân gia đình bạn bè dành cho Paul sau khi ông mất và ý nghĩa bài học cuộc sống mà ông để lại.

* Lời cảm ơn

4. Đánh giá và cảm nhận

Thật khó để quên đi cuốn sách này, phần vì sự uyên bác của người viết, phần vì cách thức mà nó ra đời cũng như cách thức mà cha đẻ của nó đối diện với những sóng gió cuộc đời. Chăm chỉ làm việc và cống hiến níu kéo sự sống học về cái chết … không hề ủy mị. Đó là lời nhận xét của Janet Maslin trên tờ báo The New York Time.

Nó không đơn thuần là cuốn sách mà là một sự bí ẩn kì diệu về những hoài niệm suy tư giữa sự sống và cái chết. Là những dòng văn chân phương tuyệt vời của Paul lúc cuối đời.

Như con chim trước khi chết, lao vào bụi gai và cất lên tiếng hát vĩnh biệt, tiếng hát đẹp nhất mà nó từng hát. Câu chuyện này cũng là bài ca của người chuẩn bị ra đi …

Tôi nghĩ bạn cũng sẽ khóc khi đọc cuốn sách này.

Vì vậy, hãy sẵn sàng. Hãy ngồi xuống. Để xem dũng khí là thế nào. Dừng lại để chuẩn bị lắng nghe và trải nghiệm cuộc đối thoại với một tâm hồn đặc biệt.

Và mở sách ra.

Như con chim trước khi chết, lao vào bụi gai và cất lên tiếng hát vĩnh biệt, tiếng hát đẹp nhất mà nó từng hát. Câu chuyện này cũng là bài ca của người chuẩn bị ra đi …

Cái chết có đáng sợ không? Ung thư có đáng sợ không?

Bóng ma của hai chữ "ung thư" đang bao phủ khắp thế giới, vì người ta mặc định đó là nan y, là sự đau đớn tột cùng trước khi từ giã thế gian này. “Khi hơi thở hóa thinh không” – là câu chuyện của một bệnh nhân ung thư đặc biệt – một bác sĩ.

Điều gì làm cho cuộc đời con người có ý nghĩa?

Câu hỏi ấy đã khởi lên trong tâm trí Paul Kalanithi từ khi anh mới mười ba mười bốn tuổi. Khởi đầu bằng sự đam mê văn chương thông qua những tác phẩm kinh điển: “Hamlet đã đồng hành với tôi hàng nghìn lần trong suốt thời khủng hoảng tuổi dậy thì” – cho tới câu hỏi triết học kinh điển: Điều gì đã khiến cuộc đời con người có ý nghĩa?

“Tôi thấy văn học là công cụ biểu đạt tốt nhất về đời sống của một tâm hồn. Văn học không chỉ chiếu rọi trải nghiệm của một ai đó, mà tôi tin rằng nó còn cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú nhất cho những ngẫm suy về đạo đức” – anh viết.

Tác giả đã tốt nghiệp Stanford với bằng cử nhân và thạc sĩ Văn học Anh; thạc sĩ Lịch sử và triết học khoa học, y học tại Cambridge. Thế nhưng, cũng chính từ băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, anh đã lựa chọn ngành y và nghiên cứu về não bộ. Theo anh, “não bộ đưa đến cho chúng ta khả năng tạo dựng các mối quan hệ và khiến cuộc sống có ý nghĩa”.

Hai phần ba cuốn sách là cuốn phim sống động về cuộc sống của một bác sĩ thực hành, từ phòng mổ xác tới phòng đẻ, từ phẫu thuật sản khoa tới phẫu thuật thần kinh sọ não. Ta cũng chứng kiến sự mệt mỏi, quá sức, cường độ làm việc căng thẳng cực độ của bác sĩ giải phẫu thần kinh. Làm việc tới cả 100 giờ/tuần, áp lực không ngừng và stress tới độ nhiều bác sĩ đã phải từ bỏ công việc hoặc tệ hơn là nhảy lầu tự tử.

Nhưng, căng thẳng hơn là những câu hỏi: Liệu kiến thức có là đủ khi sự sống và cái chết luôn cùng được đặt trên bàn cân?

Có những thời điểm mà câu hỏi không chỉ đơn thuần là sống hay chết mà còn là cuộc sống nào đáng giữ để sống? Cuộc đời nào có thể cứu, cuộc đời nào không, và cuộc đời nào không nên cứu?

Trong cuốn sách, Paul kể câu chuyện về V, một hình mẫu đạo đức của một nhà khoa học tài năng mà anh ngưỡng mộ. Khi V phát hiện bị ung thư và đối mặt với cái chết, ông đã hỏi Paul “Cậu có nghĩ cuộc đời tôi có ý nghĩa gì không? Liệu tôi có lựa chọn đúng hay không?”.

Paul nhận ra rằng: “Hầu hết chúng ta đang sống với sự nhận biết thụ động về cái chết – đó là điều xảy ra với bạn và những người xung quanh bạn. Nhưng chúng tôi (các bác sĩ) được đào tạo để chủ động giao chiến với cái chết, vật lộn với nó – và trong lúc làm điều đó, trực diện với câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời”.

Khi hơi thở hóa thinh không sach tóm tắt năm 2024

Cái chết mở cánh cửa giác ngộ

Nhưng Paul chỉ thực sự đối mặt với nó khi chính bản thân anh mắc bệnh hiểm nghèo. Khi không thể mổ, anh trở lại với văn chương. Từ những trải nghiệm phong phú của mình, anh suy tư và viết.

“Tôi cần chữ nghĩa để tiến lên phía trước. Văn chương đã mang tôi trở lại với cuộc đời trong suốt thời gian đó. Ngay cả khi tôi phải chết, tôi vẫn sống cho tới lúc thực sự ra đi. Bạn sẽ làm gì khi con đường phía trước không biết là còn dài bao nhiêu? Sẽ sống từng ngày đó như thế nào?”

Paul đã trải qua những năm tháng ngắn ngủi cuối cùng trong cuộc chiến với bệnh tật, để trở lại phòng mổ, rồi lại phải đối mặt với bệnh tật cho tới lúc buông tay.

Trong những tháng ngày tuyệt vọng ấy, anh nhận ra ý nghĩa của cuộc đời: Đó là đức tin và tình yêu thương: “Tôi quay trở lại những giá trị trung tâm của Thiên Chúa giáo: Sự hy sinh, chuộc tội, tha thứ - bởi vì tôi thấy chúng thật hấp dẫn. Tôi tin rằng thông điệp chính của chúa Jesus là lòng nhân ái luôn luôn chiến thắng”.

Câu cuối cùng của cuốn sách, anh dành cho con gái: “Con đã từng lấp đầy tháng ngày của một người đàn ông đang chết, bằng một niềm vui chan chứa, niềm vui của sự thỏa mãn, bình an”

Lucy, vợ của Paul, đã trải lòng mình trong đoạn viết tưởng nhớ những ngày cuối cùng bên chồng, đó là: “Chúng tôi hiểu rằng, bí kíp để kiểm soát một căn bệnh thập tử nhất sinh lại chính là yêu thương – để có thể bị tổn thương, để có lòng tử tế, để bao dung và để biết ơn”.

Gấp sách lại, có lẽ điều chúng ta nên làm là biết ơn rằng ta vẫn còn hơi thở, vẫn còn thời gian để thực sự trao đi yêu thương.

Khi hơi thở hóa thinh không sach tóm tắt năm 2024

Khi hơi thở hóa thinh không (tên tiếng Anh: When Breath Becomes Air) của tác giả Paul Kalanithi là một số ít các cuốn sách mà Bill Gates khuyên đọc.

"Tôi không phải là loại người mau nước mắt và cũng ít khi đọc những tác phẩm hút nước mắt người xem. Thế nhưng, cuốn sách When Breath Becomes Air thật sự được tôi ngưỡng mộ và nó đã làm tôi rơi nước mắt"

Về tác giả:

Paul Kalanithi tốt nghiệp Stanford với bằng cử nhân và thạc sĩ Văn học Anh; thạc sĩ Lịch sử và triết học khoa học, y học tại Cambridge. Tốt nghiệp xuất sắc tại trường Y thuộc đại học Yale. Tiến sĩ về khoa học thần kinh tại Stanford, đoạt giải thưởng cao quý nhất của Hiệp hội Phẫu thuật thần kinh Hoa Kỳ.

Anh qua đời năm 2015, khi mới 37 tuổi. Cuốn tự truyện: “Khi hơi thở hóa thinh không” của anh là cuốn sách bestseller ngay sau khi ra mắt.