Zhaojun là ai

Zhaojun là ai

Chiêu Quân (chữ Hán: 昭君, phiên âm: Zhào Jun) là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Với sắc đẹp được ví là “lạc nhạn” (làm cho chim quân sải cánh bay mà sa xuống đất), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca, nhạc họa. Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Hoa như một người đẹp hòa bình. Sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.

Chiêu Quân tên thật là Vương Tường (王牆), nên cũng được gọi là Vương Chiêu Quân (王昭君). Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy (秭归), Nam Quận (南郡), nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế (49 TCN – 33 TCN). Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ (宮女). Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà (呼韓邪) đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ từ hậu cung, một trong số này là Vương Chiêu Quân.

Tiếp tục đọc

Published/Created: ca. 1946-1956 Notes: Song Phụng Kỳ Duyên" or "Chiêu Quân Cống Hồ" is a Nôm poem written based on a true well known historical Chinese figure named Wang Qiang or Wang Zhaojun. She was known as one of the Four Beauties of ancient China. Born in Baoping Village, Zigui County (now belonging to Hubei Province), around 40 BC, she was recruited as a concubine of Emperor Yuan of Han (75 BC-33 BC). During the time staying in the palace, she never had a chance to meet the Emperor. In 33 BC, a Xiongnu Emperor named Huhanye Chanyu visited Chang'an as part of the tributary system that existed between the Han and Xiongnu governments. He took the opportunity to request to become the Han Emperor’s son-in-law. Instead of giving away his daughter, the Han Emperor ordered to select five average plain concubines to grant to Huhanye Chanyu. Wang Zhaojun, due to being abandoned by the Emperor, volunteered to go. When she was summoned, Emperor Yuan was astonished by her beauty and wanted to change his mind but it was too late. Wang Zhaojun became a beloved wife of the Xiongnu Emperor. She gave birth to two sons and a daughter to Huhanye Chanyu. In 32 BC, Huhanye Chanyu passed away, and Wang Zhaojun wanted to move back to her country. Emperor Cheng of Han (51BC-7BC) disapproved and ordered her to honor the Xiongnu custom to marry its next Emperor, who was her stepson born by her husband's first wife. In her new marriage, she had two daughters. After she passed away, she was buried in Xiongnu territory (now belongs to Mongolia). There are no historical documents about her children. According to some historian, Wang Zhaojun contributed greatly to the 60 years of peace between Han and Xiongnu. Since the 3rd century, Wang Zhaojun has become an inspiration for many poets and writers. There are about 700 poems and songs and 40 kinds of stories and folktales about Wang Zhaojun written by many famous writers, both ancient (Shi Chong, Li Bai, Du Fu, Bai Juyi, Li Shangyin, Zhang Zhongsu, Cai Yong, Wang Anshi, Yelü Chucai) and modern (Guo Moruo, Cao Yu, Tian Han, Jian Bozan, Fei Xiaotong, Lao She, Chen Zhisui). The Nôm poem in the Maurice Durand collection is probably the translation of one of those poems. It is unclear who wrote the Nôm poem and the work it was based on. The poem includes historical figures and events, but they have been fictionalized with unverified and fairy details that conflict with the history. In the story, Wang Zhaojun was recruited as a concubine of the Han Emperor. Due to the overwhelming number of concubines, the Emperor was first presented with their portraits to pick out the best ones before meeting them. Artists were hired, and most of concubines bribed the artists to make their portraits look perfect except Wang Zhaojun. Confident with her beauty and talent, Zhaojun refused to bribe her artist, named Mao Yanshou. She painted herself and gave the painting to Mao Yanshou. As a reprisal, Mao Yanshou, before presenting the painting to the Emperor, painted a mole of widowed tears on Wang's portrait. As a result, Wang Zhaojun was never visited by the Emperor. Until one day, the Empress, while wandering around the palace, happened to hear Zhaojun’s playing of an instrument and was so impressed with her talent and beauty that she took Zhaojun to go to see the Emperor. The Emperor was amazed by her beauty and promoted her to be his wife. Mao Yanshou was punished. In revenge, Mao Yanshou brought the painting to show to the Xiongnu Emperor who immediately felt in love with the lady in the painting. Mao Yanshou even tricked the Xiongnu Emperor to declare war with the Han Emperor unless the Han Emperor agreed to surrender Wang Zhaojun. To avoid the war, the Han Emperor had no choice but to accept the request. He was heartbroken to say good bye to his wife, and so was Zhaojun. On the way to Xiongnu, Zhaojun was given by an angel a gown that if someone touched her, that person would bleed. She even met Su Wu who was herding goats (Note: Su Wu is a real historical figure. He was a Chinese diplomat and statesman of Emperor Wu of Han (156 BC-87 BC) in Xiongnu. He is known in Chinese history for making the best of his mission in foreign territory. Due to a mistake that upset the Xiongnu Emperor, he was detained and exiled for nineteen years, herding goats. Enduring major hardship, he yet remained loyal to his mission and his homeland. Later, through a goose bearing a letter to the Han Emperor, the Emperor learned about his situation and sought to intervene. He was released and went back to Han, leaving a Xiongnu wife and his children. In reality, Su Wu lived way before Wang Zhaojun did.) When Zhaojun got to the Xiongu Emperor’s palace, she bargained with the Emperor that she would become his wife if Maoshou was executed and Su Wu was released. Xiongnu Emperor was so eager to have her that he satisfied her two requests. However, whenever the Xiongnu Emperor touched her, his hands were bleeding. One day, while taking a boat on a river, she jumped off the boat to commit suicide, prayed that her body would float back to her homeland. Her prayer was heard. The Han royal soldiers found her body and brought to the Han Emperor who then ordered a ceremony to bury her. In the ceremony, the Emperor saw Zhaojun’s younger sister who was as beautiful as her older sister. He married her and named her the Empress after the first Empress passed away. Zhaojun’s sister was not only beautiful but also had such great power that she finally defeated the Xiongnu Emperor and his army, and brought peace to Han forever. In the story, Su Wu’s wife who was a Chimpanzee even came with her children to look for her husband in Han. In conclusion, the story is a mixed between realities and mysteries. It is a legend rather than a historical document.
"Song phụng kỳ duyên" hay "Chiêu Quân Cống Hồ" là một chuyện thơ Nôm dựa trên một nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc. Chiêu Quân hay còn gọi là Vương Chiêu Quân là một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Sinh ra ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc, nàng được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế (75 TCN-33 TCN). Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ. Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hồ Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, đây cũng là một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới công chúa cho thiền vu, vua Nguyên Đế ra lệnh chọn ra 5 cung nữ có sắc đẹp trung bình để ban cho Hồ Hàn Tà, Vương Chiêu Quân vì không được vua để mắt tới nên đã tình nguyện xin đi. Khi được vời đến triều đình ra mắt vua Hung Nô, vẻ đẹp của Chiêu Quân đã làm cho Nguyên Đế sững sờ và muốn thay đổi quyết định của mình nhưng đã quá muộn. Chiêu Quân trở thành người vợ được yêu quý của Hồ Hàn Tà, được phong là Ninh Hồ Yên Chi. Họ có 2 người con trai và một người con gái. Năm 31 TCN, Hồ Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề - con trai lớn của Hồ Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ. Không có tài liệu lịch sử nào về hậu duệ của nàng. Theo các nhà sử gia thì Chiêu Quân đã đóng một vài trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình giữa nhà Hán và nhà Hung Nô suốt 60 năm. Kể từ thế kỉ 3 trở đi thì câu chuyện về Chiêu Quân đã được phóng tác nên như là hình tượng của một nhân vật nữ đầy bi thương trong nhiều tác phẩm thơ ca hay kịch, chẳng hạn như của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương An Thạch, Quách Mậu Thiến, Mã Trí Viễn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Tiễn Bá Tán. Bài thơ Nôm trong Maurice Durand Collection có thể là bản dịch từ một tác phẩm của Trung Quốc. Không rõ tác giả của bài thơ này là ai cũng như nguyên tác của nó. Vì là một phóng tác nên các tình tiết lịch sử của nó đã được hư cấu, một số chỗ còn mâu thuẫn với lịch sử. Trong truyện thơ này, vì các cung tần mỹ nữ ở trong hậu cung quá đông nên nhà vua ra lệnh cho các họa sĩ phải vẽ hình các cung phi để nhà vua chọn trước. Các cung phi thường lo lót tiền cho họa sĩ để được vẽ cho đẹp, mong vua để ý tới. Chiêu Quân từ chối đút lót cho họa sĩ là Mao Diên Thọ mà tự vẽ chân dung mình rồi đưa cho Mao Diên Thọ nộp lên vua tuy nhiên bức tranh đó bị Mao Diện Thọ do muốn trả thù đã điểm thêm nốt ruồi "Sát phu trích lệ", vì vậy Chiêu Quân không được vua màng tới. Cho đến một hôm, Hoàng hậu Vương Chính Quân tình cờ biết tới Chiêu Quân qua tiếng đàn lâm li ai oán của nàng. Bà đưa Chiêu Quân tới gặp Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế ngỡ ngàng vì sắc đẹp của nàng, phong Chiêu Quân làm Tây phi. Mao Diên Thọ bị khiển trách nặng nề. Mao Diên Thọ đem lòng oán hận Chiêu Quân, lấy chân dung Chiêu Quân nạp cho thiền vu (vua) Hung Nô là Hô Hàn Da. Vua Hung Nô say đắm sắc đẹp của nàng. Bị Mao Diên Thọ khích bác, vua Hung Nô cất quân sang đánh, buộc Hán Nguyên Đế phải cống nạp Chiêu Quân thì mới bãi binh. Hán Nguyên Đế đành phải đem Chiêu Quân sang cho Hung Nô. Suốt dọc đường đi, Chiêu Quân rất đau khổ, ngày đêm tưởng nhớ đến Hán Nguyên Đế. Nàng được một vị tiên ban cho một chiếc áo choàng mà cứ ai động vào là bị chảy máu. Nàng còn gặp Tô Vũ đang chăn dê (Tô Vũ là một nhân vật lịch sử, là đại sứ của nhà Hán thời Hán Vũ Đế (156TCN-87TCN) tại Hung Nô, do làm phật ý vua Hung Nô nên bị đày đi chăn dê 19 năm. Mặc dù phải phải chịu đựng rất nhiều cực khổ nhưng Tô Vũ vẫn một lòng tận tâm với bổn phận được giao. Về sau nhờ một con ngỗng trời mang thư về cho vua Hán mà vua Hán mới biết và tìm cách can thiệp để Tô Vũ được tha, theo lịch sử thì ông có kết hôn với một người vợ Hung Nô và có con nhưng khi về nước thì vợ con ông không theo về…Trên thực tế, Tô Vũ sống trước Chiêu Quân mấy chục năm) Sang đến Hung Nô, nàng ra điều kiện với vua Hung Nô là phải xử chém Mao Diên Thọ và thả cho Tô Vũ về quê. Vua Hung Nô vì muốn được gần gũi, ân ái với Chiêu Quân nên đã chấp thuận mọi điều kiện của nàng tuy nhiên cứ mỗi khi muốn động vào người nàng thì các ngón tay đều chảy máu. Chiêu Quân trong một lần đi thuyền đã nhảy sông tự tử nhằm giữ trọn lòng thủy chung với vua Hán. Trước đó nàng cầu nguyện để xác trôi về quê. Lời cầu nguyện của nàng đã được trời nghe thấu. Lính nhà vua nhìn thấy xác của nàng đã vớt lên. Vua Hán Nguyên Đế rất đau khổ, làm lễ an táng rất long trọng. Trong buổi lễ đó, vua gặp em gái Chiêu Quân và đem lòng yêu. Người em gái sau đó trở thành hoàng hậu, vì có phép thần thông quảng đại đã dẹp tan được giặc Hung Nô, giữ nguyên bờ cõi. Trong truyện, người vợ tinh tinh của Tô Vũ đã mang con đến tìm chồng trên đất Hán. Nói tóm lại, câu chuyện vừa thực vừa hư, mang tính chất điển tích nhiều hơn là một tài liệu lịch sử. Topics: Vietnam--Literatures Topics: Durand, Maurice M Accession Number: 2.0012.121 Language: Vietnamese Genre: manuscripts (AAT) Format: Text Content Type: Archives or Manuscripts Rights: Copyright status for collection materials is unknown. See finding aid for additional information.Copyright status for collection materials is unknown. See finding aid for additional information.

The use of this image may be subject to the copyright law of the United States (Title 17, United States Code) or to site license or other rights management terms and conditions. The person using the image is liable for any infringement.

Source Title: Maurice Durand Papers: Series II: Han Nom texts with Vietnamese Call Number: MS 1728 Box: 12 Folder: 121 Yale Collection: Manuscripts and Archives Digital Collection: Maurice Durand Han Nom oid pointer: 10922944 OID: 10923284 PID: digcoll:32698

Number of Pages: 180

Zhaojun là ai
Zhaojun là ai
Zhaojun là ai
Zhaojun là ai
Zhaojun là ai
Zhaojun là ai
Zhaojun là ai
Zhaojun là ai
Zhaojun là ai
Zhaojun là ai