Thông tin trong nghiên cứu khoa học là gì

Khoa học thông tin là một ngành khoa học liên ngành với mối quan tâm chính là việc thu thập, phân loại, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin. Ngành khoa học thông tin nghiên cứu ứng dụng và việc sử dụng tri thức trong các tổ chức, và trong sự tương tác giữa người, các tổ chức, và các hệ thống thông tin. Ngành này thường được nghiên cứu như là một nhánh của khoa học máy tính hay tin học và có quan hệ chặt chẽ với khoa học nhận thức (cognitive science) và các ngành khoa học xã hội.

Khoa học thông tin tập trung tìm hiểu các vấn đề từ góc độ của người giữ trách niệm có liên quan và sau đó áp dụng công nghệ thông tin và các công nghệ khác theo sự cần thiết. Nói cách khác, ngành khoa học này xử lý bài toán đặt ra trước thay vì làm việc với công nghệ trước. Trong ngành khoa học thông tin những năm gần đây, người ta quan tâm nhiều đến tương tác người-máy, phần mềm nhóm (groupware), semantic web, các quy trình thiết kế lặp (iterative design process) và tới cách con người tạo, sử dụng và tìm thông tin.

Không nên lẫn lộn khoa học thông tin với lý thuyết thông tin (information theory) - ngành nghiên cứu khái niệm toán học của thông tin, hay với Tin học - ngành khoa học rộng hơn nghiên cứu nhiều khía cạnh của xử lý thông tin.

  • Tin học
  • Khoa học nhận thức, Tâm lý học nhật thức – Trí tuệ với vai trò một hệ thống xử lý thông tin.
  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ thông tin – Sử dụng máy tính và công nghệ để quản lý thông tin.
  • Quản lý tri thức – Tin học và tri thức.
  • Triết học thông tin (Philosophy of Information)

  • Journal of Information Science
  • American Society for Information Science and Technology Lưu trữ 2019-10-03 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Khoa_học_thông_tin&oldid=68101231”

Trong quá trình nghiên cứu khoa học, việc thu thập thông tin tốn rất nhiều thời gian và công sức. Do đó việc sử dụng các phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học là rất cần thiết. Bài viết hôm nay Luận Văn 24 sẽ chia sẻ một số phương pháp thu thập thông tin phổ biến nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.

Thông tin trong nghiên cứu khoa học là gì

Xem thêm:

Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn là một trong những phương pháp thu thập thông tin được nhiều người áp dụng bởi nó mang tới nguồn thông tin tương đối hiệu quả và chính xác.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập các thông tin như:

  • Cơ sở lý thuyết có liên quan tới các chủ đề nghiên cứu.
  • Những thành tựu lý thuyết đã đạt được có liên quan tới chủ đề nghiên cứu.
  • Kết nghiên cứu đã được công bố tại các ấn phẩm.
  • Số liệu thống kê.

Trong phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học bằng việc nghiên cứu tài liệu, người nghiên cứu sẽ tiến hành thực hiện những công việc có liên quan tới phân tích tài liệu và tổng hợp tài liệu.

Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được sử dụng thường là phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu điều tra dưới dạng bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin. Trong đó nội dung của từng phương pháp phỏng vấn như sau:

Phỏng vấn trực tiếp

Đối với phương pháp này nhân viên điều tra sẽ đến gặp trực tiếp người được phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn dựa theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Phỏng vấn trực tiếp được áp dụng khi nghiên cứu phức tạp, phải thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau,…

Gửi phiếu điều tra dưới dạng bảng hỏi

Đây là phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học thông qua việc gửi bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Sau đó sẽ được dán tem đến người muốn phỏng vấn thông qua đường bưu điện hoặc gửi bản mềm qua internet. Phương thức này được áp dụng khi khó đối mặt, ở khoảng cách xa hoặc khi vấn đề điều tra thuộc loại khó nói và mang tính riêng tư.

Trực tiếp quan sát trên đối tượng khảo sát

Thông tin trong nghiên cứu khoa học là gì

Phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học này sẽ tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra. Đây là một phương pháp ghi lại thông tin, dữ liệu một cách có kiểm soát về những sự kiện hay hành vi ứng xử của con người. Nó thường được áp dụng cùng với những phương pháp khác nhằm kiểm tra độ chính xác của các dữ liệu đã được thu thập.

Quan sát trực tiếp trên đối tượng khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang tới kết quả cực kỳ hữu ích. Điểm mạnh lớn nhất của phương pháp này là giúp đạt được ấn tượng trực tiếp. Đồng thời giúp thể hiện được sự cá nhân của đối tượng khảo sát dựa trên cơ sở ấn tượng mà người thực hiện khảo sát đã ghi chép. 

Phương pháp quan sát thường được sử dụng trong nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử hoặc nghiên cứu để làm chính xác về những mô hình lý thuyết, kiểm tra và đánh giá các kết quả nghiên cứu.

Bạn đang làm đề tài nghiên cứu khoa học? Bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn mô hình nghiên cứu? Bạn chưa thu thập được dữ liệu hay bạn không biết cách xử lý dữ liệu đã thu thập? Đừng lo, hãy để Dịch vụ hỗ trợ luận văn của chúng tôi đồng hành và giúp đỡ bạn hoàn thành bài luận của mình một cách tốt nhất.

Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học một cách chủ động tác động vào đối tượng khảo sát. Đồng thời tác động trực tiếp vào quá trình diễn ra những sự kiện mà đối tượng tham gia hướng vào sự phát triển mục tiêu theo dự kiến của mình.

Phương pháp tiến hành các hoạt động thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát sẽ giúp rút ngắn được thời gian quan sát. Nó có thể lặp đi lặp lại để đạt được các hiệu quả chính xác nhất và không hạn chế về mặt không gian, thời gian.

Thực hiện các trắc nghiệm trên các đối tượng

Thực hiện các trắc nghiệm trên các đối tượng là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn trên giấy theo một nội dung nhất định. Khi đó người thực hiện điều tra sẽ yêu cầu người được điều tra trả lời những câu hỏi trắc nghiệm đó trong một thời gian nhất định.

Thực hiện các trắc nghiệm trên các đối tượng được thực hiện theo 3 hình thức đó là điều tra thông qua câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi kết hợp. Trong đó:

Điều tra câu hỏi đóng

Thông tin trong nghiên cứu khoa học là gì

Là hình thức điều tra đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm với các phương án trả lời. Khi đó người được trả lời sẽ lựa chọn một hay nhiều phương án trả lời khác nhau sao cho phù hợp nhất với ý kiến của mình. Với hình thức này, bạn có thể dễ tổng hợp và thống kê kết quả điều tra bởi người trả lời chỉ chọn được phương án trả lời đã thiết kế sẵn. Tuy nhiên thông tin thu được thường không được đầy đủ.

Điều tra câu hỏi mở 

Đây là hình thức điều tra trong đó người điều tra chỉ nêu ra câu hỏi và không có các câu trả lời sẵn. Người được hỏi sẽ phải tự trả lời bằng chính ngôn ngữ của mình. Người được hỏi sẽ không bị ràng buộc bởi các phương án đã được thiết kế trước do đó việc tổng hợp câu trả lời có thể sẽ gặp phải khó khăn. Các ý trả lời sẽ có sự không được thống nhất và không phản ánh đúng bản chất của vấn đề.

Điều tra câu hỏi kết hợp

Là sự kết hợp của cả hai hình thức sử dụng câu hỏi  đóng và mở. Trong đó người điều tra sẽ đưa ra các câu hỏi có câu trả lời và người được trả lời có thể trả lời thêm nếu như có câu trả lời khác.

Tham khảo:

Trên đây là các phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học phổ biến và được nhiều người áp dụng. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về các phương pháp thu thập thông tin. Để từ đó có thể lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất giúp hoàn thành bài nghiên cứu tốt và chất lượng nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn hãy liên hệ ngay cho Luận Văn 24 theo theo hotline 0988 55 2424 hoặc theo địa chỉ email để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.