Trái ngược với lòng biết ơn là gì

Lòng biết ơn là gì?

Câu hỏi: Lòng biết ơn là gì?

Trả lời:

Lòng biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác hay với những thành quả lao động do cha ông để lại. Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Có những lòng biết ơn vô cùng cảm động và lắng đọng tình người đó là lòng biết ơn cha mẹ – những người đã sinh ra mình. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm các kiến thức về lòng biết ơn trong đời sống nhé!

1. Tại sao phải có lòng biết ơn trong cuộc sống?

- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.

- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.

2. Biểu hiện của lòng biết ơn

- Nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn.

- Giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai.

- Khi nhận ơn nghĩa của người khác thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp.

- Thăm viếng, giúp đỡ những người, gia đình có công với Cách mạng, đất nước.

- Luôn quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.

- Phản đối những hành vi vô ơn, bội nghĩa

- Biết ơn thầy cô giáo:học tập tốt,nghe lời thầy cô dạy bảo,yêu quý kính trọng thầy cô,tích cực tham ra phát biểu ý kiến xây dựng bài,nhớ ơn thầy cô giáo cũ,

- Biết ơn bố mẹ:chăm học,ngoan ngoãn ko để cha mẹ buồn lòng,chăm sóc cho cha mẹ khi họ bị ốm,...

3. Ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống

- Thể hiện nghĩa cử cao đẹp của đân tộc.

- Tạo mối quan hệ gần gũi, tốt đẹp hơn

- Xây dựng nếp sống tốt đẹp.

4. Cần làm gì để giữ gìn và phát huy lòng biết ơn

Để gìn giữ và phát huy lòng biết ơn, chúng ta cần ghi nhớ, tôn vinh, trân trọng những điều được tạo nên từ cội nguồn, quá khứ như những giá trị tinh thần, văn hóa tốt đẹp. Đồng thời, tích cực tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa bằng những hành động cụ thể và thiết thực; có thái độ lên án, phê phán mạnh mẽ đối với lối sống vô ơn, bội bạc.

5. Nghị luận về lòng biết ơn trong cuộc sống

     Lòng biết ơn là một trong những đạo lý con người rất quý báu của nhân dân ta. Ông bà ta từ bao đời nay đã luôn cố gắng lưu truyền và phát huy tinh thần “ uống nước nhớ nguồn” cho biết bao thế hệ con cháu.

     Lòng biết ơn là gì? Đó chính là tình cảm, sự chân thành được dành cho những người đã có công giúp đỡ, chăm sóc mình trong mọi hoàn cảnh, dù trong lúc vui vẻ hay hoạn nạn. Là một người có lòng biết ơn, nó thể hiện chúng ta là một con người biết phải trái, trước sau, biết tôn trọng những người có công. Nhờ đó sẽ giúp ta cũng tích cực hơn làm những điều tốt trong cuộc sống.

     Khi đất nước ta trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ những ngày khai thiên lập địa cho đến ngày nay, có biết bao nhiêu người dân, anh hùng đã hi sinh thân mình để đóng góp xây dựng đất nước. Để có được cuộc sống trong thời bình, nhận được sự che chở, yên ấm của Đảng và nhà nước thì chúng ta đã phải trải qua rất nhiều mất mát. Chính vì lẽ đó, những thế hệ sau luôn được dạy dỗ cần tỏ lòng biết ơn đến những người mẹ việt nam anh hùng, đến những người lính cách mạng, đến gia đình bố mẹ của ta. Những ngày kỷ niệm như 27/7 là Ngày thương binh liệt sỹ hàng năm là một dịp quan trọng để ta hướng đến những giây phút mặc niệm về công ơn gây dựng của những người anh hùng ấy.

     Lòng biết ơn còn được thể hiện trong cuộc sống đời thường. Một lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Mang về những điểm mười, những lời khen để dành tặng cha mẹ là ta đã biết tỏ lòng biết ơn đến sự nuôi dưỡng giáo dục của cha mẹ thầy cô. Khi lớn lên, trưởng thành, bổn phận của con cái là phải biết chăm sóc cha mẹ lúc về già, ốm đau bệnh tật. Hay việc có thể trở thành những con người thành công, có công ăn việc làm ổn định là ta cũng cần biết ơn đến công sức truyền dạy của thầy cô. Thật vậy, ngay cả bát cơm ta ăn, chiếc áo ta mặc hàng ngày, ta cũng cần phải biết trân trọng, gìn giữ bởi công sức của những người làm ra đó thật sự rất vất vả, trải qua nhiều công đoạn mới làm nên được một sản phẩm hoàn chỉnh.

     Bởi vì tầm quan trọng của lòng biết ơn, giúp mọi người trở nên tốt đẹp hơn, biết cách chia sẻ giúp đỡ khi cần. Vì thế ông bà ta đã thông qua rất nhiều các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ để truyền tải, thúc đẩy tinh thần biết ơn mọi người như câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” / “con ơi ghi nhớ lời này / công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên”. Việc chúng ta biết tỏ lòng biết ơn giúp gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp, làm cho đất nước, con người có cuộc sống hạnh phúc, nhân ái hơn.

     Thế nhưng, với guồng quay của cuộc sống làm cho con người ngày càng trở nên bận rộn hơn. Họ không có nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự cùng cha mẹ. Thậm chí, khi cha mẹ về già, họ để họ sống cô đơn ở những bệnh viện, hay trại dưỡng lão mà thiếu đi hơi ấm gia đình, tình thương của con cái dành cho cha mẹ. Hay khi ta ra trường, trưởng thành, việc hỏi thăm thưa gửi với những thầy cô giáo cũ trở nên quá xa vời.

     Họ quên đi những người bạn, người đồng hành đã luôn ở bên quan tâm, giúp đỡ họ lúc họ khó khăn khi giờ đây, họ đã đứng trên những thành công khác. Đó là những điều mà chúng ta cần thật sự quan tâm, vì nếu không biết đến giá trị của gia đình, cội nguồn thì những truyền thống, văn hóa đất nước sẽ bị thui chột, mài mòn và biến mất. Những kẻ “qua cầu rút ván“ hay “ăn cháo đá bát" cần bị bài trừ một cách nghiêm khắc.

     Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức đáng quý của con người. Biết sống sao cho trọn vẹn với những người có công giúp đỡ, nuôi nấng mình, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống.

Biết Ơn Trái nghĩa


Biết Ơn Trái nghĩa Tính Từ hình thức

  • vô phép thô lỗ, irksome, khó chịu, xáo trộn.
  • vông ân, bất cẩn, suy nghi phải, không lưu ý, quên.

Biết Ơn Tham khảo

Nhiều người thắc mắc Từ đồng nghĩa, trái nghĩa với biết ơn là gì? Bài viết hôm nay https://chiembaomothay.com/ sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Từ đồng nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, chỉ những tự tự nghĩa mới có hiện tượng đồng nghĩa từ vựng.

Những từ chỉ có nghĩa kết cấu nhưng không có nghĩa sở chỉ và sở biểu như bù và nhìn trong bù nhìn thì không có hiện tượng đồng nghĩa.

Những từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở biểu và thuộc loại trợ nghĩa như lẽo trong lạnh lẽo hay đai trong đất đai thì cũng không có hiện tượng đồng nghĩa.

Trái ngược với lòng biết ơn là gì

Những từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở chỉ (thường là các hư từ) như sẽ, tuy, với… thường đóng vai trò công cụ diễn đạt quan hệ cú pháp trong câu nên chủ yếu được nghiên cứu trong ngữ pháp, từ vựng học không chú ý đến các loại từ này.

Những từ độc lập về nghĩa và hoạt động tự do như nhà, đẹp, ăn hoặc những từ độc lập về nghĩa nhưng hoạt động tự do như quốc, gia, sơn, thủy… thì xảy ra hiện tượng đồng nghĩa. Nhóm sau thường là các từ Hán-Việt. Như vậy có thể nói hiện tượng đồng nghĩa xảy ra ở những từ thuần Việt và Hán-Việt.

Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.

Vậy từ đồng nghĩa, trái nghĩa với biết ơn gì?

– Từ đồng nghĩa với biết ơn là đội ơn, hàm ơn
– Từ trái nghĩa với biết ơn là vô ơn, bội ơn

Đặt câu với từ biết ơn:

– Chúng tôi vô cùng biết ơn/hàm ơn/đội ơn những anh hùng đã hy sinh cho tổ quốc này.

Nếu còn cầu hỏi khác hãy gửi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.

Qua bài viết Từ đồng nghĩa, trái nghĩa với biết ơn là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.