Vnvc là viết tắt của từ gì

Sống ở nước tư bản già cỗi nơi vắc xin được chính quyền Anh trực tiếp đặt hàng về tiêm miễn phí cho dân, tôi sửng sốt khi thấy một công ty tư nhân ở Việt Nam quảng cáo bán vắc-xin Covid-19.

Anh Quốc cho tới nay đã đặt tổng cộng hơn 400 triệu liều vắc-xin các loại, đủ dùng cho 200 triệu người trong khi dân số chỉ có 66 triệu, tính cả trẻ dưới 16, vốn không thuộc diện được tiêm vắc-xin.

Và tất cả mọi người đều được chích ngừa miễn phí. Tính tới hết tháng Hai, hơn 20 triệu người Anh đã được tiêm mũi vắc-xin đầu tiên.

Sau khi có tin lô vắc-xin AstraZeneca của Anh đầu tiên về tới Việt Nam hồi cuối tháng Hai, tôi tìm hiểu thêm và thấy nhiều thông tin lạ lùng quanh việc mua và phân phối vắc-xin ở Việt Nam, ít nhất là theo những thông tin có trên mạng và mạng xã hội.

Thứ nhất, Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, gọi tắt là VNVC, chính là công ty tư nhân nhập hàng chục triệu liều vắc-xin AstraZeneca. Không rõ chính phủ Việt Nam sẽ mua lại vắc-xin của công ty này với giá nào, có chênh lệch không và vì sao VNVC lại được hợp đồng kinh doanh này thay vì chính phủ nhập trực tiếp.

Từ đầu tháng Hai, VNVC đã quảng cáo bán vắc-xin chống Covid-19. Trong một bài đăng trên Facebook hôm 3/2, VNVC viết: “[T]rong buổi sáng khai trương [trung tâm Long Biên của VNVC], rất nhiều Quý khách hàng đã thành công đăng ký vắc xin phòng COVID-19, trở thành một trong những vị khách đầu tiên sở hữu “tấm vé vàng” chặn đứng nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh.”

Trong một bài khác đăng trên Facebook trong cùng ngày, VNVC cũng hướng dẫn khách hàng bốn cách để đặt “vắc-xin cả thế giới mong chờ”.

Các thông tin này của VNVC cũng xuất hiện tại nhiều trang Facebook nhắm tới người dân tại một số địa phương và được số lượng tương tác vô cùng lớn.

Tin đăng trên trang Bình Dương 24h có 11.000 phản ứng các loại, 2.900 bình luận và 2.600 chia sẻ. Trang này cũng khuyến khích người dân mua thẻ quà tặng có mệnh giá cao nhất là 25 triệu đồng để mua tặng vắc-xin Covid-19.

Ngay dưới bài đăng này có bình luận của Chung Truong: “[S]ao nhà nước không nhập vacxin tiêm chủng cho dân mình đỡ chi phí ta. Lại cho tư nhân nhập rồi [tiêm] cho dân như vậy chi phí sẽ cao hơn.”

Một người khác, Kieu Trinh, liền bào chữa: “Mình nghĩ sau đại dịch này thì nhà nước cũng đã tốn rất nhiều tiền của rùi, giờ mất tiền cũng [được] miễn là có thuốc để [được] chích ngừa.”

Trang fanpage Hải Phòng hồi cuối tháng Một cũng quảng cáo bán vắc-xin cho VNVC trong bài được 1.700 lượt phản ứng và trên 140 bình luận. Trên trang fanpage Người Đồng Nai, số lượng tương tác trên quảng cáo tương tự hồi đầu tháng Hai đạt tới 9.400 phản ứng, 2.000 bình luận và 1.400 lượt chia sẻ.

Bài trên trang này viết: “Mọi người ở Đồng Nai có thể đăng ký vacxin "Cô vy 19" ngay từ hôm nay tại các trung tâm VNVC cùng toàn dân khống chế đại dịch, khôi phục nền kinh tế và ổn định cuộc sống.”

Tuy nhiên vào cuối tháng Hai VNVC đã không còn nhận đăng ký vắc-xin Covid-19 dù trước đó họ ra sức khuyến khích người dân mua thẻ với đủ loại mệnh giá để có vắc-xin, kể cả vắc-xin chống Covid-19.

Trong khi đó báo Việt Nam đưa tin người có vai trò lớn trong việc nhập vắc-xin Covid-19 về tiêm cho người dân chính là doanh nhân Ngô Chí Dũng.

Trang Nhà đầu tư viết: “[Công ty cổ phần] Vacxin Việt Nam (tên viết tắt VNVC) được thành lập vào tháng 11/2016, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực y tế dự phòng với số vốn điều lệ ban đầu ở mức 10 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập bao gồm: Ông Ngô Chí Dũng (40% VĐL), bà Nguyễn Thị Hà (30% VĐL) và bà Nguyễn Thị Xuân (30% VĐL).

“Tại đây, ông Ngô Chí Dũng đảm nhiệm chức Chủ tịch [Hội đồng quản trị] kiêm Tổng Giám đốc và Người đại diện pháp luật. Cập nhật ở lần thay đổi gần nhất (10/7/2020), vốn điều lệ công ty này đạt mức 140 tỷ đồng.”

Điều đáng nói là Việt Nam kiên quyết theo đuổi đường lối xã hội chủ nghĩa vì cho rằng nó có lợi cho người dân. Nhưng trong khi tư bản Anh dùng tiền ngân sách nhập vắc-xin về tiêm miễn phí cho dân thì Việt Nam lại để cho công ty tư nhân đứng ra mua vắc-xin nhằm ăn chênh lệch. Quả là không nên nghe ai nói mà hãy nhìn những gì họ làm.

Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đứng đầu "Top 10 công ty dược uy tín nhất năm 2022" do Việt Nam Report và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Buổi lễ trao giải "Top 10 công ty dược uy tín năm 2022" diễn ra vào ngày 5/1. Bảng xếp hạng dựa trên ba tiêu chí: năng lực tài chính; uy tín truyền thông đánh giá bằng phương pháp media coding – tức là mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; khảo sát dược sĩ và doanh nghiệp.

Tại sự kiện, VNVC được vinh danh là công ty dược uy tín dẫn đầu bảng xếp hạng vì đã phát triển hệ thống trung tâm tiêm chủng ở mọi miền, tăng cơ hội tiếp cận vaccine của người dân. VNVC cũng là đơn vị đầu tiên đưa vaccine Covid-19 AstraZeneca về Việt Nam và chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế, tiêm miễn phí cho người dân, nhân viên tuyến đầu chống dịch.

Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, đại diện đơn vị nhận cúp và bằng khen. Ảnh: VNVC

Giải thưởng "Top 10 công ty dược uy tín năm 2022" có ý nghĩa hơn với VNVC do đúng dịp hệ thống chính thức cán mốc 100 cơ sở trên toàn quốc.

Hệ thống tiêm chủng VNVC thuộc Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam, hoạt động từ tháng 6/2017. VNVC có dây chuyền bảo quản lạnh (cold chain) với hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, xe lạnh vận chuyển chuyên dụng, các tủ chuyên dụng đạt chuẩn quốc tế có thiết bị theo dõi nhiệt tự động để bảo quản vaccine ở mức cao nhất.

VNVC hiện là đối tác chính thức với nhiều hãng dược và nhà sản xuất vaccine hàng đầu thế giới như Glaxosmithkline (GSK - Bỉ), Sanofi Pasteur (Pháp), Pfizer (Mỹ), Merck Sharp and Dohme (MSD - Mỹ)... Nhờ đó, trung tâm có nguồn vaccine chất lượng cao, số lượng lớn, cung ứng ổn định.

VNVC cam kết cung ứng vaccine phòng bệnh cho trẻ em và người lớn với giá cả bình ổn, nhiều ưu đãi giá. Ảnh: Nguyên An

Năm 2021, vaccine Covid-19 của AstraZeneca được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép khẩn cấp. VNVC đã đặt mua 30 triệu liều từ sớm, vận chuyển về Việt Nam. Đây cũng là lô vaccine Covid-19 đầu tiên trong nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước tiếp cận vaccine sớm nhất trong khu vực.

VNVC thường tổ chức các chương trình tư vấn cộng đồng bằng nhiều hình thức như tọa đàm về sức khỏe, giao lưu trực tuyến trên truyền hình, báo chí, mạng xã hội... Việc này nhằm giúp người dân tiếp cận thông tin khoa học về vaccine, tiêm chủng. Trung tâm cũng có các hoạt động khác như: tặng bộ xét nghiệm Covid-19, thiết bị y tế; tài trợ khám sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân chất độc màu da cam/dioxin; ủng hộ thuốc và vật tư y tế cho đồng bào miền trung trong bão lũ; tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó; tặng bò cho nông dân...

Theo đại diện VNVC, trong thời gian tới, trung tâm đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine, mở cơ sở mới trên toàn quốc, đảm bảo dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao, an toàn; hình thành thói quen chủ động bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

Tính đến tháng 1/2023, VNVC có 100 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc; hơn 100 kho lạnh đạt chuẩn GSP lớn và hiện đại, bao gồm hàng trăm kho lạnh trung tâm và 4 tổng kho lạnh bảo quản vaccine ở 2-8 độ C; 3 kho tiền lạnh và 3 kho lạnh âm sâu đến âm 86 độ C. Tổng sức chứa các kho khoảng hơn 200 triệu liều vaccine trong cùng một thời điểm.

Chủ đề