Vì sao lại bị đau dạ dày

Tỉ lệ người bị đau dạ dày của Việt Nam càng ngày càng tăng. Bệnh dẫn đến tâm trạng mệt mỏi, chán ăn,… ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, học tập, chất lượng cuộc sống, nghiêm trọng hơn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh có thể gây ra do những hoạt động, thói quen hàng ngày mà mọi người không chú ý đến. Vậy đau dạ dày là gì và đâu là nguyên nhân gây đau dạ dày

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa có thể cấp tính và mạn tính. Chúng gây ra những tổn thương là ổ viêm, ổ loét trên niêm mạc dạ dày. Một số trường hợp những tổn thương này còn có thể đi sâu qua niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng thủng dạ dày. Ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, bệnh thường xảy ra phần lớn ở nam giới, còn đối với nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh dạ dày cao hơn ở tuổi trên 60.

Các dấu hiện nhận biết bệnh điển hình như đau vùng thượng vị (đau vùng trên rốn), nôn mửa, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua…. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh không có những triệu chứng trên đến khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: chảy máu tại ổ loét gây nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thủng ổ loét mới phát hiện ra. Bệnh ở giai đoạn đầu có thể  khỏi hoàn toàn, nhưng khi chuyển sang giai đoạn biến chứng thì việc khắc phục trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày điển hình

Có rất nhiều nguyên nhân bệnh đau dạ dày, trong đó có 9 nguyên nhân điển hình sau đây:

  • Yếu tố tâm lý: Khi lo âu, căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ dẫn đến tăng tiết acid ở dạ dày gây viêm loét dạ dày. Tình trạng đau có thể sẽ ngừng nếu bệnh nhân cải thiện được trạng thái tâm lý nhưng sẽ kéo dài và tái phát nhiều lần khi gặp stress trở lại.
  • Chế độ ăn uống chưa hợp lý: đây là một trong những nguyên nhân hay gặp ở người bị viêm loét dạ dày. Khi ăn những đồ cay nóng, chua, quá nóng hay quá lạnh thường xuyên dẫn đến những tổn hại niêm mạc dạ dày. Hoặc ăn không đúng bữa, bỏ bữa, nhịn đói thường xuyên cũng gây ra bệnh đau dạ dày, từ đó tiến triển thành viêm, loét dạ dày.

Ngoài ra, các đồ uống kích thích như rượu, bia, nước ngọt khi được sử dụng thường xuyên sẽ đều dẫn đến và làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đây là nguyên nhân gây đau dạ dày phần lớn ở nam giới.

  • Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, hầu hết những bệnh nhân bị đau dạ dày đều có tiền sử gia đình có người đã mắc bệnh. Những người có nhóm máu O cũng chiếm tỉ lệ bị viêm loét dạ dày cao hơn các nhóm máu khác
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori: đây được coi là thủ phạm chính gây ra bệnh lý dạ dày . Vi khuẩn này rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa, điển hình là đường miệng – miệng. Bởi chúng có trong nước bọt, mảng bám răng nên tỉ lệ lây nhiễm khá cao, riêng ở Việt Nam con số này lên đến 70%. Khi xâm nhập được vào dạ dày, chúng gây tổn thương niêm mạc dạ dày bằng cách phá hủy lớp nhày bảo vệ niêm mạc đồng thời sản sinh ra các độc tố làm tổn thương các tế bào niêm mạc từ đó mà gây ra viêm, loét.. Hiện nay, tỉ lệ HP kháng kháng sinh ngày càng tăng cao do thực trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi của đại đa số người dân. Điều này dẫn đến việc loại trừ nhiễm khuẩn HP bằng kháng sinh ngày một khó khăn hơn.

“Có thể bạn quan tâm:Vi khuẩn HP(Helicobacter Pylori) là gì? Và chúng lây qua con đường nào?”

Nhiễm vi khuẩn HP là mối nguy lớn đe dọa tới sức khỏe của mọi người.

  • Rối loạn nội tiết: Một số bệnh nội tiết như suy tuyến yên, bệnh Hashimoto, thiểu năng cận giáp,… cũng có thể gây ra bệnh.
  • Yếu tố miễn dịch: một số nghiên cứu gần đây mới phát hiện ra có các kháng thể kháng tế bào thành hoặc kháng yếu tố nội sinh dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Yếu tố thói quen sinh hoạt: Những thói quen không điều độ, không đúng giờ như thức khuya, ăn uống thất thường, hay thói quen hút thuốc lá đều là những nguyên nhân có thể gây ra bệnh.
  • Sử dụng một số thuốc: Một số thuốc có tác dụng không mong muốn là gây loét dạ dày như NSAIDs, corticoid,… Khi được sử dụng thường xuyên sẽ rất dễ làm tổn thương liên tục niêm mạc dạ dày do ức chế chất Prostaglandin trong cơ thể.
  • Tiền sử mắc một số bệnh lý: Một số bệnh lý có thể dẫn đến viêm loét dạ dày như hội chứng Zollinger-Ellison; suy dinh dưỡng: thiếu sắt, thiếu acid folic,…

Thực chất, bệnh đau dạ dày xảy ra chủ yếu là do mất sự cân bằng giữa các yếu tố tấn công và bảo vệ của cơ thể. Các yếu tố tấn công chính là các nguyên nhân gây đau dạ dày. Cơ chế của bệnh chính là phá hủy yếu tố bảo vệ như phá hủy lớp chất nhày bảo vệ, và tăng cường những yếu tố tấn công như tăng tiết acid dịch vị,… . Từ đó niêm mạc dạ dày bị tổn thương nên tạo thành các ổ viêm, loét , gây ra đau dạ dày.

Trong đó, vi khuẩn HP được xếp vào là 1 trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày.

Hiện nay tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng là rất cao. Trong khi đó, tình trạng kháng kháng sinh cũng tỉ lệ thuận với điều này khiến cho việc khắc phục bệnh đau dạ dày gặp nhiều trở ngại và giảm hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, PylopassTM ra đời như một bước tiến mới trong việc thải trừ vi khuẩn HP. Với cơ chế đơn giản và đặc hiệu, PylopassTM có thể nhận biết và gắn kết, thải trừ vi khuẩn HP ra ngoài cơ thể mà không gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

Tổng quát lại, để phòng ngừa bệnh đau dạ dày, cần hạn chế các nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách điều chỉnh các thói quen sinh hoạt và ăn uống, hạn chế uống rượu bia, tránh việc tự ý sử dụng các thuốc giảm đau kéo dài và xây dựng một kế hoạch làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Cố gắng để bản thân không rơi vào tình trạng stress, căng thẳng kéo dài. Đồng thời, cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh bằng cách thải trừ vi khuẩn HP để hiệu quả khắc phục bệnh được tốt nhất. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý các biện pháp phòng lây nhiễm HP cho người thân trong gia đình như hạn chế ăn chung, uống chung, dùng chung dụng cụ ăn uống,…

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày thực chất là tình trạng dạ dày bị tổn thương do bị viêm loét. Khi dạ dày bị tổn thương và xuất hiện những cơn đau, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn… Tất cả những điều này sẽ gây cho người bệnh cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và đời sống hàng ngày.

 

Vì sao lại bị đau dạ dày

Ảnh minh họa 

Tình trạng đau dạ dày thường xảy ra chủ yếu tại 3 vị trí: 

● Đau thượng vị: Vùng thượng vị nằm ở dưới xương ức và phía trên của rốn. Người bị đau dạ dày sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức với các mức độ và tần suất khác nhau. Các cơn đau khi thì âm ỉ kéo dài, khi thì trở nên vô cùng dữ dội. Không chỉ vậy, cơn đau còn bị lan sang phía sau vùng lưng và ngực. 

● Đau vùng bụng giữa: Vùng bụng giữa thực chất là khu vực xung quanh rốn. Đây là vị trí chứa rất nhiều cơ quan nội tạng. Chính vì vậy, rất khó để có thể phát hiện được những bệnh lý xảy ra tại đây. Những cơn đau dạ dày ở vùng bụng giữa thường có tính chất âm ỉ hoặc quặn thắt. Đặc biệt, chúng còn có xu hướng lan sang vùng bụng bên phải. Bên cạnh cảm giác đau đớn, người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, đầy bụng, ợ chua, buồn nôn... 

● Đau vùng bụng ở phía bên trái: Lúc này, người bệnh đau dạ dày sẽ xuất hiện triệu chứng đau mỗi khi đói, kèm theo đó là tình trạng nóng bụng, tức bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Dấu hiệu đau dạ dày

Những dấu hiệu của đau dạ dày thường được biểu hiện khá rõ rệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng của bệnh lại không thực sự rõ ràng mà chỉ xuất hiện các cơn đau âm ỉ vùng bụng. Tuy vậy, khi bị đau dạ dày, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như sau: 

● Đau tức vùng thượng vị: Đây chính là triệu chứng đau dạ dày dễ nhận biết nhất. Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau rát khó chịu tại vùng thượng vị, đi kèm theo đó là cảm giác tức ngực vô cùng khó chịu. Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị đau tại vùng bụng bên trái hoặc ở giữa bụng. 

● Khả năng ăn uống trở nên kém hơn: Đa phần người bị đau dạ dày thường bị chán ăn. Họ cảm thấy thức ăn không ngon và không có nhu cầu muốn ăn nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thức ăn khi vào trong dạ dày được tiêu hóa khá chậm. Chính vì vậy, người bệnh lúc nào cũng cảm thấy đầy bụng, chướng bụng và ấm ách. Từ đó sẽ gây ra tình trạng chán ăn. Đặc biệt, sau mỗi bữa ăn, người bị đau dạ dày còn xuất hiện cảm giác bỏng rát ở vùng thượng vị. Tình trạng này còn lan sang vùng xương ức và gây cho người bệnh cảm giác buồn nôn. 

● Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua: Đây là dấu hiệu rất điển hình thường xảy ra ở người bị đau dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bị rối loạn. Sự rối loạn này khiến cho thức ăn trở nên khó tiêu hóa và bị lên men. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đau rát vùng thượng vị, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

● Buồn nôn, nôn: Tình trạng này không chỉ là dấu hiệu của đau dạ dày mà còn là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày. Trong trường hợp người bệnh bị nôn nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước và mất khả năng cân bằng điện giải. Từ đó sẽ đến đến nguy cơ bị phù nề, thiếu máu và sút cân rõ rệt.

● Chảy máu tiêu hóa: Những triệu chứng đau dạ dày như chảy máu tiêu hóa đó là người bệnh bị nôn ra máu đen hoặc máu tươi. Đặc biệt, trong phân còn có lẫn màu đen hoặc màu đỏ tươi của máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị choáng váng, chóng mặt, hoa mắt và tụt huyết áp. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân đau dạ dày 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Trong đó phải kể đến như: 

● Hoạt động của một số loại vi sinh vật gây hại: Một trong số những tác nhân chính gây ra căn bệnh đau dạ dày chính là do hoạt động của nhiều loại nấm, vi khuẩn gây hại. Trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP không chỉ gây ra tình trạng đau dạ dày mà còn là yếu tố thúc đẩy tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày phát triển nặng hơn. Việc ăn uống nhiều loại thức ăn độc hại, sử dụng nhiều bia rượu sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. 

●Thói quen ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống bất ổn và thiếu khoa học chính là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh lý đau dạ dày. Nhiều người thường có thói quen ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá khuya, ăn quá no hoặc hay để bụng đói… Chính điều này sẽ khiến cho chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm cay nóng, chiên rán qua quá nhiều dầu cũng là yếu tố thúc đẩy căn bệnh đau dạ dày phát triển.  Ngoài ra, thói quen vừa ăn, vừa đọc sách, chơi game… cũng là tác nhân khiến cho dạ dày bị đau. 

● Do yếu tố tâm lý: Những người thường xuyên phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng, stress thường có khả năng cao bị đau dạ dày. Nguyên nhân là do lúc này mọi áp lực sẽ khiến cho dạ dày tiết dịch và co bóp mạnh mẽ hơn. Từ đó, lớp niêm mạc sẽ bị bào mòn và gây ra các cơn đau với mức độ và tần suất khác nhau. 

● Do ảnh hưởng bởi một số bệnh lý: Những bệnh lý thường gây tác động xấu đến khả năng hoạt động của dạ dày đó là viêm tuyến tụy, viêm ruột, túi mật, hội chứng ruột kích thích… Bên cạnh đó, đau dạ dày cũng có thể là hệ quả do các bệnh lý tuyến giáp gây ra.

●  Do lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc kháng sinh và kháng viêm không steroid sẽ gây ra sự ức chế đối với hệ thống vi sinh vật tồn tại ở trong dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày…

Biến chứng đau dạ dày

Nhiều người bệnh khi bị đau dạ dày thường rất chủ quan và không hề biết rằng bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe. Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải nếu như không khắc phục đau dạ dày kịp thời. 

● Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày là hệ quả do tình trạng xung huyết dạ dày và một số căn bệnh khác gây nên. Khi bị đau dạ dày kèm theo xuất huyết, việc cầm máu sẽ trở nên rất khó khăn. Nếu bệnh ở mức độ nặng, dạ dày chảy nhiều máu, bệnh nhân sẽ bị mất máu cấp tính. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, chân tay lạnh, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, da nhợt nhạt, huyết áp tụt, mạch đập nhanh, thở dốc. Tình trạng đau dạ dày kèm theo xuất huyết rất nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, ngay từ khi phát hiện ra các triệu chứng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế kịp thời.

● Thủng dạ dày: Bên cạnh xuất huyết dạ dày thì thủng dạ dày cũng là một biến chứng nguy hiểm do căn bệnh đau dạ dày gây nên. Lúc này, lớp viêm loét ở dạ dày sẽ càng trở nên sâu hơn và khiến cho niêm mạc dạ dày dần trở nên mỏng đi. Nếu người bệnh không chủ động xử lý, các vết loét sẽ ngày càng lan rộng và tạo thành vết thủng ở trên bề mặt của dạ dày. Thủng dạ dày nếu không được xử lý kịp thời sẽ có thể khiến cho người bệnh bị tử vong. 

● Ung thư dạ dày: Nếu dạ dày đã xuất hiện nhiều vết loét mà không được khắc phục thì nguy cơ dạ dày bị ung thư sẽ rất cao. Trên thực tế, các dấu hiệu của ung thư dạ dày và đau dạ dày thường có sự tương đồng với các triệu chứng điển hình như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân nhanh… Lúc này, việc xử lý sẽ trở nên vô cùng khó khăn và tốn kém.

Tham khảo giải pháp cải thiện đau dạ dày nhờ Cao Bình Vị Tâm Minh Đường

Để hỗ trợ cải thiện chứng đau dạ dày, người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Cao Bình Vị Tâm Minh Đường của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Đây là hướng cải thiện bệnh được đánh giá là hiệu quả và an toàn.

Cao Bình Vị Tâm Minh Đường là sự kết tinh bởi 6 loại thảo dược quý gồm hoàng bá, kim ngân hoa, cây chỉ thiên, nhân trần, bạch mao căn, cối xay. Mỗi loại thảo dược này đều đem đến tác dụng khắc phục bệnh khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều tập trung vào việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý, hồi phục tổn thương và ngăn ngừa nguy cơ tái phát lại bệnh.

Vì sao lại bị đau dạ dày

 Cao Bình Vị Tâm Minh Đường được bào chế ở dạng cao nguyên chất. Toàn bộ nguồn dược liệu đều được đun sắc trong nồi cao áp ở ngưỡng 100 độ C và kéo dài liên tục trong suốt 48 giờ đồng hồ. Sau khi nước cốt được chắt lọc thì sẽ trải qua công đoạn cô đặc để tạo thành cao. Đặc biệt, với điều kiện khắt khe về nhiệt độ và thời gian như vậy, lượng cao thu được không chứa corticoid, tân dược hay chất phụ gia gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 Bên cạnh đó, Cao Bình Vị Tâm Minh Đường còn được  tin tưởng là vì:

● Nguồn nguyên liệu sạch, được trồng và chăm sóc cẩn thận tại Viện Dược liệu của Bộ Y tế, đạt tiêu chuẩn CO - CQ.

● Cách sử dụng bài thuốc vô cùng đơn giản và dễ dàng: Bệnh nhân chỉ cần pha một lượng cao vừa đủ vào trong nước ấm là đã có thể dùng được.

● Cao Bình Vị Tâm Minh Đường chỉ phân phối độc quyền tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Đây là nhà thuốc đã vinh dự nhận được cúp vàng: “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2018.

Vì sao lại bị đau dạ dày
 

Dựa trên kết quả thống kê của trên 6.800 trường hợp bệnh nhân đã khắc phục đau dạ dày thành công nhờ bài thuốc Cao Bình Vị Tâm Minh Đường, sự thay đổi rõ rệt của bệnh lý được diễn ra chỉ sau 1 tuần.

Vì sao lại bị đau dạ dày

Tuỳ vào cơ địa và tình trạng bệnh cụ thể sẽ có những lộ trình riêng biệt, do đó bạn nên đến tìm gặp bác sĩ để được tư vấn càng sớm càng tốt.

Bạn cần bác sĩ tư vấn thăm khám trực tiếp?

 BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay 

Vì sao lại bị đau dạ dày

Vì sao lại bị đau dạ dày
  

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

● Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

● Hotline: 0983.34.0246

● Website: tamminhduong.com

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

● Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

● Hotline: 0903.876.437