Vì sao evn lãi đậm năm 2017

Vì sao evn lãi đậm năm 2017

Lãnh đạo EVN cho biết doanh thu bán điện tăng gần 9%, EVN năm nay có lãi. Ảnh: N.AN

Thông tin được ông Võ Quang Lâm, phó Tổng giám đốc EVN, đưa ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 sáng ngày 4-1 tại Hà Nội.

Theo ông Lâm, năm 2017 EVN gặp nhiều khó khăn do tình hình thiên tai, biến động bất thường của thời tiết ảnh hưởng đến cung ứng điện và gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống điện trên 600 tỷ đồng.

Chưa kể, một số chi phí đầu vào tăng, như: tỷ giá, giá than, khí cho sản xuất điện, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng và từ tháng 3/2017 giá than tiếp tục tăng... tác động đến chi phí kinh doanh.

Mặc dù vậy, nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều vượt kế hoạch. Cụ thể, điện sản xuất và mua ước đạt 192,45 tỷ kWh, tăng 8,6% so với năm 2016; riêng điện thương phẩm ước đạt 174,05 tỷ kWh, tăng 8,92% so với năm 2016.

Doanh thu bán điện tăng

Tổng doanh thu toàn tập đoàn năm 2017 ước đạt 293.180 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán điện là 289.250 tỷ đồng, tăng 8,94% so với năm 2016. Nộp ngân sách là 15.870 tỷ đồng.

Năm 2017, EVN cũng tiết kiệm được 1.255 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh. Nhờ có nguồn thủy văn dồi dào, sản lượng huy động thủy điện tăng với 20,7 tỷ kWh và giảm huy động các nguồn nhiệt điện dầu 2 tỷ kWh, giúp EVN giảm giá thành điện và chi phí mua điện.

Cũng theo ông Võ Quang Lâm, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,47% giảm được 0,13% so với kế hoạch. Năng suất lao động sản xuất kinh doanh điện chung đạt 1,92 triệu kWh/người, tăng 9,0% so với năm 2016.

Đối với hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn, EVN cho biết đối với ba Tổng công ty phát điện phương án cổ phần hóa đã được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 12-2017, đang hoàn thành thủ tục xác định giá trị doanh nghiệp. Tập đoàn cũng thoái, giảm vốn tại 8 công ty cổ phần với giá trị thu về 386,58 tỷ đồng, thặng dư 117,0 tỷ đồng.

Lãnh đạo EVN cho biết năm 2018 sẽ tập trung vào việc "nâng cao chất lượng nguồn nhân lực". Mục tiêu điện sản xuất và mua: 210,49 tỷ kWh tăng 9,38% so với năm 2017, sẵn sàng chuẩn bị đáp ứng cho khả năng nhu cầu điện tăng cao hơn.

Vì sao evn lãi đậm năm 2017

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu EVN phải tái cấu trúc tập đoàn, minh bạch chi phí giá thành. Ảnh: N.AN

Nguy cơ thiếu điện miền Nam

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết năm 2017 EVN là tập đoàn chủ lực trong cung ứng đủ điện cho tiêu dùng, sản xuất của người dân và doanh nghiệp, triển khai tích cực xây dựng các dự án, tái cấu trúc, thoái vốn khỏi những ngành nghề không có lợi thế, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh...

Bên cạnh mặt tích cực, Phó thủ tướng chỉ rõ vẫn còn những thách thức lớn. Đó là tốc độ tăng trưởng nguồn điện rất lớn, song vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, thân thiện môi trường là yêu cầu đặt ra, nên cần phải hướng tới nguồn điện sạch, thân thiện môi trường...

Ngành điện cũng chịu sức ép lớn do mất cân đối cung cầu từng khu vực, từng ngành, nên Phó thủ tướng cho rằng cần phải cơ cấu nguồn điện cho phù hợp với nhu cầu phụ tải, xây dựng hệ thống kết nối đường dây.

"Nguy cơ từ năm 2018 trở đi nếu không đưa dự án trọng điểm phía Nam đúng tiến độ thì khả năng thiếu điện cục bộ. Trong khi đó, phát triển nguồn điện gặp khó khăn, do vướng phải những yêu cầu bảo lãnh Chính phủ, nên nếu không có cơ chế chính sách phù hợp thì không đảm bảo đầu tư, nguồn điện", Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng yêu cầu ngành điện đi trước một bước, cung cấp đủ điện đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội, từng bước hình thành điện cạnh tranh, giá bán điện theo kinh tế thị trường, khuyến khích sử dụng tiết kiệm... nên cần phải tái cấu trúc đầu tư, doanh nghiệp để quản lý hiệu quả hơn.

Với vai trò là tập đoàn nhà nước trụ cột trong cấp điện, Phó thủ tướng yêu cầu ngành điện và EVN trực tiếp làm, tham mưu Bộ Công thương, Chính phủ về quy hoạch điện, tránh tình trạng làm quy hoạch phong trào, chất lượng thấp mà không phù hợp phát triển.

N.AN

Vì sao evn lãi đậm năm 2017

Vì sao EVN lãi vẫn tăng giá điện?

Theo báo cáo về kết quả sản xuất của EVN đã được kiểm toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 lỗ 593,46 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2016 thì EVN lãi 2.658,20 tỷ đồng (chưa tính tới thu nhập từ sản xuất khác như xây lắp điện, sửa chữa thí nghiệm điện, các dịch vụ cho thuê tài sản, vận tải, bốc dỡ, các khoản phạt vi phạm hợp đồng của các Tổng công ty Điện lực...).

Cục trưởng Cục điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn giải thích, theo quy định, chênh lệch đầu vào và đầu ra của giá điện cứ trên 3% thì được phép xem xét điều chỉnh. Mức chênh lệch hiện nay đã lên tới hơn 6% nên phương án tăng giá điện đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Và hoạt động sản xuất điện chỉ là một yếu tố khi quyết định tăng giá điện.

Còn theo bổ sung của đại diện đơn vị kiểm toán tại buổi họp báo, EVN lãi là tính cho năm 2016, còn nếu phân bổ thêm khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá thì tựu chung là đơn vị này vẫn lỗ.

Trong năm qua, Ngân hàng nhà nước đã điều hành tỷ giá khá ổn định, nhưng theo đại diện kiểm toán, dù ổn định nhưng tỷ giá vẫn có biến động tăng đáng kể. Và EVN hiện vẫn còn khoản lỗ chênh lệch tỷ giá trên 9.000 tỷ “treo” đó. “Nếu đưa vào thì không riêng sản xuất kinh doanh điện mà các phần khác vào thì vẫn lỗ. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, phần chênh tỷ giá lỗ là phải đưa vào giá ngay lập tức. Nhưng ở đây như quyết định được Thủ tướng và Bộ Công thương phê duyệt thì đưa vào từng năm”, đại diện đơn vị kiểm toán nói…

Tăng giá điện, ai chịu thiệt nhất?

Theo đánh giá của Cục Điều tiết điện lực, trong lần tăng giá điện lần này, Bộ Công thương và EVN đã đánh giá tác động của tăng giá điện đến các yếu tố kinh tế như CPI, GDP và các đối tượng chịu tác động.

Từ nay tới 2020 còn tăng giá điện

Theo Cục điều tiết điện lực, khoản lỗ của chênh lệch tỷ giá những năm trước chưa điều chỉnh hết và để tránh toàn bộ khoản chênh lệch này đưa ngay vào giá bán lẻ sẽ tạo áp lực tăng giá bán ra rất lớn. Do đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đưa một phần hoặc giãn đưa vào giá thành khoản chênh lệch tỷ giá này. Đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết, trong khung giá bán đã được Thủ tướng phê duyệt, từ này tới 2020 hàng năm ẽ đưa dần khoản lỗ chênh lệch tỷ giá vào giá bá điện.

Ông Anh Tuấn cho biết, tác động tới CPI năm 2017 là 0,08% và tác động tới chỉ số sản xuất là 0,07%. Còn sang năm 2018, Võ Quang Lâm – Phó TGĐ EVN cũng cho biết, sang năm 2018, tác động của tăng giá điện lần này 0,1% với CPI và 0,66% đối với GDP.

Còn xét về đối tượng khách hàng, đợt tăng giá điện lần này sẽ tác động tới nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ là 5-7%, khách hàng sản xuất là 1,6-6%. Riêng nhóm khách hàng sinh hoạt đang áp 6 biểu bậc thang nên sẽ có tác động khác nhau: Hộ tiêu thụ tới 50kw/h/tháng tăng 3.200 đồng/tháng, khách hàng sử dụng tới 100kw/h/tháng tăng 6.600 đồng/tháng; khách hàng sử dụng 200kw/h/tháng thì tăng 8.000 đồng và khách hàng dùng 400 kw/h/tháng tăng 34.800 đồng/tháng.

Theo số liệu từ EVN, năm 2016 có 5,4 triệu hộ khách hàng (chiếm 22,7%) tiêu thụ từ 50-100 kw/h/tháng; có 4,1 triệu hộ sử dụng dưới 50kw/h/tháng và sử dụng 200kw/h/tháng là 5,2 triệu hộ.

“Lần điều chỉnh này vẫn theo Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ vẫn hỗ trợ hộ nghèo và hộ gia đình chính sách. Theo đó, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 51.000 đồng/tháng. Đối tượng nào hưởng ưu đãi của Chính phủ thì cứ theo quy định chung, thể hiện chính sách ưu đãi ủa Chính phủ với hộ nghèo. Với mức hỗ trợ này thì hiện nay có 3,5-4 triệu hộ được nhà nước hỗ trợ hàng năm, với trên dưới 2.500 tỷ đồng/năm. Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp thì đó là hỗ trợ lớn”, ông Anh Tuấn nói.

Bên cạnh các số liệu giá thành sản xuất kinh doanh điện được Bộ Công thương công bố hàng năm, tình hình sản xuất và thực trạng tài chính của EVN cũng phần nào được tiết lộ thông qua các báo cáo mà tập đoàn này công bố trên Cổng thông tin doanh nghiệp (business.gov.vn) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

EVN vẫn giữ vị thế độc quyền 

Điểm qua một số nét chính trong cơ cấu của tập đoàn EVN, tập đoàn này hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1,2,3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng; 5 tổng công ty điện lực (PC) kinh doanh điện năng (đóng vai trò bán buôn) đến khách hàng. Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của EVN là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT).

Ngoài ra, theo tìm hiểu của VietTimes, công ty mẹ của EVN còn sở hữu 100% vốn tại một số công ty, nhà máy phát điện có vị trí chiến lược khác. 

Tổng quan cơ cấu của ngành điện (Nguồn: FPTS)

Trên thực tế, các doanh nghiệp thành viên của EVN vẫn đóng vai trò rất lớn tại các khâu phát điện, điều độ và truyển tải, phân phối và bán lẻ; hay theo một cách diễn giải khác, có thể thấy rằng EVN vừa tham gia, vừa điều hành thị trường.

Do đó, thị trường điện vẫn còn mang đậm tính chất độc quyền và tính minh bạch trong các hoạt động giao dịch, sản xuất kinh doanh điện vẫn là vấn đề được dư luận quan tâm.

Kết quả kinh doanh có lãi nhưng…

Báo cáo tài chính của EVN cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2017, tập đoàn này ghi nhận sự tăng trưởng khá tích cực trong doanh thu hàng năm. Tuy nhiên, chi phí giá vốn hàng bán và chi phí tài chính cũng có xu hướng tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế còn ở mức khiêm tốn so với quy mô tổng tài sản.

Năm 2017, EVN ghi nhận doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 294.846 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2014 và 8% so với năm trước. Sau khi loại trừ các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này đạt 6.593 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2016, tỷ suất lợi nhuận cũng được cải thiện lên mức 2,2%.

Số liệu cập nhật giai đoạn 6 tháng đầu năm 2018 cho thấy, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của EVN đạt 161.618 tỷ đồng, tăng 14,79% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.018 tỷ đồng, giảm tới 31,5% so với năm trước.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điện của EVN, số liệu được Bộ Công thương công bố thường niên cũng ghi nhận kết quả tương tự. Bên cạnh doanh thu bán điện, EVN còn ghi nhận thêm thu nhập một số hoạt động liên quan khác như: Thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng; hoạt động tài chính; đầu tư cổ phần.

Trong khi đó, các khoản chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh điện bao gồm các thành phần chủ yếu là: Chi phí khâu phát điện; Chi phí khâu truyền tải điện; Chi phí khâu phân phối; Chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành; Bù giá cho các huyện, xã đảo.

Tính tới năm 2017, doanh thu bán điện và thu nhập từ một số hoạt động liên quan khác của EVN đạt 294.069 tỷ đồng. Sau khi trừ đi tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện trong năm là 291.278,46 tỷ đồng, EVN báo lãi 2.792,08 tỷ đồng.

Cần lưu ý rằng, cũng trong khoảng thời gian này, giá điện bình quân cũng được điều chỉnh, từ mức 1.508 đồng/kWh lên mức 1.720 đồng/kWh, nên đã góp phần giúp EVN cải thiện được doanh thu bán điện.

EVN cũng nhiều lần cho rằng việc tăng giá điện sẽ giúp tập đoàn này trang trải các chi phí cho hoạt động sản xuất điện khi giá nguyên liệu đầu vào (than, khí đốt) có xu hướng tăng trong những năm qua. 

Hơn nữa, giá thành sản xuất kinh doanh điện vẫn chưa tính tới các chi phí liên quan đến chênh lệch tỷ giá. Khoản chi phí này, tính đến năm 2016, đã lũy kế lên tới 9.795 tỷ đồng, gấp tới gần 5 lần kết quả sản xuất kinh doanh điện trong kỳ mà EVN đã đạt được (năm 2017 số liệu này chưa được công bố).

Mặt khác, việc hạch toán của EVN cũng từng gây nhiều sự chú ý của dư luận. Năm 2017, Bộ Tài chính từng ban hành quyết định truy thu 1.935 tỷ đồng do phát hiện EVN hạch toán sai một số khoản mục.

Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính cho thấy, EVN đã “quên” hạch toán hơn 4.847 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ của năm 2016. Phản hồi về vấn đề này, EVN cho biết khoản chênh lệch tỷ giá chủ yếu phát sinh từ việc đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện có sử dụng nguồn vốn vay từ tổ chức JICA (Nhật Bản).

Đây chỉ là một trong số những dự án được EVN sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài để đầu tư xây dựng các nhà máy điện.

Đáng chú ý, theo một số chuyên gia, giá bán điện của EVN vẫn chưa tính đến các khoản chi phí đầu tư phát triển, mà phẩn lớn được tài trợ bởi nguồn tài chính ODA hoặc các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.

Tình hình tài chính của EVN ra sao?

Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN (Nguồn: business.gov.vn)

Giai đoạn từ năm 2015 - 2017, EVN đã chi ra tới cả trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn chủ yếu được EVN huy động từ vốn vay (chiếm khoảng 50%) và các nguồn vốn khác. Nguồn vốn từ ngân sách chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Tính đến 30/6/2018, quy mô nguồn vốn của EVN đạt 702.241 tỷ đồng. Trong đó, tổng nguồn vốn đến từ hoạt động vay và cho thuê tài chính đạt 397.466 tỷ đồng, chiếm 56,59%.

Để tìm hiểu chi tiết hơn, người viết đã tham khảo thêm báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 đã kiểm toán của EVN. Tuy nhiên, bảng cân đối kế toán hợp nhất được công bố (trên Cổng thông tin doanh nghiệp) - chẳng rõ vô tình hay hữu ý - đã “khuyết” đi phần nợ phải trả (bao gồm các thông tin về các khoản vay và nợ thuê tài chính).

Bên cạnh đó, phần thuyết minh cũng không đề cập quá chi tiết đến các khoản vay của EVN mà chỉ cho biết giá trị của các khoản vay và nợ thuê tài chính (tính đến 31/12/2017) đạt 404.444 tỷ đồng.

Ở một góc độ khác, EVN cũng đang trong giai đoạn thực hiện đề án sắp xếp, tái cơ cấu các tổng công ty (2017 - 2020). Một trong những nhiệm vụ đặt ra là thực hiện tái cơ cấu năng lực tài chính, giảm dần tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu để tiến hành cổ phần hóa các tổng công ty phát điện (GENCOs).

Được biết, ngay từ khi thành lập, các GENCOs đều rất khó khăn trong việc huy động vốn từ các ngân hàng, thậm chí nhiều chủ nợ còn không đồng ý việc chuyển giao công nợ từ EVN sang các tổng công ty này khi có tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu ở mức đáng lo ngại.

Như VietTimes từng đề cập, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã chia sẻ về phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo hướng tăng thêm 8,36%, từ mức 1.720,65 đồng/kWh, lên thành 1.864,4 đồng/kWh.

Đại diện Bộ Công thương cho biết việc tăng giá điện là một biện pháp cần thiết để “lành mạnh hóa tình hình tài chính” cho EVN và các doanh nghiệp ngành điện, đảm bảo phát triển bền vững. Phương án này dự kiến sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đưa vào áp dụng từ cuối tháng 3/2019./.