Bao lâu thì chích mũi 3

Phạm Đông   -   Thứ năm, 30/12/2021 09:06 (GMT+7)

Bao lâu thì chích mũi 3
Trung tâm y tế huyện Thạch Thất tổ chức tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho cán bộ, chiến sỹ công an huyện. Ảnh: Sở Y tế

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9509/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về cung cấp vaccine phòng COVID-19.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế nghiên cứu các đề nghị của doanh nghiệp về việc cung cấp vaccine phòng COVID-19 để có phương án phù hợp, bảo đảm đủ vaccine tiêm mũi tăng cường, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và đúng quy định.

Với sự xuất hiện của biến thể Omicron đang lan rộng ở nhiều quốc gia, nhu cầu về một mũi vaccine COVID-19 tăng cường đang trở nên cấp bách.

Nói về việc tiêm vaccine mũi 3, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, có loại vaccine hiệu quả bảo vệ rất cao và kháng thể tồn tại lâu trong cơ thể (có thể suốt đời). Tuy vậy, vaccine phòng COVID-19 hiệu quả bảo vệ không thật cao như mong muốn. Bởi theo công bố của các nhà sản xuất có loại 70% có loại đến 90%...

Đặc biệt, nồng độ kháng thể sẽ giảm sau khi tiêm mũi cuối cùng từ 4 tháng đến 6 tháng, vì vậy người dân phải tiêm mũi nhắc lại sau 3 tháng. Đối với người cần tiêm mũi bổ sung thì tiêm sau 28 ngày.

Về câu hỏi có còn tiêm tiếp các mũi sau mũi 3, khi xuất hiện thêm biến thể mới không, ông Trần Đắc Phu cho biết, việc tiêm mũi 4, 5, 6… còn tùy theo tình hình dịch cũng như vấn đề cung ứng vaccine. Ví dụ như bệnh cúm thì tiêm vaccine hằng năm.

Về hiệu lực bảo vệ của mũi 3 vaccine, chuyên gia y tế cho biết, hiện chưa có một khuyến cáo chính thức hay nghiên cứu nào xác định hiệu quả bảo vệ sau mũi 3 kéo dài bao lâu. Có thể chúng ta sẽ phải thực hiện tiêm nhắc, giống tiêm chủng cúm mùa hằng năm hoặc có thể ngắn hơn hay kéo dài hơn.

Theo chuyên gia y tế, các mũi tiêm nhắc có thể cần thiết và kéo dài khả năng miễn dịch, đặc biệt ở một số nhóm người nhất định như người suy giảm miễn dịch, có bệnh nền...

Về hệ thống miễn dịch khi được tiêm vaccine tăng cường, Sở Y tế Hà Nội cho biết, đối với một số mầm bệnh, việc đáp ứng miễn dịch có sẵn - ví dụ, ở dạng mức kháng thể có thể đo lường được - là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả. Vì vậy, khi mức độ kháng thể suy giảm tự nhiên theo thời gian, cần phải được tăng cường.

Đối với các mầm bệnh khác, như virus viêm gan B, việc hoàn thành loạt ba mũi tiêm chủng có khả năng bảo vệ suốt đời, do đó, mức độ kháng thể có thể đo được không được kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, nếu nguy cơ lây nhiễm cao hơn, như đối với nhân viên y tế, việc kiểm tra nồng độ kháng thể ít nhất một lần và tiêm vaccine tăng cường nếu phát hiện thấy kháng thể thấp có thể rất quan trọng.

Theo ngành y tế, vaccine COVID-19 vẫn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng nặng và tử vong, nhưng chúng không đạt được hiệu quả 100%. Đặc biệt, ở những vùng có tỷ lệ nhiễm cao do tỷ lệ tiêm phòng thấp, người được tiêm chủng dễ bị phơi nhiễm với virus và bị lây nhiễm đột biến. Do các biến thể có khả năng lây truyền cao, chúng ta sẽ cần tiêm liều vaccine tăng cường.

"Theo Tổ chức Y tế thế giới, liều vaccine tăng cường được sử dụng cho dân số đã hoàn thành đợt tiêm chủng chính (hiện tại là một hoặc hai liều tùy thuộc vào loại vaccine) khi theo thời gian, khả năng miễn dịch và khả năng bảo vệ lâm sàng suy giảm. Mục tiêu của liều tăng cường là khôi phục hiệu quả của vaccine đã bị suy giảm" - Sở Y tế thông tin.

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa chủ động một số bệnh truyền nhiễm giúp cơ thể trở khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên việc tiêm chủng cần phải có quy trình cụ thể và đúng thời điểm như khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau cũng phải được đảm bảo theo quy định.

Tùy từng loại vắc-xin mà khoảng cách giữa 2 mũi tiêm khác nhau nhưng việc tiêm chủng vắc-xin sẽ tuân theo nguyên tắc: hai vắc-xin sống giảm độc lực (vắc-xin sởi-quai bị-rubella, vắc xin thủy đậu,...) có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm chủng. Nếu không tiêm đồng thời thì khoảng cách giữa hai mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần.

Đối với các vắc-xin bất hoạt như vắc-xin viêm gan B, vắc-xin viêm não mô cầu thì có thể tiêm chủng cùng một thời điểm hoặc cách nhau 2 tuần. Điều này đã được chứng thực qua nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo người tiêm chủng có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để phòng bệnh. Nhìn chung thì vắc-xin chỉ có khoảng cách tối thiểu chứ không có khoảng cách tối đa.

Bao lâu thì chích mũi 3

Mỗi loại vắc-xin có các khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau

Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ban hành thì lịch tiêm chủng mở rộng theo quy định gồm có các mốc thời gian như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Tiêm vắc-xin viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh, vắc-xin BCG phòng bệnh lao.
  • Trẻ 2 tháng tuổi: tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 1 (bạch hầu- ho gà- uốn ván- viêm gan B- Hib mũi 1), uống vắc-xin bại liệt lần 1.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin 5 trong 1 mũi 2, uống vắc- xin bại liệt lần 2.
  • Trẻ 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 3, uống vắc-xin bại liệt lần 3.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vắc-xin sởi mũi 1
  • Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin bạch hầu- ho gà- uốn ván mũi 4, tiêm vắc-xin sởi-rubella (MR)
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản theo lịch trình: mũi 2 cách mũi 1 7-14 ngày và mũi thứ 3 cách 1 năm so với mũi 2

Bao lâu thì chích mũi 3

Tiến hành đưa trẻ đi tiêm chủng theo thông tư số 38/2017/TT-BYT

Ngoài những vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo lịch trình như trên thì có một số loại vắc-xin cũng cần thiết với trẻ có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ như:

Danh sách các loại vắc-xin kể trên đều có mặt trong danh mục vắc-xin của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tại Vinmec có nguồn vắc-xin đảm bảo, có xuất xứ rõ ràng và được bảo vệ theo đúng quy trình nghiêm ngặt. Cùng với đó, đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện là những bác sĩ chuyên khoa nhi giàu kinh nghiệm được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ để khám sàng lọc trước và sau tiêm chủng. Sau khi tiêm chủng, trẻ được tiêm sẽ được theo dõi ít nhất 30 phút và tiếp tục được hướng dẫn theo dõi trong tối thiểu 24 giờ sau nhằm phát hiện sớm các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng.

Bao lâu thì chích mũi 3

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nguồn vắc-xin đầy đủ và đảm bảo

Phòng theo dõi sau tiêm chủng được bố trí đầy đủ các phương tiện cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử trí những trường hợp sốc phản vệ kịp thời đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm. Phòng tiêm chủng thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, hình thành tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

XEM THÊM:

Tại buổi giao lưu, giải đáp thắc mắc của độc giả về vấn đề “Người nhiễm Covid-19đã khỏi bệnh, bao lâu thì tiêm mũi 2 (nếu đã tiêm 1 mũi trước khi bị F0) hoặc mũi 3 (nếu đã tiêm 2 mũi trước khi bị F0)?” TS, BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Người chưa hoàn thành liều cơ bản có thể tiêm ngay sau khi khỏi và có thể trì hoãn đến tháng thứ 3 nếu đã hoàn thành liều cơ bản hoặc tiêm luôn mà không cần giữ khoảng cách tính từ lúc khỏi bệnh.

Với những người đã tiêm 2 mũi Vero Cell thì mũi 3 có thể tiêm vắc xin cùng loại hoặc một trong các vắc xin như: AstraZeneca, Pfizer hay Moderna. Những người đã tiêm 2 mũi Astrazeneca thì có thể tiêm mũi 3 cùng loại hoặc tiêm vắc xin mRNA để thay thế. Tuy nhiên, trường hợp này nên tiêm Pfizer hoặc Moderna để có hiệu quả tốt nhất. Còn đối với những người đã tiêm 2 mũi Pfizer thì mũi 3 nên sử dụng là vắc xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna).

Bao lâu thì chích mũi 3
Bao lâu thì chích mũi 3
Bao lâu thì chích mũi 3
Bao lâu thì chích mũi 3
Bao lâu thì chích mũi 3
Triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo BS Trần Thị Hải Ninh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Nếu bạn đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 và đã bị nhiễm Covid-19 nhưng lại không thuộc nhóm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng; không thuộc nhóm người bệnh cần được chăm sóc dài ngày tại bệnh viện, có bệnh lý nền, tuổi từ 50 trở lên thì bạn chưa cần tiêm liều vắc xin nhắc lại (mũi 3).

Tuy nhiên, nếu 2 mũi vắc xin đã tiêm là vắc xin Sinopharm hoặc Sputnik thì bạn cần tiêm liều bổ sung (mũi 3). Thời gian tiêm mũi bổ sung cần sau mũi thứ 2 từ 28 ngày đến 3 tháng. Nếu trong khoảng thời gian trên, bạn đang điều trị và cách ly vì nhiễm Covid-19 thì bạn cần được tiêm ngay sau khi bạn hoàn thành việc điều trị bệnh Covid-19 và hết thời gian cách ly.

Cũng theo BS Trần Thị Hải Ninh, với khả năng lây lan cao của biến chủng Omicron, nhóm được ưu tiên tiêm mũi 3 bao gồm những người suy giảm miễn dịch (cấy ghép tạng, ung thư, HIV…), người cần chăm sóc dài hạn tại cơ sở y tế (người chạy thận nhân tạo chu kỳ, người trong viện dưỡng lão…), người có bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản…), người trên 50 tuổi, cán bộ y tế, người trực tiếp tham gia xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19.

TRẦN YẾN (tổng hợp)