Vì sao con thằn lằn có thể mọc lại đuôi

Các nhà khoa học tin rằng, “công thức di truyền” này có thể dẫn đến việc phục hồi cơ bắp và thần kinh của con người.

Các nhà khoa học từ Đại học Arizona (Mỹ) đã sử dụng công nghệ trình tự gen để nghiên cứu quá trình này của thằn lằn Anole màu xanh lá cây có tên khoa học là Anolis carolinensis.

Daily Mail dẫn lời giáo sư Kenro Kusumi cho biết, về cơ bản thì thằn lằn có thể chia sẻ hộp công cụ về gen như con người. Thằn lằn là loài động vật có quan hệ gần gũi với con người về khả năng tái tạo lại phần phụ của cơ thể.

Các nhà khoa học phát hiện rằng, có ít nhất 326 gen ở các khu vực cụ thể của đuôi tái tạo, bao gồm cả những gen liên quan đến sự phát triển của phôi thai, phản ứng đến các tín hiệu nội tiết tố và chữa lành vết thương.

Một số loài động vật khác bao gồm kỳ nhông, nòng nọc, cá có thể tái sinh phần đuôi và đôi khi là cả các chi của chúng. Tất cả đều sử dụng cái gọi là “con đường Wnt”, cung cấp các tín hiệu phân tử cần thiết để kiểm soát các tế bào gốc ở nhiều mô, bao gồm não, nang lông và các mạch máu. Tuy nhiên, mô hình của thằn lằn độc đáo hơn đối với sự phát triển trên toàn đuôi.

Elizabeth Hutchins, đồng tác giả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Public Library of Science One cho biết, tái sinh không phải là một quá trình ngay lập tức, trong thực tế thằn lằn cần 60 ngày để phục hồi đuôi. Thằn lằn tạo thành một cấu trúc tái sinh phức tạp với các tế bào phát triển thành các mô tại một số địa điểm dọc theo đuôi.

Dailly Mail dẫn lời giáo sư Kusumi cho biết thêm rằng, trong tương lai, bằng cách làm theo các công thức di truyền tái sinh được tìm thấy trong thằn lằn, các nhà khoa học có thể khai thác những gen tương tự trong các tế bào của con người, sau đó giúp mọc lại cơ, sụn mới và ngay cả dây thần kinh tủy sống.

Tạ Xuân Quan

>> Phát hiện loài thằn lằn bay mới
>> Phát hiện loại thằn lằn mới ở Cao Bằng
>> Thằn lằn không chân
>> Thằn lằn Pinocchio
>> Loài thằn lằn tiền sử tên Obama
>> Bí quyết bay của thằn lằn Quetzalcoatlus

Thằn lằn là một loài vật có nhiều đặc điểm không hoàn hảo trong tự nhiên. Xét về góc độ là những kẻ săn mồi thì chúng nhanh kinh khủng, nhưng cũng rất dễ trở thành con mồi của kẻ khác vì vẻ ngoài nhỏ bé, yếu đuối.

Để bù lại, rất nhiều loài thằn lằn đã tiến hóa để sở hữu khả năng sinh tồn hết sức ấn tượng: tự rụng đuôi nhằm thoát thân. Đây là một khả năng khiến loài người cực kỳ ghen tỵ, vì thằn lằn có thể mọc lại đuôi, thậm chí là cả chân nếu chẳng may có mất đi, và mọc lại bao nhiêu lần cũng được.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, khả năng "bá đạo" của thằn lằn thực chất lại là một sự đánh đổi. Dù có thể mọc lại bộ phận đã mất, chúng phải đổi lại bằng tuổi thọ của chính mình.

Cụ thể, các chuyên gia từ ĐH Tasmania (Úc) nhận ra rằng khi thằn lằn mọc lại phần mô đã mất, chúng cũng mất đi chuỗi telomere trong đó. Đây vốn là các vòng ADN tại đầu mút của nhiễm sắc thể (NST), có vai trò bảo vệ mã di truyền. Tuy nhiên, telomere sẽ ngắn dần qua thời gian, khiến tế bào mất đi chức năng và dễ nhiễm bệnh. Hay nói cách khác, telomere có thể xem là dấu hiệu quy định tuổi thọ của chúng ta.

Theo LuisaFitzpatrick, chuyên gia đứng đầu nghiên cứu, thằn lằn khi mọc lại đuôi có dấu hiệu mất đi telomere trong tế bào - cụ thể với loài thằn lằnNiveoscincus ocellatus. Trên thực tế, thằn lằn có khả năng tự kéo dài telomere trên NST - tức là tự kéo dài tuổi thọ. Nhưng lúc mất đuôi thì khả năng này cũng mất đi, cho đến khi cái đuôi hình thành.

Fitzpatrick cho biết kết quả này không giống như giả thuyết cô và cộng sự đưa ra. Trước đó họ cho rằng quá trình mọc lại đuôi sẽ khiến các vòng telomere ngắn đi, chứ không nghĩ rằng thằn lằn có cơ chế tự "bảo trì" và nới rộng telomere hơn. "Đây là điều không thể thấy ở các loài thú và con người."

Dù vậy, đây vẫn là một sự đánh đổi. Khi muốn mọc đuôi, cơ thể thằn lằn sẽ kích thích quá trình trao đổi chất và phân chia tế bào, đẩy các vòng telomere vào trạng thái cực kỳ căng thẳng, khiến tuổi thọ của chúng thực sự đã rút ngắn lại.

Theo Fitzpatrick, kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng vào các kiến thức khác về sự lão hóa của con người.

Tham khảo: IFL Science, Science Alert

Thế giới sinh vật trong tự nhiên đa dạng, đã tạo nên cho mỗi loài có cách phát triển và những đặc trưng rất khác nhau.

Bạn đang xem: Vì sao thằn lằn đứt đuôi

Điển hình là chuột và thỏ, thì phải gậm nhấm liên tục. Nếu không, thì răng chúng sẽ mọc nhọn thêm hoài hoặc đâm vào miệng chúng. Còn ở loài tắc kè thì sẽ tự thay đổi màu khi mà môi trường sống của nó thay đổi. Như khi nó sống ở lá cây thì nó sẽ chuyển sang màu xanh gần giống với lá cây, khi bám vào thân cây thì nó cũng sẽ tự chuyển sang màu của thân cây, và cũng giống như vậy khi nó sống ở môi trường mặt đất, hay bám ở nơi khác ..vv. và còn rất nhiều loài sinh vật khác. Chúng sẽ thay đổi bản thân để thích nghi, tự vệ và săn bắt phù hợp với từng điều kiện sống khác nhau.


Còn ở Thạch sùng thì sao? Thạch sùng (ở miền nam Việt Nam thường gọi là con Thằn lằn) thì có đặc trưng là hay bị rụng đuôi, một thời gian sau đuôi của chúng lại tự mọc dài ra được? Bạn có bao giờ thắc mắc không? Tại sao Thạch sùng lại rụng đuôi? Hôm nay, Tôi muốn chia sẻ đến bạn lời giải đáp ấy. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Thạch sùng là loài bò sát bản địa Đông Nam Á. Thạch sùng thường bò trên tường nhà để tìm thức ăn như nhện, ruồi, muỗi, kiến, gián. Đôi khi người ta thấy Thạch sùng “ăn vụng” thức ăn hoặc nước uống không được đậy kỹ trong nhà. Nên mặc dù là loài động vật rất có ích, nhưng chúng vẫn gây ác cảm đối với một số người. Cũng có khi phân của Thạch sùng làm nhiều người khó chịu.

Xem thêm: Dần Dần Tiếng Anh Là Gì ? Trừ Dần Trong Tiếng Anh Là Gì

Bạn có biết tại sao thằn lằn đứt đuôi rồi tự mọc lại được không, thạch sùng, động vật, sinh vật, khoa học

Trong dân gian Việt Nam cũng có sự tích con Thạch sùng, bắt nguồn từ tiếng kêu “chách chách” của Thạch sùng nghe giống như người than thở “tiếc của”. Ở miền nam Việt Nam, Thạch sùng được gọi là con Thằn lằn. Tuy nhiên tên gọi này có thể khiến chúng ta bị nhầm lẫn với một vài loài thằn lằn khác.


Thạch sùng có một cơ chế tự vệ rất hay: Nó sẽ tự rụng đuôi khi có ai đó tấn công hoặc động vào đuôi của nó. Tuy vậy, phòng vệ không phải là lý do duy nhất để Thạch sùng rụng đuôi. Nó còn có thể rụng đuôi khi bị ốm (Bạn nên nhớ không phải loài động vật nào cũng có thể sống một cách dễ dàng sau khi bị rụng đuôi), rụng đuôi khi đánh nhau với các con Thạch sùng khác.

Khớp xương và mạch máu ở phần nối giữa đuôi và cơ thể của Thạch sùng rất lỏng lẻo

Cơ thể Thạch sùng được cấu tạo để hỗ trợ việc rụng đuôi một cách dễ dàng. Khớp xương và mạch máu ở phần nối giữa đuôi và cơ thể rất lỏng lẻo, nên khi bị rụng đuôi thì hầu như máu ở phần nối của nó sẽ ngừng chảy rất nhanh. Thạch sùng có một số mô thần kinh. Khi đuôi thằn lằn bị đứt, các mô thần kinh này vẫn hoạt động. Đó là lý do mà một chiếc đuôi khác có thể mọc ra sau khi chiếc đuôi trước đã bị đứt lìa. Đuôi mới của Thạch sùng sẽ mọc lại rất nhanh, nhưng nó sẽ ngắn và nhỏ hơn so với cái đuôi cũ.

Và hiện tượng Thạch sùng đứt đuôi rồi mọc lại được gọi là hiện tượng tái sinh một phần cơ thể. Tương tự như vậy, trong tự nhiên chúng ta còn bắt gặp được hiện tượng này ở con giun, do chúng có hệ thần kinh bậc thang vì thế khi chặt chúng ra thành nhiều khúc thì từng khúc riêng lẻ vẫn có thể “ngọ nguậy” và đôi khi là chúng vẫn sống sót.

Đọc xong bài viết trên, các bạn không những hiểu được lý do tại sao Thạch sùng lại bị rụng đuôi mà tôi chắc chắn các bạn sẽ hiểu và trả lời được nhiều hơn một câu hỏi mà bạn thắc mắc ban đầu đấy. Đó là mục đích mà Tôi muốn chia sẻ đến bạn, chia sẻ nhiều hơn những gì mà bạn muốn biết đó là cách thức mà tôi làm việc và mang đến cho bạn.

Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?

Video hướng dẫn giải:

 

Lời giải:

Bởi vì tế bào ở gốc đuôi con thằn lằn lớn lên và sinh sản, giúp cho thay thế tế bào ở đuôi đã bị đứt của con thằn lằn, mọc lại thành đuôi mới cho nó.

Video liên quan

Chủ đề