Ví dụ về tiền công tính theo sản phẩm

1. Khái niệm về tiền lương

Ở Việt nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương. Một số khái niệm về tiền lương có thể được nêu ra như sau:

“Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.

“Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm” .

“Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc”, “Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động”.

Tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hợp động dân sự thuê mướn lao động có thời hạn. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động. (Ở Việt nam , trên thị trường tự do thuật ngữ “tiền công” thường được dùng để trả công cho lao động chân ta, còn “thù lao” dùng chỉ việc trả công cho lao động trí óc).

2. Chức năng của tiền lương

Từ các khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Tiền lương có những chức năng sau đây:

+Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động , là căn cứ để thuê mướn lao động , là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm .

>> Xem thêm: Ví dụ về cách thâm nhập thị trường quốc tế của một sản phẩm cụ thể ? Phân tích cách thâm nhập đó.

+Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.

+Chức năng kích thích:Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả .

+Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.

3. Nguyên tắc trả lương

Về nguyên tắc thì tiền lương phải được trả đúng hạn và đầy đủ để bảo vệ quyền lợi của người lao động; xuất phát từ nhiều lý do: khách quan có, chủ quan có mà nhiều đơn vị sử dụng lao động đã không thực hiện đúng quy định này.

Trả lương trực tiếp được hiểu ở cả hai khía cạnh:

+Thứ nhất:Người trả lương cho người lao động là người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm chính trong việc trả lương cho người lao động;

+Thứ hai:Người nhận lương là người lao động theo hợp đồng lao động đã giao kết. Riêng đối với người sử dụng lao động có sử dụng lao động qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự, Nhà nước cho phép người sử dụng lao động có thể trả lương thông qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự này, tuy nhiên người sử dụng lao động là chủ chính vẫn phải chịu trách nhiệm về tiền lương và các quyền lợi khác cho người lao động, nhất là trong trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả hoặc không trả đầy đủ cho người lao động.

Mức tiền lương trả cho người lao động được quy định trong hợp đồng lao động và các quy định nội bộ của doanh nghiệp(như: quy chế trả lương, quy chế phụ cấp lương…). Ngoài những khoản người lao động phải đóng góp theo quy định của pháp luật như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân… còn lại người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán đủ cho người lao động khi họ hoàn thành công việc, nghĩa vụ lao động của mình.Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ vào tiền lương của người lao động trong những trường hợp pháp luật quy định và chỉ được khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng(so với mức tiền lương sau khi đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân của người lao động).

Trong thực tiễn có nhiều trường hợp người sử dụng lao động trừ toàn bộ tiền lương của người lao động để thanh toán nghĩa vụ. Tuy nhiên, do tâm lý sợ mất việc làm hoặc trù dập nên người lao động không dám khiếu nại, tố cáo, còn Ban chấp hành công đoàn lại không có thông tin hoặc không có phản ứng với người sử dụng lao động.

>> Xem thêm: Khái quát kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp xây lắp?

Thời hạn trả lương tuỳ vào tính chất công việc và hình thức trả lương mà người sử dụng lao động đã lựa chọn (Xem bình luận Điều 95 Bộ luật Lao động).Người sử dụng lao động phải tôn trọng và trả lương cho người lao động đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo đúng thời hạn người sử dụng lao động đã quy địnhphù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thìkhông được trả chậm quá 01 thángvà phải vừa thêm cho người lao động do trả chậm tiền lương như sau:

+ Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

+ Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi người sử dụng lao động mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

4. Lương theo sản phẩm là gì?

Khi xem xét giải thích khái niệm “lương theo sản phẩm”, trước hết, cần hiểu tiền lương là gì?

Theo Khoản 1, điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.” Hay có thể hiểu, “tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên tronghợp đồng lao độnghoặc theo quy định của pháp luật”.

Lương theo sản phẩm là hình thức trả lương mà người sử dụng lao động thực hiện cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm ra và đơn giá sản phẩm được giao. Yêu cầu bắt buộc để thực hiện trả lương theo sản phẩm là người sử dụng lao động phải xây dựng định mức khoán sản phẩm cho người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định và xác định đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm.

Tiền lương của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm hợp lệ mà họ đã sản xuất ra và được người sử dụng lao động chấp nhận và đơn giá tiền lương mà người sử dụng lao động áp dụng vào sản phẩm đó. Nếu người lao động làm nhiều sản phẩm, đơn giá càng cao thì tiền lương của họ càng cao.

Tiền lương theo sản phẩm cũng được trả theo định kỳ thời gian, có thể theo ngày, tháng hoặc năm, tuy nhiên thông thường là theo tháng làm việc của người lao động.

>> Xem thêm: Thuế GTGT của mặt hàng gỗ - Khấu trừ thuế GTGT đối với sản phẩm gỗ tròn

5. Các loại tính lương theo sản phẩm

Lương theo sản phẩm có tác dụng gắn người lao động với kết quả công việc, vì vậy người lao động có thể ý thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình từ việc hoàn thành định mức hay tăng năng suất lao động để đem lại lợi ích cho bản thân, cho người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, lương theo sản phẩm được đánh giá là chính xác và công bằng và dễ dàng thực hiện hơn so với lương theo thời gian. Tuy nhiên việc tính lương theo sản phẩm sẽ gặp một vấn đề là người lao động sẽ tập trung vào việc chạy đua số lượng sản phẩm hơn là việc tập trung thời gian để phát huy tài năng, tích lũy kiến thức và đầu tư cho chất lượng sản phẩm,…

Có thể chia lương theo sản phẩm thành:

– Lương theo sản phẩn trực tiếp cá nhân: là hình thức trả lương theo sản phẩm được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm được người sử dụng lao động quy định. Ưu điểm của hình thức này là khuyến khích tăng năng suất lao động, dễ dàng tính tiền lương, người lao động chủ động tính tiền lương của mình; nhược điểm là sự cạnh tranh cao, chạy theo lợi ích cá nhân mà hạn chế lợi ích tập thể.

– Lương theo sản phẩm tập thể: là hình thức trả lương được áp dụng cho những công việc do nhiều người cùng thực hiện hoặc những loại công việc không xác định được kết quả cho mỗi cá nhân. Điều kiện áp dụng hình thức này trước hết phải xác định được số tiền lương mà cả nhóm được nhận hoặc đơn giá cho từng sản phẩm mà cả nhóm thực hiện. Ưu điểm của lương theo sản phẩm tập thể là tính thống nhất trong tính lương, ý thức trách nhiệm, tính đoàn kết; nhược điểm là sự ỷ lại trong quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể, đôi khi có sự bất công bằng giữa người làm nhiều và người làm việc ít.

– Lương theo sản phẩm gián tiếp: Là hình thức trả lương dành cho những người lao động phụ, số tiền họ nhận được phụ thuộc vào kết quả sản xuất của người sử dụng lao động chính. Lương theo sản phẩm gián tiếp có một hạn chế là người lao động không có tính sáng tạo, không chủ động trong công việc do sự phụ thuộc vào người lao động chính.

– Lương theo sản phẩm có thưởng: Là hình thức trả lương theo số lượng sản phẩm đã hoàn thành cộng với số tiền thưởng do vượt mức chỉ tiêu, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt hoặc tiền phạt khi chất lượng sản phẩm không tốt.Ưu điểm của hình thức này tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất, kích thích sự sáng tạo, năng lực bản thân, khiến cho sản phẩm có chất lượng, cũng như có trách nhiệm hơn với công việc. Hạn chế của lương theo sản phẩm có thưởng là sự cạnh tranh cao, khiến cho người lao động sẵn sàng vì lợi ích cá nhân để “dẫm đạp” lên lợi ích của cá nhân khác.

6.Tư vấn cách tính lương theo sản phẩm?

Cho tôi hỏi là đã tính lương theo sản phẩm cho người lao động rồi thì công ty có được trừ lương theo ngày nghỉ nữa không? Và nếu tôi muốn khiếu nại thì có căn cứ không ạ?

Xin cảm ơn luật sư!

>> Xem thêm: Phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay - Phương pháp tiếp cận và sản phẩm nghiên cứu

Người gửi: PG Ngân

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luậtlao độngcủa Công ty Luật Minh Khuê.

Ví dụ về tiền công tính theo sản phẩm

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

- Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao độngnăm 2012

>> Xem thêm: Quy định chung về định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

- Nội dung phân tích

Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động quy định :

"1. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày."

Như vậy người sử dụng lao động là người sẽ lựa chọn hình thức trả lương cho người lao động. Trong bài viết bạn có nóiCông ty bạncó hai cách tính lương. 1 là lương cứng, 2 là lương sản phẩm. Bạnchọn cách tính lương theo sản phẩm. Việc bạn nói rằng bạn chọn hình thức tính lương là theo sản phẩm là không đúng. Bởi trong trường hợp này,người sử dụng lao động là người lựa chọn hình thức trả lương và rõ ràngcông ty bạncó hai cách tính lương là lương cứng ( lương thời gian ) và lương sản phẩm như bạn đã nêu trong bài viết. Nênbạn sẽđược trả lương theo hai hình thức này.Tức là tổng thu nhập của người lao động = lương thời gian + lương sản phẩm

- Lương thời gian = lương + phụ cấp ( nếu có) /26 ngày công * ngày công thực tế

- Lương sản phẩm= sản lượng sản phẩm * đơn giá sản phẩm

Trong trường hợp người lao động nghỉ phép, người sử dụng lao động chỉ được quyền trừ tiền lương theo lương thời gian mà không được phép trừ tiền lương trong tổng thu nhập ( bao gồm cả tiền lương sản phẩm ). Số tiền trừ sẽ là: lương/ 26 ngày công* số ngày nghỉ phép.

Trong trường hợp của bạn khi bạn nghỉ phép công ty trừ tiền của bạn với số ngày nghỉ như sau:Lấy tổng số tiền bạnlàm được trong tháng đó chia cho số ngày công của tháng rồi nhân với số ngày nghỉ. Việc công ty dựa trêntổng số tiền bạnlàm được trong tháng để trừ tiền lương của bạn là không đúng. Trong trường hợp này bạn có thể trao đổi với nhân viên hành chính nhân sự phụ trách việc làm lương để trao đổi về vấn đề này. Trong trường hợp đã thương lượng nhưng công ty vẫn không chịu trả cho bạn số tiền bạn đáng được hưởng, bạn có thể trực tiếp hoặc nhờ đến công đoàn gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động về vấn đề tiền lương đến hòa giải viên lao động huyện nơi có trụ sở của công ty để được bảo vệ quyền lợi

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ qua email hoặc tổng đài luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi:1900.6162để được tư vấn.

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Lương theo sản phẩm là gì ? Quy định về lương theo sản phẩm?

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật Minh Khuê