Trưởng thành không được đánh giá ở số tuổi năm 2024

Rồi một ngày ta chợt nhận ra mình muốn, mình cần và mình phải làm gì thì cũng là lúc ta trở thành người trưởng thành.

Trưởng thành không được đánh giá ở số tuổi năm 2024

Trưởng thành khi ta làm việc biết đắn đo suy nghĩ. Biết đặt bản thân mình trong mối quan hệ với người khác. Biết làm những điều có lợi với đời. Biết đặt cái lợi của mình trong quan hệ với cái lợi của người và cả những điều lớn lao hơn. Trưởng thành là khi ta “biết ăn khi đang no và không ăn khi đang đói”, biết cho đi và biết nhận lấy, biết phải trái, đúng sai mà phân xử những điều gặp phải. Là khi ta biết làm điều có nghĩa, biết căm giận thị phi, gian trá, ác tà.

Trưởng thành là khi ta biết “thương người như thể thương thân”, biết thương thân mình mà quý trọng bản thân, là nâng niu gìn giữ thân mình. Và như thế, trưởng thành khi ta biết yêu người khác. Trước hết là khi ta biết yêu thương những người thân thích, ruột thịt. Đó là cha mẹ của ta. Những người đã “mang nặng, đẻ đau” sinh thành ra ta trong cõi đời này và cho ta cuộc sống. Những người luôn phủ bóng che chở yêu thương ta suốt cả cuộc đời và cả khi họ đã về nơi chín suối. Sau đó là anh chị em ruột rà thân thích, những người đã cho ta những sẽ chia từ khi ta còn ích kỷ, cho ta niềm vui khi ta chưa hiểu được nỗi buồn, cho ta cảm giác an toàn khi ta chưa biết đến những rủi ro, cạm bẫy. Đó là những bè ta của ta và cả những người cùng sống xung quanh, họ cũng có những khát vọng về những điều tốt đẹp và cả những “hỉ nộ ái ố” hàng ngày. Họ cho ta sự chia sẽ cảm thông và cũng muốn tìm từ ta lòng khoan dung và độ lượng.

Trưởng thành là khi ta biết trong cuộc sống này cần phải có những công việc nhất định. Công việc để giúp ta thể hiện năng lực sống của mình qua đó mà tự mình làm nên chính mình. Đó là lúc ta thấy rằng ta là người khác biệt. Ta chẳng giống ai và cũng chẳng ai giống ta. Ta cần phải làm việc là vì ta mà chẳng phải vì ai. Trưởng thành là khi ta biết mỗi việc ta làm đều đưa đến cho cuộc sống này một giá trị. Và như vậy là để ta biết cẩn trọng và nâng niu mỗi lời nói, hành vi và cử chỉ của mình.

Trưởng thành là ta biết rằng, cuộc sống có lúc bằng phẳng và có lúc gập gềnh. Để ta thấy rằng có ngày ra đi mới có ngày đến đích. Mọi thành công không phải được nhìn bằng những tấm huy chương mà phải nhìn bằng những giá trị mà ta nhận được trên con đường đến đích.

Trưởng thành là khi ta biết cuộc sống này chẳng thể sống lần hai, để sống sao cho đúng nghĩa là một con người. Trưởng thành là khi ta biết tổ chức cho mình một cuộc sống chính đáng. Ta có thể buồn, vui, giận hờn nhưng ta hiểu đó là những cảm xúc sống cần phải có của mỗi con người và không bao giờ oán trách số phận. Trưởng thành là khi mỗi ngày sắp đi qua ta biết quý trọng những khoảnh khắc thời gian; là khi ta nhận ra ngày mai là ngày sẽ đến.

Trưởng thành là khi ta biết tiền bạc là quan trọng những chẳng phải là điều quan trọng nhất trên cõi đời này. Và khi đó ta hiểu rằng sự trung thực, tình yêu và lòng tự trọng trong mỗi con người mới là giá trị quan trọng nhất.

Nếu ai hỏi tôi rằng vậy tuổi nào thì con người trưởng thành thì tôi không thể biết. Vì trưởng thành không đo bẳng độ tuổi mà đo bẳng những hành vi sống hàng ngày. Nên có người sẽ trưởng thành khi tuổi đời còn rất nhỏ, nhưng có kẻ khi đến tuổi xuống mồ mà cũng chẳng thể trưởng thành.

Trưởng thành là quá trình phát triển và trưởng thành của một cá nhân, trong đó người đó trở nên trưởng thành về mặt tinh thần, tư duy, và cảm xúc. Nó thường đi kèm với sự trưởng thành về cơ thể và trí tuệ.

Trưởng thành không được đánh giá ở số tuổi năm 2024

Trưởng thành về thể chất không đồng nghĩa bạn đã trưởng thành về tinh thần

Trưởng thành không chỉ ám chỉ đến tuổi trưởng thành về mặt vật lý, mà còn bao gồm cả khả năng đánh giá, quyết định và xử lý các tình huống phức tạp, có khả năng đối mặt với trách nhiệm và tự lập trong cuộc sống. Đây là quá trình mà mỗi người trải qua từ khi trẻ con cho đến khi trở thành người lớn.

Trưởng thành không chỉ dựa trên tuổi tác, mà còn phụ thuộc vào sự phát triển cá nhân, kinh nghiệm sống, học hỏi, và khả năng tư duy. Nó cũng bao gồm việc hiểu rõ giá trị, mục tiêu, và trách nhiệm của bản thân trong xã hội.

Quá trình trưởng thành là một hành trình cá nhân đầy thách thức và cơ hội, và nó không có điểm dừng cuối cùng. Mỗi người trưởng thành theo cách riêng của mình và tìm kiếm ý nghĩa và mục tiêu trong cuộc sống của mình.

Mặc dù xã hội thường liên hệ sự trưởng thành cùng với tuổi tác, thế nhưng việc trưởng thành về mặt tinh thần mới là yếu tố thể hiện mức độ trưởng thành thực sự của một người.

Liệu ông bà, cha mẹ hay những người thầy của bạn có thực sự thông thái như những gì họ hay nói với bạn không?

Làm thế nào để ta biết được liệu ai đó có trưởng thành như những gì vẻ ngoài của họ thể hiện?

Làm sao để biết được bản thân có thực sự trưởng thành hay chưa?

Sau đây là 7 dấu hiệu cho thấy bạn hoặc ai đó có phải là một người khôn ngoan và trưởng thành thực sự hay không:

1. Bạn không đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc nhất thời

Bạn có dễ dàng để cho những cảm xúc chi phối, kiểm soát bản thân hay mất đi lý trí không?

Việc này có khiến bạn thường đưa ra những quyết định sai lầm đáng tiếc hay không?

Những người có sự trưởng thành về mặt cảm xúc sẽ không đưa ra những sự lựa chọn hay quyết định dựa trên cảm tính hay cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành thời gian để xem xét và nhận định tình huống đang diễn ra một cách thận trọng.

Họ là người luôn tự đặt ra những hệ giá trị sống riêng. Thay vì để những cảm xúc tiêu cực nhất thời dẫn lối, họ luôn đặt những hệ giá trị này lên trên hết và để chúng là kim chỉ nam dẫn đường cho hành động của mình. Chính điều này giúp họ có thể quản lý tốt cảm xúc của bản thân..

Bí quyết rất đơn giản: họ luôn ý thức mình là ai và giá trị cốt lõi mình hướng đến là gì. Từ đó, họ dễ dàng trở nên bình tĩnh trước bất kỳ cảm xúc tiêu cực khó chịu nào có thể gây ảnh hưởng và khiến họ đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt.

Nếu bạn luôn thận trọng suy xét trước khi ra quyết định và không để cho cảm xúc nhất thời dẫn dắt thì đó là biểu hiện cho thấy bạn có sự trưởng thành.

2. Bạn kiên nhẫn trước các tình huống trong cuộc sống

Kiên nhẫn là một phẩm chất tốt. Tính kiên nhẫn cũng đại diện cho sự khôn ngoan của một người.

Nếu bạn là một người trưởng thành thực sự, bạn sẽ nhận ra rằng những mục tiêu lớn trong cuộc đời thường đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực lâu dài mới đạt được. Những người trưởng thành sẽ làm việc chăm chỉ và cần mẫn để đạt được mục tiêu; họ cũng hiểu rằng họ không thể thành công nếu không có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

Trưởng thành không được đánh giá ở số tuổi năm 2024

Người trưởng thành là người luôn bao dung, kiên nhẫn với mọi người

Bên cạnh đó, họ cũng rất kiên nhẫn và cảm thông với những người khác. Bởi vì sự từng trải giúp họ nhận ra rằng ai cũng đang phải vật lộn với những vấn đề của riêng mình. Chính vì thế, họ không dễ nổi giận hay dễ mất kiên nhẫn với mọi người xung quanh hoặc với những tình huống bất như ý xảy ra và luôn tìm cách xử lý vấn đề một cách điềm tĩnh.

Ví dụ, trong một tình huống đời sống, một gia đình nọ có 2 vợ chồng, người vợ vừa sinh hạ được một người con trai. Vào ban đêm, đưa bé thường xuyên quấy khóc liên tục; người vợ vì dỗ dành và lo cho con nên phải thức cả đêm trong tình trạng mệt mỏi và dễ cáu gắt. Người chồng lúc này, thay vì cảm thấy khó chịu, bực tức và lớn tiếng nạt nộ hoặc bỏ mặc vợ con… anh ta lại rất nhẹ nhàng và ân cần phụ giúp vợ thay tã và lấy sữa cho con uống; Anh cũng tranh thủ phụ giúp các việc lặt vặt và phụ trông con để vợ mình có thể chợp mắt một lát. Tất cả điều này đều thể hiện anh là một người đàn ông trưởng thành về mặt tinh thần và cảm xúc, khi biết kiên nhẫn, thấu hiểu và quan tâm đến vợ con của mình.

3. Bạn giữ lời hứa và những cam kết lâu dài

Một lời hứa là một sự cam kết và việc luôn nỗ lực để có thể thực hiện như cam kết là biểu hiện của sự trưởng thành và khôn ngoan.

Người trưởng thành rất ít khi hứa hẹn hay thề thốt, bởi họ rất thận trọng trong lời nói và hiểu rõ giá trị của lời nói. Tuy vậy, một khi đã đưa ra một cam kết nào đó, họ sẽ luôn giữ lời.

Trưởng thành không được đánh giá ở số tuổi năm 2024

Người trưởng thành rất coi trọng lời hứa và giữ sự cam kết

Dẫu cho là khi bị mất cảm hứng hay đi mất động lực, họ vẫn sẽ duy trì lời cam kết đó. Họ vượt qua những cảm xúc trì trệ, sự cám dỗ hay cơn chán nản bởi họ biết rằng kết quả tốt đẹp đang chờ họ ở cuối con đường và nó xứng đáng cho những nỗ lực, tâm sức họ bỏ ra.

Nếu bạn luôn giữ lời hứa hoặc sự cam kết với chính mình và người khác, bạn chính là người có sự trưởng thành thực sự.

4. Bạn lắng nghe nhiều hơn và nói ít lại

Mọi người đều đánh giá rất cao những người biết lắng nghe một cách chủ động trong một cuộc nói chuyện. Việc tương tác và phản hồi lại đối phương bằng những góp ý chân thành, thấu đáo chính là cách người trưởng thành thêm giá trị vào cuộc đối thoại.

Người trưởng thành không phải là người chỉ chăm chăm nghĩ xem sắp tới mình sẽ nói điều gì và khi nào sẽ tới lượt mình nói trong khi người khác vẫn đang phát biểu. Thay vào đó, họ lắng nghe và xem xét từ góc nhìn của người nói cũng như góc nhìn của bản thân để đưa ra những phản hồi chín chắn, cẩn trọng và đa chiều nhất. Điều này khiến cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn, cũng như giúp mọi người có thể hiểu được quan điểm của nhau một cách thấu đáo hơn.

Người có sự trưởng thành thực sự cũng hiểu rằng họ có thể học hỏi được rất nhiều từ người khác. Việc lựa chọn lắng nghe và quan sát người khác sẽ cho họ những cơ hội tuyệt vời để học hỏi cũng như giúp họ xác định quan điểm của bản thân và đưa ra phản hồi một cách rõ ràng, chính xác hơn.

5. Bạn khiêm tốn và không tìm kiếm sự chú ý hay công nhận từ người khác

Người trưởng thành là những người khiêm tốn và họ không cố để tìm kiếm sự chú ý từ người khác. Họ nhận ra rằng ai cũng đều có những điểm đáng để học hỏi. Khi họ thành công hoặc giàu có, họ cũng không tự cao tự đại hoặc cho rằng mình hơn người; thay vào đó, họ đối xử với mọi người một cách chân thành, tốt bụng và cởi mở.

Điều này không có nghĩa là một người trưởng thành đánh giá thấp bản thân họ. Ngược lại, người trưởng thành thực sự luôn thấy tự tin và tự hào với những gì mình đã nỗ lực đạt được. Họ chỉ là không cần đến sự ca tụng hay công nhận từ người khác mà chính họ tự công nhận và hạnh phúc với những giá trị của mình.

6. Bạn có tư duy mở

Nếu bạn có một tư duy mở, sẵn sàng tiếp thu điều mới và tôn trọng ý kiến của người khác (dẫu trái chiều với quan điểm của bạn), điều này cho thấy bạn thực sự trưởng thành về mặt suy nghĩ.

Trưởng thành không được đánh giá ở số tuổi năm 2024

Người trưởng thành luôn cởi mở để học hỏi những điều mới

Những người trưởng thành biết rằng việc phán xét người khác là điều không đúng đắn. Họ hiểu rằng mỗi người đều xuất phát từ những nền tảng khác nhau. Chính những khó khăn, những trải nghiệm, những thử thách khác nhau dẫn đến việc mỗi người đều có góc nhìn và quan điểm riêng biệt, không ai hoàn toàn giống ai. Và người trưởng thành thực sự là người hiểu rất rõ điều đó.

Họ cũng nhận ra rằng, cuộc sống này còn có rất nhiều điều cần phải học, vậy nên họ luôn giữ cho mình một tâm trí cởi mở để có thể đón nhận và học hỏi những tri thức mới.

Với sự khôn ngoan này, họ hiểu rằng đâu đó vẫn luôn có những điều chưa biết đang đợi họ khám phá và tìm hiểu.

7. Bạn “Biết mình” và chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình

“Tự biết mình” là chìa khóa cốt lõi của sự khôn ngoan và trưởng thành về mặt cảm xúc. Tự biết mình là biết điểm mạnh, điểm yếu, biết quan sát các xu hướng tính cách, hành xử của mình, từ đó ghi nhận, đúc kết ra bài học cho bản thân. Một người trưởng thành và thông thái biết rằng họ cần lùi lại hoặc tránh xa khỏi bất kỳ tình huống nóng giận nào có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc và sự bình an của họ.

Trưởng thành không được đánh giá ở số tuổi năm 2024

Nhận biết chính mình luôn là điều quan trọng với người trưởng thành

Họ nhận ra mỗi hành động, mỗi nhân mình gieo đều dẫn đến một hệ quả tất yếu nào đó. Vì hiểu rõ điều này nên họ không chỉ nghĩ về những hậu quả có thể xảy ra với mình, mà còn nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra với người khác nữa.

Họ biết rằng mỗi lời nói và quyết định của mình đều có thể gây ảnh hưởng hoặc dẫn đến những hệ quả khác nhau. Việc nhận thức rõ suy nghĩ, cảm xúc của tâm trí và những gì đang diễn ra giúp họ tránh được việc đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan.

Họ nhận thức rất rõ khi bản thân đưa ra quyết định sai lầm. Những lúc như vậy, họ sẽ không trốn chạy hay đổ lỗi mà sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình và chịu trách nhiệm cho sai lầm đó. Người trưởng thành thực sự luôn chịu trách nhiệm hoàn toàn 100% với cuộc sống của mình. Họ luôn ý thức để điều chỉnh hành vi kịp thời và chịu trách nhiệm cho những hành động đã làm.

7 dấu hiệu trên là những đặc điểm điển hình của một người có sự trưởng thành thực sự về mặt cảm xúc; cũng là dấu hiệu của người khôn ngoan và thông thái.

Bạn nghĩ mình trưởng thành ở mức độ nào?

Bạn có suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động không?

Bạn có kiên nhẫn với chính mình và mọi người không?

Bạn có giữ được lời hứa và sự cam kết của mình chứ?

Bạn có ý thức được bản thân mình và luôn chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những lời nói và hành vi của mình không?

Trưởng thành không được đánh giá ở số tuổi năm 2024

Bạn đã thực sự trưởng thành như mình nghĩ chưa?

Nếu bạn đang thấy mình có một trong những dấu hiệu sau:

Dễ dàng đưa ra những lựa chọn và quyết định dựa theo cảm xúc nhất thời.

Dễ dàng trở nên tức giận, khó chịu trước một tình huống bất như ý xảy ra.

Dễ dàng mất kiên nhẫn với mọi người xung quanh.

Hành xử và nói năng mà ít khi suy nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra cho mình và mọi người xung quanh.

Thường xuyên đóng vai nạn nhân và luôn đổ lỗi cho số phận, cho hoàn cảnh…

Rất có thể bạn chỉ mới trưởng thành về mặt thể chất mà thiếu đi sự trưởng thành về mặt cảm xúc và tinh thần. Hãy thử suy ngẫm và tự trả lời những câu hỏi trên, bạn sẽ biết được mình trưởng thành đến mức độ nào!

---

KẾT LUẬN

Nhiều người dẫu đã có tuổi, thậm chí đã lên chức bố mẹ, ông bà… thế nhưng tư duy, cách suy nghĩ và hành xử vẫn phụ thuộc vào cảm xúc và thiếu đi sự chín chắn, cẩn trọng rất nhiều. Điều này khiến cho cuộc sống của bạn gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn và rất khó để tiến bộ hay gặt hái được những thành tựu trong cuộc sống; đặc biệt là rất khó để học được những bài học trong hành trình phát triển tâm linh và tìm được sự bình an với chính mình.

Sự trải nghiệm và việc học hỏi từ những bài học trong cuộc sống có thể giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm và qua thời gian, bạn có thể trở nên trưởng thành và biết quản lý cảm xúc hơn.

Thế nhưng nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian, tiền bạc, tâm sức hoặc mong muốn có thể tiết kiệm được ít nhất 5 - 10 năm học phát triển bản thân, khóa học “Chánh Kiến - Đánh thức ý nghĩa cuộc đời” chính là đáp án phù hợp và trọn vẹn nhất dành cho bạn!

2 ngày học, tôi sẽ chia sẻ toàn bộ tri thức và công thức cốt lõi được đúc kết hơn 20 năm nghiên cứu Đạo học, Phật học và trải nghiệm từ chính những vấp ngã của bản thân để giúp bạn thay đổi toàn bộ tư duy và nhận thức về cuộc sống này. Khóa học cũng sẽ đánh thức và khai mở trí tuệ thực sự bên trong bạn, để từ đó giúp bạn thay đổi cuộc sống của không chỉ bản thân mà còn của mọi người xung quanh.

Bao nhiêu tuổi thì mới trưởng thành?

Người trưởng thành là người đã thành niên, tính từ 18 tuổi trở đi, có nghĩa vụ và được hưởng những quyền lợi do pháp luật quy định.

Trưởng thành thực sự là gì?

Trưởng thành chính là sự lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động chứ không chỉ là sự lớn lên về thể xác, đó mới chính là trưởng thành thật sự. Suy nghĩ và hành động của một người trưởng thành phải hướng đến những cái tốt đẹp, những điều tích cực trong cuộc sống.

Người lớn là người như thế nào?

Ở Việt Nam, theo quy định pháp luật, tức là về mặt pháp lý thì người lớn (người thành niên) cũng là người từ đủ 18 tuổi trở lên như nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Ở Nhật bao nhiêu tuổi thì được xem là trưởng thành?

VOV.VN - Bắt đầu từ hôm nay (1/4), Nhật Bản chính thức áp dụng việc hạ độ tuổi trưởng thành từ 20 xuống còn 18 tuổi. Thông qua sửa đổi Bộ luật Dân sự, những quy định pháp lý về người trưởng thành tại Nhật Bản lần đầu tiên được thay đổi sau hơn 140 năm.