Bài thi kiến thức liên môn môn ngữ văn năm 2024

Khẳng định tính hiệu quả của dạy học tích hợp, liên môn với môn Ngữ văn, cô Hà Thị Khuyên lưu ý các yêu cầu cần bảo đảm để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi khâu của quá trình dạy học, phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh.

Cụ thể, tổ chức thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh học cách sử dụng, phối hợp những kiến thức, kĩ năng trong các phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.

Hướng dẫn học sinh chủ động tự học, tự nghiên cứu dựa theo những câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa.

Hướng dẫn học sinh xác lập mối liên hệ giữa tri thức, kĩ năng môn Ngữ văn với các môn học khác theo hướng vận dụng kiến thức các môn học có liên quan để lĩnh hội sâu sắc tri thức môn Ngữ văn.

Trong thực tế giảng dạy, giáo viên tùy thuộc vào nội dung bài học để thực hiện tích hợp liên môn một cách linh hoạt trong từng khâu của tiến trình bài dạy.

Cũng theo cô Hà Thị Khuyên, để sử dụng hiệu quả phương pháp này đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức, thời gian nghiên cứu để vận dụng linh hoạt, không khiên cưỡng.

Đồng thời, chú trọng để kiến thức của các môn học khác, các lĩnh vực khoa học, công nghệ trở thành phương tiện, phông nền làm nổi bật kiến thức, kĩ năng Ngữ văn, không phải dịp để giáo viên ”phô” kiến thức.

”Phương pháp dạy học tích hợp liên môn không mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý, giáo viên sẽ tạo nên những bài giảng sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh.

Qua thực tiễn, tôi thấy nguyên tắc liên môn trong dạy học Ngữ văn theo phương pháp tích hợp đã kích thích hứng thú học tập trong học sinh, giúp các em lĩnh hội bài học hiệu quả hơn”, cô Hà Thị Khuyên cho hay.

Cô trò Trường THPT Quan Sơn trong giờ học.

Môn học phù hợp

Kiến thức môn Ngữ văn rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, từ nội dung một bài học có thể giúp học sinh “gặp gỡ” nhiều kiến thức môn học khác nhau, trong đó kiến thức môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và khoa học công nghệ là một điển hình.

Đưa nhận định này, cô Hà Thị Khuyên đưa ví dụ vận dụng kiến thức Lịch sử để tái hiện sinh động không khí lịch sử, thời đại, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

Chẳng hạn khi dạy Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX”, giáo viên có thể vận dụng kiến thức Lịch sử 12 để học sinh nắm rõ nội dung: Tại sao văn học từ 1945 đến hết thế kỉ XX được chia làm hai giai đoạn và mốc chia tách là 1975?

Hoặc vận dụng kiến thức Lịch sử 12 (Việt Nam từ 1945-1954; Việt Nam từ 1954-1975) để học sinh nắm được hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của các chặng đường văn học: 1945 -1954, 1954 -1964, 1964 -1975.

Khi dạy Bài “Vợ nhặt” (Kim Lân), giáo viên vận dụng kiến thức Lịch sử 12 về phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) làm nổi bật bối cảnh truyện và tình người trong tác phẩm.

Giáo viên cũng có thể tích hợp kiến thức Địa lí để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh chi tiết, hình tượng trong tác phẩm.

Chẳng hạn khi dạy bài “Tây Tiến” (Quang Dũng), giáo viên vận dụng Địa lí 12 (bài “Đất nước nhiều đồi núi”) để định hướng:

Phía Tây nước ta, nhất là vùng phía Tây Bắc, tây Thanh Hóa là vùng rừng núi hiểm trở, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt. Dẫu biết vậy nhưng những chàng trai Hà thành vẫn quyết “Tây Tiến” (tiến về phía Tây), vẫn nguyện dấn thân, chiến đấu quên mình vì Tổ quốc. Đó là lẽ sống cao đẹp của những người lính Tây Tiến, cũng là của thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kì chống Pháp.

Không chỉ Lịch sử, Địa lý, giáo viên có thể tích hợp kiến thức Giáo dục công dân để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh giá trị tư tưởng tác phẩm, từ đó hình thành phẩm chất, nhân cách.

Chẳng hạn ở bài “Tây Tiến” (Quang Dũng), giáo viên vận dụng kiến thức Giáo dục công dân lớp 10 (bài “Công dân với cộng đồng”) để liên hệ thực tiễn: thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để làm nên một đất nước hòa bình. Ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức xây dựng cộng đồng, bảo vệ Tổ quốc; cần sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

Ở bài “Sóng” (Xuân Quỳnh), vận dụng kiến thức Giáo dục công dân lớp 10 (bài “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”) để giúp học sinh nhận rõ hơn: tình yêu là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất của con người. Bởi vậy, mỗi người cần trân trọng tình yêu; yêu một cách chân thành, trong sáng, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội...

Giáo viên cũng có thể vận dụng kiến thức khoa học, công nghệ để tạo nên các sản phẩm STEM môn Ngữ văn. Ví dụ, giao nhiệm vụ cho học sinh tạo ra các sản phẩm: ứng dụng công nghệ thông tin để làm video hỗ trợ khi thực hành kĩ năng nói “Trình bày một vấn đề nghiên cứu” ở lớp 11; thiết kế bảng “Nội quy giữ gìn vệ sinh lớp học” khi thực hành về phương tiện phi ngôn ngữ ở lớp 10...

Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trong mỗi giờ học giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê và tự giác học tập. Trong những năm gần đây việc dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đã đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy đối với tất cả các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. [11]

Với môn Ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đặc trưng bộ môn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác phẩm khác thời đại, bên cạnh đặc trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa. Trong bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng phản ánh một giai đoạn lịch sử, một vùng đất…và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ có cả lịch sử, địa lí, âm nhạc, hội họa, điêu khắc…Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy, mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình Ngữ văn lớp 9, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Nắm bắt được vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh.

1.2. Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Hoằng Anh. Tìm hiểu và thực nghiệm một số văn bản có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học. Nhằm tạo không khí hứng thú, say mê cho học sinh khối 9 ở trường THCS Hoằng Anh – lứa tuổi hiếu động thích khám phá, tìm tòi và thể hiện, giúp cho các tiết học không bị đơn điệu, nhàm chán mà còn có thể củng cố được nhiều kiến thức ở các bộ môn khác. Qua đó rèn luyện tư duy suy luận, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu… và nhiều kĩ năng khác cho học sinh.

1.3. Đối tượng ngiên cứu:

Cách thức dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:

– Phương pháp nghiên cứu.

– Phương pháp phân tích. – Phương pháp điều tra.

– Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng hợp.

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại, đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào dạy học. Chúng ta đều thấy rằng, việc dạy học tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình dạy học.

Dạy học tích hợp không phải là mới đối với môn Ngữ Văn, lâu nay ta vẫn tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn, như trong bài giảng tác phẩm văn học có Tiếng Việt, có Tập làm văn. Tích hợp các phân môn tạo nên sự liên kết với nhau trên nhiều mặt, nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Vậy tích hợp liên môn để làm gì? Tích hợp liên môn nhằm mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, cùng với các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Tích hợp liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy, nếu nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào các buổi ngoại khóa.[11]

Cùng với sự đổi mới, trong các giờ dạy học Ngữ văn giáo viên cũng đã áp dụng tích hợp liên môn, để tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học.

Trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS ta thấy giữa môn Ngữ văn và các môn học khác có liên quan rất mật thiết. Kiến thức của các môn học khác có thể bổ sung, hỗ trợ cho kiến thức của bài Ngữ văn được mở rộng, phong phú và sinh động hơn. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích hợp liên môn vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.