Trong luật điền kinh chạy ngắn quy định đường chạy như thế nào là đúng

Luật điền kinh

10/09/2018, 09:12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOVụ công tác HSSVTÀI LIỆU TẬP HUẤN TRỌNG TÀI ĐIỀN KINH(Dùng tập huấn trọng tài điền kinh cho HKPĐ toàn quốc năm 2012)LUẬT THI ĐẤU MÔN NHẢY CAOI. Những quy định về dụng cụ sân bãi.1.Đệm. - Nên dài 6m, rộng 4m và dày 0,7m. Nhưng cũng có thể sử dụng đệm tối thiểu dài 5m, rộng 3m- Chú ý: 2 cột chống xà và đệm phải được thiết kế sao cho khoảng cách tối thiểu 10cm để tránh sự xê dịch của đệm chạm vào cột chống xà làm rơi thanh xà2. Cột chống xà.- Có thể sử dụng bấtcứ cột chống xà nào, miễn là nó phải cứng. Cột chống xà phải có giá đỡ để thanh xà đặt được vững trên đó-Cột chống xà phải cao hơn mức xà dự kiến tối thiểu 10cm- Cột chống xà cao từ 4m đến 4m40.3. Xà ngang.- Xà ngang phải được làm bằng sợi thủy tinh hoặc vật liệu phù hợp khác nhưng không phải làm bằng kim loại, có tiết diện hình tròn trừ 02 đầu xà. Độ dài toàn bộ xà ngang là 4.00m (± 2cm). Trọng lượng tối đa của xà ngang là 2kg. Đường kính của phần tiết diện tròn là 30mm (± 1mm)- Xà ngang gồm 3 phần: Phần xà tiết diện tròn và đoạn ở 2 đầu, mỗi đoạn có chiều dài 15 20cm, chiều rộng 30 35mm được đặt lên giá đỡ của cột chống xà.- Hai đoạn ở 2 đầu xà có hình tròn hoặc hình bán nguyệt trong đó có 1 cạnh phẳng để đặt lên giá đỡ của cột chống xà. Bề mặt phẳng này có thể cao hơn điểm giữa của xà ngang. Cạnh phẳng này phải cứng và nhẵn. Không được dùng cao su, hay bất cứ vật liệu nào khác bọc vào 2 đầu xà để làm tăng ma sát của thanh xà với giá đỡ.- Thanh xà phải thẳng và khi đặt vào vị trí giá đỡ chỉ được võng xuống tối đa 2cm4. Giá đỡ xà ngang.- Giá đỡ là một hình chữ nhật phẳng, rộng 4cm, dài 6cm. Giá đỡ phải được gắn chắc vào cột chống xà trong thời gian nhảy và phải hướng vào nhau- Giá đỡ xà không được phủ cao su hoặc chất liệu nào khác làm tăng độ ma sát của thanh xà với giá đỡ, hay có bất cứ sự đàn hồi nào khác.- Giữa đầu xà ngang và cột chống xà phải có khoảng cách tối thiểu 1cm5. Khu vự chạy đà và giậm nhảy.- Đường chạy đà tối thiểu dài 15m, các giải thi đấu lớn (vô địch Đông Nam Á, Châu Á, thế giới, Olympíc) đường chạy đà chiều dài tối thiểu là 20 - 25m- Khu vực giậm nhảy bằng phẳngII. Luật thi đấu nhảy cao.1. Trước khi cuộc thi bắt đầu, các VĐV dược nhảy thử tại khu vực thi đấu2. Trước khi bắt đầu cuộc thi, tổ trưởng trọng tài giám định phải thông báo cho các vận động viên ở mức xà khởi điểm và các mức xà nâng tiếp theo ( lên sau mỗi vòng ), cho tới khi chỉ còn một vận động viên còn lại thắng cuộc thi, hoặc có sự bằng nhau ở vị trí đầu tiên.3. Trừ trường hợp chỉ còn lại một vận động viên đã thắng cuộc thi:a) ở mỗi mức xà, xà ngang không bao giờ đươc nâng lên dưới 2cm; b) Mức tăng trong mỗi lần nâng xà ngang phải như nhau.c) Không áp dụng điều này với các VĐV còn thi đấu cùng đồng ý nâng xà trực tiếp tới độ cao kỷ lục thế giới.Luật thi đấu nhảy cao.d) Sau khi VĐV đã thắng cuộc, độ cao của 1 hoặc nhiều lần nâng xà do VĐV đó quyết định, có tham khảo ý kiến của trọng tài giám định hoặc trọng tài giám sát có liên quan.Ghi chú: Điều này không áp dụng đối với các cuộc thi nhiều môn phối hợp- Trong thi đấu nhiều môn phối hợp, mỗi lần nâng tối thiểu phải là 3cm trong suốt cuộc thi.- Các vận động viên phải giậm nhảy bằng 1 chân.Luật thi đấu nhảy cao.4.Khi một vận động viên đã bắt đầu, các vận động viên khác không được phép sử dụng khu vực chạy đà hoặc khu vực giậm nhảy để tập.- Chỉ có 1 phút cho các VĐV thực hiện 1 lần nhảy, tính từ khi gọi tên cho đến khi VĐV thực hiện song lần nhảy.5. Một vận động viên sẽ bị phạm quy nếu:a) Sau lần nhảy do hành động của vận động viên làm rơi xàLuật thi đấu nhảy cao.b) Vận động viên chạy đà giậm nhảy không vượt qua phía trên xà ngang mà chạm đất ở khu vực phía sau mặt phẳng tạo bởi hai cạnh gần của 2 cột xà, kể cả ở giữa hoặc bên ngoài hai cột xà bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.Tuy nhiên, nếu khi nhảy, một vận động viên chạm bàn chân vào khu vực rơi xuống (đệm) và theo ý kiến của trọng tài giám định là không tạo nên lợi thế nào, thì lần nhảy với lý do đó sẽ không bị coi là hỏng.Ghi chú: Để giúp cho việc thực hiện điều luật này, sẽ kẻ 1 vạch trắng rộng 5cm (băng dính) từ chân mỗi cột chống ra bên ngoài 3m sao cho mép gần của vạch này nằm dọc theo mặt phẳng của cạnh gần hơn của cột chống xàLuật thi đấu nhảy cao.6.Một vận động viên có thể bắt đầu nhảy tại bất cứ mức xà nào cao hơn mức xà khởi điểm được tổ trưởng trọng tài giám định tuyên bố trước đó. Ở mỗi mức xà vận động viên được nhảy tối đa 3 lần. Ba lần nhảy hỏng liên tiếp bất kể ở mức xà mà tại đó những lần nhảy hỏng như vậy xẩy ra sẽ bị loại khỏi những lần nhảy sau đó, ngoại trừ trường hợp bằng nhau ở vị trí đầu tiên mà cần tiến hành nhảy lại để xác định thứ hạng vô địch.- Hiệu quả của điều luật này là việc một vận động viên có thể bỏ lần nhảy thứ hai hoặc thứ ba của mình tại một độ cao nào đó ( sau khi đã nhảy hỏng lần đầu hoặc lần thứ hai ) và vẫn được nhảy ở độ cao tiếp theo.- Nếu một vận động viên bỏ 1 lần nhảy tại một độ cao nào đó thì sẽ không được thực hiện lần nhảy tiếp theo tại độ cao này, trừ trường hợp có sự bằng nhau ở vị trí đầu tiên.- Thậm chí khi tất cả các VĐV khác đã bị loại, một VĐV còn lại vẫn có quyền tiếp tục nhảy cho đến khi bị mất quyền thi đấu.Luật thi đấu nhảy cao.Đo thành tích: Việc đo độ cao mức xà mới phải được làm trước khi vận động viên thực hiện độ cao đó. Trong tất cả các trường hợp có kỷ lục, trọng tài phải kiểm tra việc đo đạc khi xà ngang được đặt ở độ cao kỷ lục và họ sẽ kiểm tra lại việc đo trước mỗi lần nhảy phá kỷ lục tiếp theo nếu như xà ngang bị chạm vào từ lần đo trước. Chú giải: 0 = Qua xà X = Hỏng ( phạm quy) ( - ) = Không nhảy7.Vật đánh dấu. Một vận động viên có thể sử dụng 1 hoặc 2 vật đánh dấu( được cung cấp hoặc được cho phép của ban tổ chức) để trợ giúp mình trong chạy đà và giậm nhảy. Nừu không có các dấu như vậy, vận động viên có thể sử dụng băng dính song song không được vẽ phấn hay những chất tương tự để tạo thành những dấu không xoá được.Luật thi đấu nhảy cao.8. Trường hợp thành tích bằng nhau sẽ dược giải quyết như sau:a) VĐV nào nhảy ít lượt nhất đã qua mức xà có thành tích như nhau (cao nhất) sẽ xếp hạng cao hơn.b) Nếu vẫn bằng nhau, VĐV nào có số lần nhảy hỏng ít hơn trong suốt cuộc thi, gồm cả mức xà cuối cùng đã vượt qua, sẽ xếp hạng cao hơn.c) Nếu vẫn bằng nhau: Trong trường hợp phân định vị trí thứ nhất thì các VĐV có thành tích bằng nhau phải hảy thêm 01 lần nữa tại mức xà thấp nhất mà các VĐV có liên quan đã mất quyền tiếp tục nhảy. Nếu lần đó vẫn không phan định được thì:- Nâng mức xà lên nếu các VĐV có liên quan đều nhảy qua.- Hạ mức xà xuống nếu các VĐV có liên quan đều không nhảy quaChú ý: Mức tăng hay giảm của mỗi lần chỉ là 02cmLuật thi đấu nhảy cao.- Ở mỗi mức xà các VĐV chỉ được nhảy 01 lần cho tới khi phân định được thứ hạng. Khi đó các VĐV phải nhảy theo lượt của mình. Ghi chú: Nếu ở các vị trí khác trong bảng xếp hạng thì các VĐV được xếp hạng ngang nhau.- Các kỷ lục trong nội dung nhảy và ném đẩy phải được đo bởi 3 trọng tài giám định sử dụng thước chia đơn vị hoặc thước thẳng hay 1 thiết bị đo chuyên dụng đã được cộng nhận.LUẬT THI ĐẤU MÔN NHẢY XAI. Những quy định về dụng cụ sân bãi.1. Đường chạy đà.- Độ dài tối thiểu của đường chạy đà là 40m, đo từ ván giậm nhảy đến cuối đường chạy đà. Đọ rộng của đường chạy đà là 1,22m ± 1cm và được giới hạn bởi 2 đường kẻ trắng có độ rộng 5cm (các đường chạy đà xây dựng trước tháng 01/2004, có thể rộng1,25m).2. Ván giậm nhảy.- Điểm giậm nhảy sẽ được đánh dấu bằng ván giậm được chôn ngang mức với đường chạy và bè mặt hố cát. Cạnh của ván giậm nhảy gần với hố cát gọi là vạch giậm nhảy. Ngay sau vạch giậm nhảy có đặt một ván phủ chất dẻo để giúp trọng tài xác định phạm quy.- Khoảng cách tối thiểu từ ván giậm đến mép xa của hố cát là 10mVán giậm nhảy phải đặt cách mép gần của hố cát từ 1 đến 3m- Cấu trúc: Ván giậm nhảy là 1 khối hình hộp chữ nhật, làm bằng gỗ hoặc vật liệu khác phù hợp có chiều dài 1,22m ± 1cm, chiều rộng 20cm ± 2cm và cao 10cm. Ván giậm nhảy phải được sơn màu trắng.Những quy định về dụng cụ sân bãi.3. Ván xác định phạm quy.- Ván xác định phạm quy là 1 thanh cứng, rộng 10cm ± 2mm và chiều dài 1,22m ± 1cm được làm bằng gỗ hoặc vật liệu cứng khác phù hợp, có màu tương phản với ván giậm nhảy. Nếu có thể phủ lên đó chất dẻo có màu tương phản thứ 3.- Ván xác định phạm quy được đặt sát với ván giậm nhảy về phía hố cát. Mặt ván cao hơn ván giậm nhảy 7mm ± 1mm, hai cạnh bên của ván có mặt vát nghiêng 45°. Mặt vát hướng về phía đường chạy đà được phủ 1 lớp chất dẻo có độ dày 1mm, hoặc được cắt lõm, khi phủ chất dẻo vẫn đảm bảo độ vát 45°.- Khi lắp vào vị trí tàn bộ khối này phải đảm bảo độ chắc chắn để chịu được toàn bộ lực giậm nhảy của VĐV.- Phần trên của ván xác định phạm quy cũng phải được phủ 1 lớp chất dẻo dày 10mm suốt chiều dài ván. Bề mặt của ván xác định phạm quy luôn phải nhẵn không để dấu vết gì khi bắt đầu mỗi lần nhảy.Chú ý: Sẽ rất tiện nếu có nhiều ván xác định phạm quy phủ chất dẻo thay thế, tiến trình thi đấu sẽ không bị gián đoạn khi xóa vết chân để lại trên bề mặt của ván xác định phạm quy.Những quy định về dụng cụ sân bãi.4. Hố cát.- Khu vực rơi xuống( hố cát) phải có chiều rộng tối thiểu 2.75m và tối đa là 3.00m. Nếu điều kiện cho phép khu vực rơi nên được bố trí cân đối giữa đường chạy đà kể cả lúc nó được mở rộng.- Khu vực rơi xuống phải đổ đầy cát ẩm và xốp. Mặt trên của khu vực rơi phải bằng với mức ván giậm nhảy và đường chạy.5. Vạch đánh dấu.- Các vật đánh dấu phải đặt bên ngoài đường chạy đà. Mỗi VĐV có thể sử dụng 1 hoặc 2 vật đánh dấu (được BTC chấp thuận hoặc cung cấp) để giúp việc chạy đà. Nếu không có vật đánh dấu các VĐV có thể sử dụng băng dính nhưng không được vẽ bằng phấn hay chất lượng nào khác để lại dấu vết không thể xóaII. Luật thi đấu nhảy xa1. Khi có trên 8 vận động viên tham gia thi đấu, thì mỗi vận động viên thực hiện 3 lần nhảy đấu loại. 8 vận động viên có thành tích cao hơn sẽ được phép nhảy thêm 3 lần nữa theo trình tự ngược lại với thứ tự xếp hạng thành tích của họ được ghi lại ở 3 lần nhảy đầu ( VĐV nào thành tích đấu loại thấp hơn sẽ nhảy lượt thứ 4 đầu tiên...).2. Trong các cuộc thi có sự bằng nhau ở vị trí ( đủ tư cách vào chung kết) thì giải quyết theo điều 146.3. khi có 8 vận đông viên hoặc ít hơn thì mỗi vận động viên được nhảy 6 lần.3. Khi một vận động viên đã bắt đầu, các vận động viên khác không được phép sử dụng đường chạy với mục đích tập luyện.- Chỉ có 1 phút cho các VĐV thực hiện 1 lần nhảy, tính từ khi gọi tên cho đến khi VĐV thực hiện song lần nhảy.Luật thi đấu nhảy xa4. Vận động viên sẽ phạm lỗi nếu:a) Chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, dù chạy đà không giậm nhảy hoặc giậm nhảy.b) Giậm nhảy phía bên ngoài phạm vi cả hai đầu ván, dù ở phía sau hay phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy.c) Trong quá trình rơi xuống, điểm chạm đất phía bên ngoài khu vực rơi gần với ván giậm hơn so với điểm chạm gần nhất trong khu vực rơi (hố cát)d) Sau khi hoàn thành lần nhảy đi ngược lại phía sau qua khu vực rơi xuống, thực hiện ( sử dụng ) bất cứ hình thức nhào lộn nào trong khi chạy đà hoặc trong lúc nhảy.e) Trừ trường hợp như đã nêu trong mục (b) ở trên, nếu 1 phần giầy của VĐV chạm vào đất phía bên ngoài 2 đầu ván giậm nhảy nhưng ở trước vạch giậm nhảy.Luật thi đấu nhảy xaf) Tất cả các lần nhảy sẽ được đo từ điểm chạm gần nhất do bất kỳ bộ phận nào của cơ thể hoặc chân tay trên khu vực rơi tới vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch giậm nhảy. Việc đo phải được tiến hành vuông góc với vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch này.Mỗi vận động viên được tính thành tích tốt nhất trong các lần nhảy bao gồm cả những lần nhảy để quyết định vị trí đầu tiên khi có sự bằng nhau.* Ghi chú: - Sẽ không bị coi là phạm lỗi nếu vận động viên chạy ra bên ngoài vạch trắng đánh dấu đường chạy đà ở bất cứ điểm nào.- Sẽ không bị coi là phạm lỗi nếu vận động viên đi ngược lại đường chạy đà qua hố cát sau khi đã rời hố cát đúng quy địnhLuật thi đấu nhảy xa5. Trường hợp thành tích bằng nhau sẽ được giải quyết như sau:- Trong nhảy xa thành tích tốt thứ 2 của các VĐV sẽ được dùng để phân định thứ hạng. Sau đó, nếu cần có thể sử dụng thành tích tốt thứ 3 và tiếp theo nữa. Nếu thành tích bằng nhau ở hạng nhất thì các VĐV có thành tích bằng nhau đó sẽ thi đấu lại theo đúng thứ tự trong mỗi lần cho đến khi phân định được thứ hạng.- Mỗi VĐV sẽ được công nhận thành tích tốt nhất của mình, gồm cả thành tích vòng loại cho đến thành tích ở vòng chung kết và phân định hạng cao nhất.LUẬT THI ĐẤU MÔN ĐẨY TẠI. Những quy định về dụng cụ sân bãi.1. Vòng ném đẩy.- Vành ngoài của vòng ném đẩy phải làm bằng sắt, thép hoặc chất liệu khác phù hợp, mặt trên của vòng phỉa ngang bằng với bề mặt bên ngoài. Bề mặt xung quanh vòng tròn có thể bằng bê tông, chất nhựa tổng hợp, áp phan, gỗ hoặc bất cứ vật liệu gì.- Phần bên trong của vòng tròn có thể xây bằng bê tông, áp phan, hoặc vật liệu rắn chắc khác nhưng không được trơn. Bề mặt bên trong vòng tròn phải thấp hơn mép trên từ 1,4 đến 2,6cmĐường kính bên trong của vòng tròn ném đẩy là 2,135m ± 5mm.- Vành ngoài của vòng tròn phải dày tối thiểu 6mm và sơn màu trắng.- Kẻ 01 vạch trắng rộng 5cm từ mặt trên của vòng tròn kim loại kéo rộng ra 2 bên, mỗi bên tói thiểu dài 75cm. Vạch trắng này kéo dài đi qua tâm vòng tròn và vuông góc với đường trung tâm khu vực rơi.Những quy định về dụng cụ sân bãi.2. Bục chắn.- Bục chắn sơn màu trắng làm bằng gỗ hoặc chất liệu phù hợp khác. Bục chắn có hình vòng cung sao cho cạnh trong của bục chắn trùng với cạnh trong của vòng, Bục chắn được đặt cân ở giữa vòng trung tâm và được gắn chặt xuống đất.- Bục chắn chiều rộng từ 11,2cm đến 30cm, chiều dài của vòng cung là 1,21m ± 1cm, cao hơn mặt vòng tròn 10cm ± 0,2cm.3. Khu vực rơi.- Khu vực rơi sẽ được phủ xỉ hoặc cỏ hay vật liệu phù hợp khác mà khi rơi xuống để lại dấu vết.- Khu vực rơi được giới hạn bởi 02 vạch trắng rộng 5cm, được vẽ sao cho khi kéo dài, mép trong của 02 vạch này sẽ đi qua tâm của vòng và tạo thành góc 34.92º- Ghi chú: Khu vực rơi có góc 34.92º có thể vẽ chính xác bằng cách xác định khoảng cách giữa 02 điểm trên đường giới hạn khu vực rơi, cách tâm vòng tròn 20m sao cho chúng cách nhau 12m (20 x 0,60). Như vậy, cứ cách tâm vòng tròn ném 1m thì khu vực rơi có độ rộng 60cm.Những quy định về dụng cụ sân bãi.4. Tạ.- Tạ phải làm bằng sắt, đồng hoặc vật liệu kim loại khác không mềm hơn đồng hoặc bằng vỏ kim loại bên trong đổ đầy chì hoặc vật liệu khác. Tạ phải có hình cầu, không xù xì và phải nhẵn.- Tạ phải đáp ứng những yêu cầu sau+ Nữ, Nam trẻ, Nam TN, Nam T. Thành:Trọng lượng tối thiểu để được phép thi đấu và công nhận kỷ lục: 4.000g, 5.000g, 6.000g, 7.260gThông tin cho nhà sản xuất, yêu cầu kỹ thuật cho tạ trong thi đấu tôi thiểu: 4.005g, 5.005g, 6.005g, 7.265g. Tối đa: 4.0025g, 5.025g, 6.025g, 7.285g.+ Đường kính tối thiểu: 95mm,100mm,105mm, 110mm.+ Đường kính tối đa: 110mm, 120mm, 125mm, 130mmII. Luật thi đấu đẩy tạ.1. Khi số lượng vận động viên tham gia thi là trên 8 người thì mỗi vận động viên được phép đẩy tạ 3 lần và sau đó 8 vận động viên có thành tích cao hơn sẽ được phép đẩy thêm 3 lần nữa theo trình tự ngược lại với thứ tự xếp hạng thành tíchcủa họ được ghi lại ở 3 lần nhảy đẩy tạ đầu tiên- Trong các cuộc thi có sự bằng nhau ở vị trí thứ 8 ( đủ tư cách vào đẩy tiếp 3 lần nữa) thì giải quyêt theo điều 146.3. Khi có số lượng vận động viên là 8 người hoặc ít hơn thì mỗi vận động viên được đẩy 6 lần.2. Tại khu vực thi đấu và trước khi bắt đầu môn thi, mỗi vận động viên có các lần nhảy thử theo trình tự rút thăm và luôn đặt dưới sự giám sát của trọng tài giám định.3. Khi một vận động viên đã bắt đầu, các vận động viên khác không được phép sử dụng tạ với mục đích tập luyện.Luật thi đấu đẩy tạ.4. Đẩy tạ phải được thực hiện từ trong vòng đẩy. Vận động viên phải bắt đầu lần đẩy từ tư thế tĩnh. Vận động viên được phép chạm cả vào phía trong vòng sắt và bục chắn.5. Tạ phải được đẩy khỏi vai bằng 1 tay. Lúc vận động viên ở tư thế trong vòng( bắt đầu đẩy ), tạ phải chạm hoặc tương đối sát cổ hoặc cằm và bàn tay( cầm tạ) không dược hạ thấp xuống dướivị trí này trong khi thực hiện động tác.Tạ không được hạ xuống dưới vai.6. a) Không được phép cho thêm bất kỳ trang bị nào ( thí dụ như quấn băng 2 hay nhiều ngón tay lại với nhau ) để trợ giúp cho vận động viên khi thực hiện lần đẩy. Việc sử dụng băng tay là không được phép trừ trường hợp cần thiết để bọc vết cắt hay vết thương hở.b) Không được phép sử dụng găng tay.c) Để giữ tạ được tốt hơn, các vận động viên được phép sử dụng chất phù hợp xoa lên tay của mình.Luật thi đấu đẩy tạ.d) Vận động viên có thể đeo băng ở cổ tay để bảo vệ cổ tay khỏi bị chấn thương.e) Vận động viên có thể sử dụng thắt lưng bằng da hay các chất liệu khác phù hợp để bảo vệ cột sống tránh bị chấn thương.f) Vận động viên không được phun (xịt ) hoặc bôi bất kỳ chất gì vào trong vòng đẩy hoặc lên đế giày của mình.7. Vận động viên sẽ phạm lỗi nếu:- Sau khi đã bước vào vòng đẩy tạ và bắt đầu thực hiện việc đẩy tạ, chạm bất kỳ phần nào của cơ thể xuống bên ngoài vòng đẩy, mặt trên của vòng sắt, mặt trên của bục chắn hoặc rời tạ một cách không hợp lệ trong quá trình thực hiện lần đẩy.Luật thi đấu đẩy tạ.8. Miễn là trong quá trình thực hiện lần đẩy, các điều luật trên không bị vi phạm, vận động viên có thể dừng một lần đẩy khi đã bắt đầu, có thể đặt tạ xuống bên trong hoặc bên ngoài vòng đẩy và có thể bước ra khỏi vòng. Khi bước ra khỏi vòng, vận động viên phải bước ra theo đúng yêu cầu của mục 11, trước khi quay lại vị trí đứng và bắt đầu một lần đẩy mới.9. Đối với một lần đẩy hợp lệ, tạ phải rơi hoàn toàn vào bên trong các cạnh phía trong của khu vực tạ rơi.10. Việc đo kết quả mỗi lần đẩy sẽ được thực hiện ngay sau khi lần đẩy được hoàn thành từ điểm chạm gần nhất của vết tạ rơi tới phía trong của đường trònbao quanh vòng đẩy và đo theo đường thẳng qua tâm vòng.Luật thi đấu đẩy tạ.11. Vận động viên không được rời khỏi vòng đẩy cho tới khi tạ đã chạm đất. Khi rời khỏi vòng đẩy, việc chạm đầu tiên lên mặt trên vòng sắt hoặc đất bên ngoài vòng sẽ phải hoàn toàn ở phía sau vạch trắng được vẽ bên ngoài vòng và vuông góc với đường trung tâm của khu vực tạ rơi.12. Tạ phải được mang trở lại tới vòng đẩy và không bao giờ được quăng tạ ngược lại.13. Mỗi vận động viên sẽ được tính thành tích cao nhất trong các lần đẩy của mình, bao gồm cả những lần đẩy để phân hạng cao nhất trong trường hợp bằng nhau ở vị trí đầu tiên.LUẬT THI ĐẤU CÁC MÔN CHẠYI. Những quy định về dụng cụ sân bãi.1. Chiều dài tiêu chuẩn của đường chạy là 400m. Bao gồm 2 đường thẳng song song và 2 đường vòng có bán kính bằng nhau. Trừ trường hợp là 1 vòng phủ cỏ, phía trong của vòng phải được viền bằng 1 gờ làm bằng vật liệu phù hợp, có độ cao 5cm và rộng tối thiểu 5cm.- Đối với vòng phủ cỏ không có gờ, cạnh bên trong phải được đánh dấu bằng vạch rộng 5cm và phải cắm cờ cách nhau 4m. Cờ phải được bố trí trên vạch sao cho có thể cản bất cứ VĐV nào chạy lên vạch và chúng phải được đặt nghiêng 60º so với mặt đất. Cờ có kích thước 25cm x 20cm treo trên cột cao 45cm là phù hợp nhất.2. Đo độ dài vòng chạy cách mép gờ 30cm, nếu không có gờ thì cách vạch đánh dấu bên trong vòng đua 20cm.3. Cự ly thi đấu phải được đo từ mép vạch xuất phát phía xa hơn tính từ đích cho tới mép vạch đích ở phía gần với điểm xuất phát hơn (tính từ mép trước vạch xuất phát tới mép trong vạch đích).Những quy định về dụng cụ sân bãi.4. Trong các cuộc thi đấu từ cự ly 400m trở xuống, các VĐV phải chạy theo ô chạy riêng có độ rộng 1.22m ± 0,01m được đánh dấu bằng vạch trắng rộng 5cm. Tất cả các ô chạy phải có độ rộng bằng nhau.5. Vạch xuất phát và vạch đích sơn màu trắng có chiều rộng 5cm6. Bàn đạp xuất phát phải hoàn toàn cứng, không được tạo cho VĐV thế không chính đáng. Bàn đạp phải được gắn cố định vào đường chạy bằng các ghim hoặc đinh sao cho ít gây tổn hại tới đường chạy. Phải lắp sao cho bàn đạp được tháo ra nhanh và dễ dàng. Phải gắn chặt để bàn đạp không bị xê dịch lúc xuất phát.- VĐV có thể sử dụng bàn đạp riêng, nhưng phải đáp ứng những quy định của BTC giải.- Tại các giải thi đấu lớn bàn đạp được nối với thiết bị báo lỗi xuất phát đã được IAAF công nhận- Trọng tài phát lệnh hoặc trọng tài bắt phạm quy phải đeo tai nghe để nghe rõ tín hiệu âm thanh phát ra khi có lỗi xuất phát.Những quy định về dụng cụ sân bãi.7. Cự ly 800m trong các cuộc thi đấu chính thức của IAAF hoặc các giải khu vực, thì các VĐV phải chạy theo ô riêng cho đến khi đến vạch cho phép chạy vào đường chung được kẻ từ sau đoạn đường vòng đầu tiên, từ vạch này các VĐV được phép rời ô chạy riêng của mình- Vạch cho phép chạy vào đường chung là vạch hình vòng cung, rộng 5cm, cắt ngang qua đường chạy tại mỗi đầu được đánh dấu bằng 1 cây cờ cao tối thiểu 1.50m cắm bên ngoài đường chạy, cách ô chạy gần nhất 30cm.- Để giúp cho VĐV nhận rõ vạch cho phép chạy vào đường chung, có thể đặt tại giao điểm của vạch phân chia ô chạy và vạc cho phép chạy vào đường chung này các trụ hình nón, hoặc hình lăng trụ có kích thước 5cm x 5cm, cao tối đa 15cm có màu khác hẳn với màu của vạch phân chia ô chạy và vạch cho phép chạy vào đường chung.Ghi chú: Tại các giải thi đấu quốc tế, các nước có thể thỏa thuận với nhau không sử dụng các ô chạy riêng .Với các đường chạy xây dựng trước ngày 01/01/2004 cho tất cả các giải đấu, các ô chạy có thể rộng 1.25m8. Hướng chạy phải từ trái qua phải. Các ô chạy phải được đánh số từ 1 đến 8 hoặc 10 tính từ trái qua phải.II. Luật thi đấu các môn chạy.1. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m.- Các nội dung thi đấu chạy cự ly ngắn phải xuất phát thấp và sử dụng bàn đạp, bao gồm cả các cự ly tiếp sức 4 x 100m, 4 x 200m, 4 x 400m (nam, nữ).- Các VĐV viên phải chạy theo ô chạy riêng.- Tất cả các lần chạy phải xuất phát theo tiếng súng nổ bắn lên trời trọng tài phát lệnh.- Đối với các cự ly ngắn khẩu lệnh của trọng tài xuất phát là vào chỗ và sẵn sàng. Khi các VĐV đã sẵn sàng súng lệnh hoặc thiết bị phát lệnh sẽ nổ. Khi vào chỗ VĐV không được chạm tay hoặc chân vào vạch xuất phát hoặc phần đất trước vạch xuất phát.- Trong các cuộc thi đấu quốc tế từ khu vực cho đến thế giới, Olympic. Tất cả khẩu lệnh sử dụng phải được bằng tiếng Anh: vào chỗ = On your marks, và sẵn sàng = SetLuật thi đấu các môn chạy.1. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m.- Khi các VĐV vào chỗ, nếu vì bất cứ lý do nào mà trọng tài phát lệnh cho rằng tất cả các VĐV chưa sẵn sàng xuất phát, trọng tài cho VĐV lùi lại khỏi vị trí vào chỗ và trợ lý trọng tài xuất phát sẽ cho VĐV xếp hàng lại.- Khi đã có lệnh vào chỗ hoặc sẵn sàng, mọi VĐV không được chậm trễ, ngay lập tức vào tư thế sẵn sàng đầy đủ và chờ lệnh xuất phát.- Luật không quy định về thời gian khẩu lệnh vào chỗ và sẵn sàng , cũng như thời gian giữa khẩu lệnh sẵn sàng và bắn súng. Trọng tài phát lệnh có thể cho VĐV chạy ngay hoặc chờ lâu hơn miễn là các VĐV đã ở tư thế ổn định và tư thế đúng.- Trọng tài phát lệnh chỉ được phát lệnh khi tổ trưởng và các trọng tài bấm giờ, trọng tài đích, trọng tài giờ điện tử, trọng tài tốc độ gió (với cự ly 200m trở xuống) đã sẵn sàng làm nhiệm vụ.Luật thi đấu các môn chạy.1. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m.* Xác định thời gian và chụp ảnh đích.a) Có 3 cách xác định thời gian được công nhận chính thức là:- Đồng hồ bấm tay- Đo thời gian tự động hoàn toàn bằng hệ thống chụp ảnh đích.- Thời gian do hệ thống thu phát tín hiệu cho các cuộc thi đấu (không tổ chức hoàn toàn trong sân vận động)b) Thời gian thành tích sẽ tính tại thời điểm mà bất kỳ phần cơ thể nào của VĐV như đầu, cổ, tay, chân, bàn tay, bàn chân của họ chạm tới phần mặt phẳng chiếu từ vạch đích.c) Thời gian của mỗi VĐV về đích đều được ghi lại. Ngoài ra, nếu có thể ghi lại thời gian sau mỗi vòng chạy đối với các nội dung chạy 800m trở lên và thời gian của mỗi 1000m trong cự ly 3000m.Luật thi đấu các môn chạy.1. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m.d) Bấm giờ bằng tay.- Các trọng tài bấm giờ phải ở vị trí thẳng hang với đích ở phía ngoài đường chạy. Nếu có thể họ nên đứng ở phía ngoài đường chạy cách đường chạy 5m. Để có thể quan sát tốt cần bố trí bục trọng tài có bậc cao dần.- Thời gian được bấm từ khi có tia lửa hoặc khói sung hay từ khi có tín hiệu của thiết bị phát lệnh.- Trong mỗi đợt chạy phải có 3 người bấm VĐV về đích đầu tiên (tổ trưởng và 2 trợ lý)- Mỗi trọng tài bấm giờ phải làm việc độc lập không được để lộ đồng hồ của mình hay bàn luận về thời gian với các trọng tài khác.- Các thời gian thi đấu không tận cùng bằng số 0 sẽ làm tròn tới 1/10 giây tiếp theo đó: Ví dụ 1011 sẽ được đọc là 102.- Nếu thành tích của 2 trong 3 đồng hồ có thời gian khớp nhau và đồng hồ thứ 3 không khớp thì thành tích của 2 đồng hồ là thành tích chính thức.- Nếu cả 3 đồng hồ không khớp nhau thì thành tích của đồng hồ ở giữa là thành tích chính thức của VĐV.Luật thi đấu các môn chạy.1. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m.- Nếu chỉ có 2 đồng hồ mà thời gian không khác nhau, thì thời gian của đồng hồ dài hơn sẽ là thành tích chính thức.- Đối với các cự ly ngắn VĐV sẽ về rất sát nhau vì vậy mỗi trọng tài bấm giờ chỉ bấm 1 lần (khoa học đã chứng minh trong 2/10 giây, con người không kịp phản xạ 2 lần)- Tổ trưởng trọng tài bấm giờ sẽ quyết định thành tích chính thức cho mỗi VĐV và cung cấp kết quả cho thư ký cuộc thi để công bố.Chú ý:Các trọng tài bấm giờ phải tập trung vào nhiệm vụ của mình, không được cuốn theo vào các đợt chạy giống như khán giả mà quên bấm giờ khi VĐV về đích, không được bàn luận về thành tích hay VĐV nào về nhất, nhìđó là công việc của trọng tài xác định đích.Luật thi đấu các môn chạy.* Lỗi xuất phát.- VĐV khi đã vào chỗ ở tư thế sẵn sàng chỉ được rời khỏi bàn đạp khi nghe tiếng súng của súng phát lệnh hoặc của máy phát lệnh. Nếu trọng tài phát lệnh hoặc trọng tài bắt phạm quy nhận định VĐV đã hành động sớm hơn thì bị coi là phạm lỗi xuất phát.- Cũng được coi là lỗi xuất phát nếu theo nhận định của trọng tài phát lệnh: + VĐV không tuân thủ mệnh lệnh vào chỗ hoặc sẵn sàng một cách nghiêm túc trong thời gian hợp lý. + Sau khi có lệnh vào chỗ, VĐV quấy rầy các VĐV trong đợt chạy bằng tiếng ồn hoặc các hành vi khác ảnh hưởng đến quá trình xuất phát của cả đợt chạy- Bất kỳ VĐV nào phạm lỗi xuất phát ngay lần đầu của mỗi đợt chạy sẽ bị truất quyền thi đấu của nội dung đó. Trừ nội dung nhiều môn phối hợp các đợt chạy chỉ được phạm lỗi 1 lần từ lần thứ 2 sẽ bị truất quyền thi đấu.- Trọng tài phát lệnh hoặc bất cứ trọng tài bắt phạm quy nào cho rằng lần xuất phát đó không công bằng sẽ bắn 1 phát súng để gọi VĐV lại.Luật thi đấu các môn chạy.2. Chạy cự ly trung bình và dài.- Do đặc thù của các nội dung chạy trung bình và dài là thời gian cuộc thi thường dài hơn so với các nội dung chạy ngắn. Cho nên tính cạnh tranh cũng như thời gian xuất phát không ảnh hưởng tới thành tích như các nội dung chạy ngắn. Do đó các VĐV sẽ sử dụng tư thế xuất cao chỉ có khẩu lệnh vào chỗ, VĐV tiến đến sát vạch xuất phát tập trung nghe tiếng súng phát lệnh, hoặc tín hiệu âm thanh phát lệnh.a) Đối với cự ly 800m, 2000m và 10000m có nhiều hơn 12 VĐV cùng thi đấu, các VĐV được chia thành 2 nhóm, nhóm 1 khoảng 65% VĐV xuất phát ở vạch vòng cung bình thường và nhóm 2 trên vạch xuất phát được vẽ riêng ngang qua nửa phía ngoài của đường chạy. Nhóm 2 phải chạy đến tận cuối đường vòng thứ nhất trên nửa ngoài của tuyến đường.Luật thi đấu các môn chạy.- Vạch cho phép chạy vào đường chung theo quy định chỉ rõ điểm VĐV xuất phát nhóm 2 từ ô số 5 của đường chạy 8 ô đường vòng, và ô số 4 của đường chạy có 6 ô đường vòng. Trong trường hợp này cũng như các cự ly khác, VĐV xếp theo đường thứ 2 có thể di chuyển vào đường bên trong sau khi đã qua đường vòng bắt vào đường thẳng của cự ly 800m.- Từ vạch xuất phát trên ô số 5 (hoặc số 4) và đến tận đường chạy thẳng chỉ cần đặt các vật mốc để phân định rõ ràng đường chạy làm đôi.b) Đối với cự ly 1000m, 3000m và 5000m với các cự ly này, chỉ cần tính điều chỉnh vạch xuất phát lên phía trước tương tự như cự ly 200m. Khi đã tính được các điểm đó cần vẽ 1 vạch xuất phát cong và 1 điểm để các VĐV được chạy vào đường chung.- Điểm thứ nhất từ ô chạy số 5 (với đường chạy có 8 ô đường vòng), và từ ô chạy số 4 (với đường chạy có 6 ô đường vòng) cách vạch xuất phát 200m về phía trước.- Điểm thứ hai tại nơi bắt đầu của đường thẳng về đích, nơi VĐV có thể di chuyển vào trong.Luật thi đấu các môn chạy.3. Cản người trên đường đua và chạy không đúng ô chạy.a) Bất kỳ VĐV nào khi đang thi đấu mà xô đẩy hoặc ngăn cản 1 VĐV khác cốt để chặn bước tiến của người đó thì sẽ có thể bị truất quyền khỏi cuộc thi đó. Trọng tài giám sát có quyền yêu cầu các VĐV thi đấu lại, trừ VĐV bị truất quyền thi đấu hoặc trong trường hợp đấu loại, trọng tài giám định có quyền cho phép bất cứ VĐV nào bị ảnh hưởng do bị xô đẩy hoặc cản trở (trừ VĐV bị truất quyền thi đấu) được thi đấu vòng tiếp theo của môn thi.- Trong trường hợp ngoại lệ, bất kể có VĐV bị truất quyền thi đấu hay không, trọng tài giám sát vẫn có quyền cho thi đấu lại nếu cho rằng việc đó là đúng và hợp lý.b) Nếu VĐV chạy sang ô chạy của người khác mà theo trọng tài giám định là cản trở dến VĐV khác thì sẽ bị coi là phạm lỗi và không công nhận thành tích của VĐV đó. Nhưng vẫn công nhận thành tích của các vòng thi trước đó.c) Ngược lại nếu VĐV bị xô đẩy hoặc chạy ra ngoài ô chạy của mình mà không có lợi thế nào, cũng không ảnh hưởng đến các VĐV khác thì không bị coi là phạm lỗi và truất quyền thi đấu.CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100m1. Nội dung chạy tiếp sức 4 x 100m và cả nội dung chạy tiếp sức 4 x 200m sẽ phải chạy hoàn toàn trong ô chạy riêng của mình.2. Trợ lý trọng tài phát lệnh sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị gậy tiếp sức cho các VĐV chạy lượt đầu tiên của cự ly chạy.3. Mỗi khu vực trao gậy có chiều dài 20m và ở giữa khu vực trao gậy có đánh dấu bằng vạch kẻ ngang.CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100mCHẠY TIẾP SỨC 4 x 100m4. Trong các đợt chạy tiếp sức 4 x 100m và 4 x 200m, các thành viên của đội trừ người chạy đầu tiên, có thể bắt đầu chạy tối đa 10m từ bên ngoài vùng trao gậy. Dấu phân biệt sẽ được đặt ở từng ô chạy để chỉ rõ giới hạn kéo dài, VĐV đứng nhận gậy phải đứng trên vạch giới hạn kéo dài 10m.5. VĐV có thể đánh dấu trên đường chạy trong ô của mình bằng băng dính có kích thước tối đa 5cm x 40cm, có màu hoàn toàn khác và không bị lẫn với các vật đánh dấu cố định khác. Với đường đua rải xỉ than hoặc thảm cỏ, VĐV có thể dánh dấu trong ô của mình bằng cách cào xước trên bề mặt đường chạy. Ngoài một trong hai cách đánh dấu trên, không sử dụng bất cứ cách đánh dấu nào khác.CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100mCHẠY TIẾP SỨC 4 x 100m6. Gậy tiếp sức.a) Gậy phải là 1 ống rỗng và nhẵn, có tiết diện tròn, làm bằng gỗ, kim loại hoặc bất kỳ vật liệu cứng nào khác. Chiều dài của gậy từ 28cm đến 30cm. Chu vi của gậy là 12cm đến 13cm.b) VĐV phải cầm gậy bằng tay trong suốt đợt chạy. VĐV không được dùng găng tay hay bôi chất hỗ trợ nào giúp nắm gậy trong tay. Nếu VĐV làm rơi gậy thì VĐV đánh rơi phải tự mình nhặt lại. VĐV có thể chạy sang ô khác để nhặt gậy miễn là không ảnh hưởng tới VĐV của đội khác, và không làm ngắn quãng đường mà mình phải chạy. Nếu thực hiện đúng yêu cầu như trên thì sẽ không bị truất quyền thi đấu.c) Trong các nội dung chạy tiếp sức, gậy được trao trong khu vực trao gậy. Việc nhận gậy bắt đầu từ khi VĐV nhận gậy chạm tay vào gậy và kết thúc khi VĐV đó hoàn toàn nắm gậy. Vùng trao gậy chỉ tính đến vị trí của gậy chứ không phải vị trí hay cơ thể của VĐV. Việc trao và nhận gậy ở bên ngoài khu vực trao gậy sẽ bị truất quyền thi đấu.CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100md) Sau khi việc trao nhận gậy đã hoàn thành, các VĐV vẫn phải chạy trong khu vực trao gậy và ô chạy của mình cho đến khi các VĐV của đội khác đã chạy qua. Nếu cố tình chạy ra khỏi khu vực hoặc chạy sang ô chạy khác mà làm cản trở tới các VĐV của đội khác, thì toàn đội đó sẽ bị truất quyền thi đấu. e) Hỗ trợ bằng cách đẩy hoặc bất cứ cách nào khác đều bị truất quyền thi đấu.f) Nhiệm vụ của trọng tài:- Đảm bảo tất các đội vào vị trí tại các ô chạy. Các trọng tài giám thị hỗ trợ tại các điểm cần thiết.- Phải luôn giơ cờ từ khi phát thanh viên thông báo vị trí các ô chạy cho đến khi bắt đầu xuất phát: + Cờ vàng khi các đội chưa sẵn sàng + Cờ trắng ngay khi các đội đã sẵn sàngGhi chú: Từ năm 2007 trở về trước các giám thị các nội dung chạy vẫn sử dụng cờ trắng và cờ đỏ.- Tại các chặng trao gậy (chặng 1, chặng 2) phải cần 2 trọng tài giám thị bắt đầu vào và đầu ra cho một ô chạy tương đương khoảng 12 16 trọng tài.- Các trọng tài phải luôn có mặt tại các chặng đã được phân công.

Danh sách file (1 files)

  • Link xem chi tiết
  • Chia sẻ:
  • Trong luật điền kinh chạy ngắn quy định đường chạy như thế nào là đúng
  • Trong luật điền kinh chạy ngắn quy định đường chạy như thế nào là đúng
  • Trong luật điền kinh chạy ngắn quy định đường chạy như thế nào là đúng
  • |
  • Trong luật điền kinh chạy ngắn quy định đường chạy như thế nào là đúng
    In bài viết