Trong Excel hàm OR là một hàm logic hàm cho giá trị đúng TRUE khi

Cú pháp:

=AND(logical1, [logical2]…)

Trong đó: Logical1, logical2… là các biểu thức điều kiện.

Kết quả: Trả về giá trị TRUE nến tất cả các điều kiện đều đúng và trả về giá trị FALSE nếu có ít nhất một trong số các điều kiện sai.

Do đó mục đích của hàm AND là xét các điều kiện dạng “VÀ”, tức là phải đồng thời đúng.

Ví dụ: Dựa vào bảng tính sau, tìm người được thưởng, biết tiêu chí xét thưởng là:

Đi làm từ 24 ngày trở lên;

• Không có ngày nào đi muộn

Chúng ta sẽ viết công thức tại ô F3 như sau:

=IF(AND(D3>=24, E3=0),"Có","Không")

Giải thích:

Đi làm từ 24 ngày trở lên được viết là D3>=24

Không có ngày nào đi muộn được viết là E3=0

Hai nội dung này có mối quan hệ , vì vậy được đặt trong cùng hàm AND

Khi lồng hàm AND trong hàm IF thì:

Nếu cả 2 điều kiện đều đúng sẽ trả về kết quả là “Có” thưởng

Nếu 1 trong 2 điều kiện trả về Sai thì sẽ trả về kết quả là “Không” thưởng

II. Hàm OR

Cũng như hàm AND, hàm OR là một hàm cơ bản được sử dụng để so sánh hai giá trị hoặc câu lệnh. Sự khác biệt là hàm OR trả về TRUE nếu ít nhất một nếu các đối số là đúng, và trả về FALSE nếu tất cả các đối số là sai.

Định nghĩa: Trả về kết quả TRUE nếu giá trị thỏa mãn một trong số các điều kiện được đưa ra.

Cú pháp:

=OR(logical1, [logical2]…)

Trong đó:

• Logical1: Là một giá trị logic đầu tiên hoặc là điều kiện bắt buộc cho đánh giá.

• Logical2: Là một giá trị logic thứ 2, tùy chọn.

Ví dụ:

Giải thích: Hàm OR trả kết quả TRUE nếu điểm môn Văn >= 6.5 hoặc điểm môn Toán >5. Còn lại trả kết quả FALSE.

Để cho dễ hiểu và hiện thị kết quả theo ý chúng ta thường kết hợp hàm OR với IF

Nếu OR trả kết quả là TRUE, IF hiển thị “Đạt”. Kết quả FALSE hiển thị “Không đạt”.

Sử Dụng OR Nhiều Điều Kiện

n

Giải thích: Hàm OR trả kết quả TRUE nếu có ít nhất 1 môn trên 5 điểm, nếu không trả kết quả FALSE. Hàm OR có thể kiểm tra tối đa 255 điều kiện. Trả kết quả FALSE nếu tất cả mọi điều kiện đều sai (hàng 8).

III. Hàm XOR

Mô tả: Hàm XOR được giới thiệu là một hàm OR độc quyền logic. Đối với hai câu lệnh logic đã cho, hàm XOR sẽ trả về TRUE nếu một trong các câu lệnh là TRUE và FALSE nếu cả hai câu lệnh đều đúng. Nếu cả hai câu lệnh đều không đúng, nó cũng trả về FALSE.

Cú pháp:

=XOR(logical1, [logical2]…)

Trong đó:

• Logical1: Một biểu thức, hằng hoặc tham chiếu ước tính thành TRUE hoặc FALSE.

• Logical2: [tùy chọn] Một biểu thức, hằng hoặc tham chiếu ước tính thành TRUE hoặc FALSE.

Lưu ý:

Các đối số phải đánh giá các giá trị lô-gic chẳng hạn như TRUE hoặc FALSE, hoặc trong các mảng hoặc các tham chiếu có chứa các giá trị lô-gic.

Nếu một đối số mảng hoặc tham chiếu có chứa văn bản hoặc các ô trống, những giá trị này được bỏ qua.

Nếu dãy được xác định không chứa giá trị lô-gic nào, XOR trả về giá trị lỗi #VALUE!.

Bạn có thể sử dụng một công thức mảng XOR để xem một giá trị có xảy ra trong một mảng hay không. Để nhập một công thức mảng, hãy nhấn Ctrl+Shift+Enter.

Kết quả của XOR là TRUE khi số lượng nhập vào của TRUE là số lẻ và là FALSE khi số lượng nhập vào của TRUE là số chẵn.

IV. Hàm NOT

Mô tả: Đảo nghịch giá trị của đối số của nó. Sử dụng khi bạn muốn một giá trị không bằng giá trị của nó. Nếu đối số cho giá trị TRUE nó sẽ trả về FALSE, ngược lại đối số cho giá trị FALSE, nó sẽ trả về TRUE.

Cú pháp:

=NOT(logical)

Trong đó: logical là một giá trị hoặc mệnh đề logic.

Lưu ý:

Hàm NOT trả về giá trị nghịch đảo của một giá trị hoặc mệnh đề logic.

Nếu mệnh đề logic là TRUE, hàm NOT sẽ trả về FALSE.

Nếu mệnh đề logic là FALSE, hàm NOT sẽ trả về TRUE

Ví dụ: Cho bảng dữ liệu:

Xét điểm thi đại học của các em học sinh. Nếu Tổng điểm 3 môn của các em lớn hơn hoặc bằng 15 và không có môn nào bị điểm liệt thì ghi kết quả là đỗ nếu không thì ghi là trượt.

Như đề bài thì cả 3 môn Toán, Lý, Hóa đều phải khác 0 do đó ta lấy nghịch đảo của 0 cho 3 môn này như môn toán ô B3 ta viết =NOT(B3=0)

Do cần 2 dữ kiện là tổng điểm >=15 và 3 môn không có môn nào bị liệt ta kết hợp cùng hàm AND. Khi đó công thức được viết như sau:

=IF(AND(NOT(B3=0), NOT(C3=0), NOT(D3=0), E3>=15),"Đỗ","Trượt")

(Giải thích: Nếu B3, C3, D3 khác 0 và tổng điểm E3 >=15 thì ghi là "đỗ" nếu không thì "trượt").

Để hiểu rõ hơn về cú pháp cũng như cách sử dụng hàm OR trong bảng tính Excel, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Hướng dẫn cách dùng hàm OR trong Excel - Ví dụ minh họa

Cú pháp: OR (logical 1, [logical 2], …)

Trong đó:

- Logical 1: bắt buộc. Là một giá trị logic.
- Logical 2: tùy chọn. Là một giá trị logic. Có thể lên tới 255 điều kiện khác nhau.

Chức năng: Trả về TRUE nếu bất kỳ đối số nào là TRUE, trả về FALSE nếu tất cả các đối số là FALSE.

Xét ví dụ: Ta có bảng dữ liệu sau:

Yêu cầu tìm TRUE hay FALSE của các giá trị logic đã cho sử dụng hàm OR. Áp dụng hàm OR. Ta có công thức cho ô giá trị E5 là: =OR(B5,C5,D5). Kết quả thu được:

Sao chép công thức cho các ô còn lại. Kết quả thu được:

Ngoài ra, bạn có thể nhập công thức trực tiếp OR(1+1=3,2+4=6)

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn hàm OR trong Excel, hàm trả về TRUE nếu bất kỳ đối số nào là TRUE, là FALSE nếu tất cả các đối số đều FALSE.


Hàm OR là một hàm giá trị Logic trong Excel. Ý nghĩa của hàm OR trong Excel không khác so với trong tin học, tức là sẽ trả về True nếu có bất kỳ một giá trị nào là True và trả về False nếu tất cả là False

Hàm PRODUCT trong Excel, hàm tính tích các giá trị, ví dụ minh họa và cách dùng Hàm LOWER trong Excel, cú pháp và cách sử dụng Hàm STDEVPA trong Excel Excel - Hàm PERCENTILE, Hàm trả về kết quả là phân vị thứ k Hàm TEXTJOIN trong Excel Hàm MAXIFS trong Excel

Sử dụng hàm IF để lọc dữ liệu trong Excel, tuy nhiên lại có quá nhiều điều kiện cần so sánh mà chỉ cần xuất ra 1 kết quả duy nhất. Nếu chỉ sử dụng hàm IF thì phải lồng thêm nhiều hàm IF, phức tạp, viết dễ sai và khó quản lý. Vậy có cách nào để giảm số lượng hàm IF nếu phải so sánh nhiều điều kiện khác nhau?

Cách sử dụng các hàm Logic AND, OR, NOT

Cách là bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các hàm Logic trong Excel như AND, OR, NOT như một điều kiện để lọc giá trị thay vì sử dụng nhiều hàm IF lồng nhau.

Và mình có một ví dụ minh họa như sau: in ra số 30 nếu là các tháng 4, 6, 9, 11.

  1. Nếu chỉ dùng hàm IF thì sẽ viết đại loại như sau: =IF(A2=4;30; IF(A2=6;30; IF(A2=9;30; IF(A2=11;30;””))))
  2. Nếu kết hợp hàm IF và 1 hàm Logic OR thì hàm sẽ như sau: =IF(OR(A2=4; A2=6; A2=9; A2=11);30;””).

=> Như vậy, so sánh 2 cách sử dụng hàm trên thì rõ ràng nếu kết hợp thêm hàm Logic OR thì hàm sẽ được rút gọn, dễ viết và dễ quản lý hơn nếu chỉ sử dụng các hàm IF.

Trong Excel, TRUE sẽ có giá trị là 1 và FALSE có giá trị là 0.

Hàm Logic AND

Mô tả: 

Hàm And là một hàm Logic, dùng để xác định xem tất cả các điều kiện trong hàm có là TRUE không.

Cú pháp:

=AND(logical1; [logical2]; …)

Trong đó:

  • logical1; [logical2]; …: là giá trị Logic (TRUE/ FALSE) hoặc điều kiện so sánh mà kết quả là TRUE/ FALSE.

Trong ví dụ trên:

  • Hàm AND(A2=1) có kết quả là FALSE vì giá trị trong Cells A2 là 3 và 3 thì không = 1 nên kết quả là FALSE.
  • Hàm AND(A2=3; A3=4; A4>=A3) có kết quả là TRUE vì tất cả các điều kiện bên trong đều là TRUE.
  • Kết hợp sử dụng trong hàm điều kiện IF: IF(AND(A5=A4);”Đúng”;”Sai”). Khi kết quả trả về của hàm AND là TRUE thì hàm IF sẽ trả về kết quả của value_if_true và ngược lại là value_if_false.
  • => Có thể thấy hàm AND chỉ trả về kết quả là TRUE khi tất cả các Logical trong hàm là TRUE.

Hàm Logic OR

Mô tả: 

Hàm OR là một hàm Logic, dùng để xác định xem tất cả điều kiện trong hàm có là FALSE không.

Cú pháp:

=OR(logical1; [logical2]; …)

Trong đó:

  • logical1; [logical2]; …: là giá trị Logic (TRUE/ FALSE) hoặc điều kiện so sánh mà kết quả là TRUE/ FALSE.

Trong ví dụ trên:

  • Hàm OR(A2=4;A3=A2) có kết quả là TRUE vì chỉ cần giá trị Cells A2 =4 là TRUE và không cần xét đến điều kiện kế tiếp.
  • Hàm OR(A2=A3;A4<=A3) có kết quả là FALSE vì cả 2 điều kiện trong hàm đều FALSE.
  • => Khác với hàm AND, trong hàm OR chỉ cần 1 Logical là TRUE thì kết quả trả về là TRUE. Hàm OR trả về kết quả là FALSE chỉ khi tất cả các Logical là FALSE.

Hàm Logic NOT

Mô tả: 

Hàm NOT là một hàm Logic, dùng để nghịch đảo lại giá trị Logic trong hàm.

Cú pháp:

=NOT(logical)

Trong đó:

  • logical: là giá trị Logic (TRUE/ FALSE) hoặc điều kiện so sánh mà kết quả là TRUE/ FALSE.

Trong ví dụ trên:

  • Khi Logical là TRUE thì hàm NOT sẽ nghịch đảo thành FALSE và tương tự khi Logical là FALSE sẽ nghịch đảo thành TRUE.

Kết luận

OK! Excel hỗ trợ rất nhiều hàm giúp chúng ta có thể dễ dàng truy xuất, quản lý dữ liệu. Việc hiểu chức năng hoạt động của các hàm sẽ giúp chúng ta linh động hơn trong kết hợp các hàm lại với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý dữ liệu bằng Excel cũng như trong công việc. Qua bài chia sẻ này, mình hy vọng là giúp các bạn giải quyết được bấn đề đang tìm kiếm.

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ đề