Triều đại mới của nhật bản có tên là gì năm 2024

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết niên hiệu “Reiwa có nghĩa là văn hóa được hình thành và phát triển khi mọi người cùng gắn bó và quan tâm lẫn nhau một cách tốt đẹp”.

Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định niên hiệu của triều đại mới, triều đại thứ 248 ở "đất nước Mặt trời mọc", sau khi nghe các ý kiến của chín chuyên gia và các lãnh đạo Hạ viện. Niên hiệu Reiwa được lấy ra từ một tập thơ cổ từ thế kỷ thứ 7 có tên “Manyoshu”. Đây là tập thơ lâu đời nhất của Nhật Bản, là biểu tượng của nền văn hóa phong phú và truyền thống lâu đời của Nhật Bản.

Thủ tướng Abe bày tỏ hy vọng niên đại mới này sẽ được người dân chấp nhận rộng rãi và ăn sâu vào đời sống của người dân Nhật Bản, đồng thời niên đại mới sẽ là một thời kỳ hứa hẹn với thế hệ trẻ.

Niên hiệu mới thường được thông báo vào thời điểm bắt đầu một triều đại mới. Nhưng vào ngày 30-4, Nhật Hoàng Akihito là vị vua đầu tiên thoái vị trong 200 năm qua, nên chính phủ Nhật Bản đã quyết định công bố niên hiệu mới cho triều đại kế nhiệm để giảm thiểu sự gián đoạn do thay đổi lịch.

Trong thời kỳ hiện đại, niên hiệu được sử dụng trong thời gian trị vì của một nhà vua. Niên hiệu là một vấn đề thu hút sự chú ý lớn của công chúng tại Nhật Bản bởi chúng được sử dụng rộng rãi trên lịch, báo chí, các văn bản chính thức và các chứng chỉ, giấy phép gồm cả giấy phép lái xe.

Nhật Bản đang ở trong niên đại Heisei (Bình Thành) có nghĩa là “giành được hòa bình”, được sử dụng từ ngày 8-1-1989, một ngày sau khi Nhật Hoàng Hirohito băng hà.

Nhật Bản hiện là nước duy nhất trên thế giới duy trì hệ thống niên hiệu, vốn bắt nguồn từ Trung Quốc. Các niên hiệu trong thời hiện đại tại Nhật Bản gồm Meiji (Minh Trị, 1868-1912), Taisho (Đại Chính, 1912-1926), Showa (Chiêu Hòa, 1926-1989) và Heisei (Bình Hòa, 1989 đến nay).

Chính phủ Nhật Bản lựa chọn niên hiệu từ danh sách ngắn chứa một số tên do hội đồng chuyên gia gồm chín thành viên với bảy nam và hai nữ đệ trình. Chín thành viên này là:

  • Yamanaka Shinya (山中伸弥?) — Khôi nguyên Nobel, nhà khoa học tế bào gốc; giáo sư Đại học Kyoto
  • Hayashi Mariko (林真理子?) — Kịch tác gia và tiểu thuyết gia
  • Miyazaki Midori (宮崎緑?) — Giáo sư Đại học Thương mại Chiba
  • Terada Itsurō (寺田逸郎?) — Cựu Chánh án Tòa thượng thẩm Nhật Bản
  • Sakakibara Sadayuki (榊原定征?) — Cựu chủ tịch Liên đoàn Doanh thương Nhật Bản
  • Kamata Kaoru (鎌田薫?) — Quản trị viên và Hiệu trưởng Đại học Waseda
  • Shiraishi Kōjirō (白石興二郎?) — Chủ tịch Hiệp hội Phát hành và Biên tập Báo chí Nhật Bản
  • Ueda Ryōichi (上田良一?) — Giám đốc hãng thông tấn NHK
  • Ōkubo Yoshio (大久保好男?) — Giám đốc Nippon Television Holdings Company

Một ngày sau khi công bố niên hiệu mới, chính phủ Nhật Bản tiết lộ các đề cử niên hiệu khác gồm Anh Hoằng (英弘 Eikō?), Cửu Hóa (久化 Kyūka?), Quảng Chí (広至 Kōshi?), Vạn Hòa (万和 Banna?), và Vạn Bảo (万保 Bampō?), ba trong số đó được trích từ các sách kinh điển Nhật Bản là Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ. Tên "Lệnh Hòa" do chuyên gia về Vạn Diệp Tập là Nakanishi Susumu đề nghị.

Công bố[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Nhật Bản công bố niên hiệu mới trong buổi họp báo được trực tiếp truyền hình, khi Chánh Văn phòng Nội các Suga Yoshihide như thông lệ giơ cao niên hiệu mới bằng chữ Hán. Thủ tướng Abe Shinzō nói rằng Lệnh Hòa thể hiện ý tưởng "văn hóa được khai sinh và nuôi dưỡng bởi những người đến với nhau một cách nhân văn."

Xuất xứ và Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa mai ở Minabe, Wakayama.

Chữ Hán 令和 - "Lệnh Hòa" được lấy từ Vạn diệp tập, hợp tuyển hòa ca (和歌, waka) ra đời hồi thế kỷ VIII dưới thời Nara. Hai chữ này được lấy từ Quyển 5, lời tựa của nhóm 32 bài thơ "Mai hoa ca" (Ume no Hana no Uta từ 815 - 846) như sau:[cần dẫn nguồn]

Hán văn (Văn ngôn văn): 于時、初春令月、氣淑風和、梅披鏡前之粉、蘭薫珮後之香。
Hán-Việt: Ư thời, sơ xuân lệnh nguyệt, khí thục phong hòa, mai phi kính tiền chi phấn, lan huân bội hậu chi hương.
Diễn giải Hán văn bằng tiếng Nhật: 時 (toki)に (ni)、初 (sho)春 (shun)の (no)令 (rei)月 (getsu)に (ni)し (shi)て (te)、気 (ki)淑 (yo)く (ku)風 (kaze)和 (yawara)ぎ (gi)、梅 (ume)は (wa)鏡 (kyō)前 (zen)の (no)粉 (ko)を (o)披 (hira)き (ki)、蘭 (ran)は (wa)珮 (hai)後 (go)の (no)香 (kō)を (o)薫 (kaora)す (su)。
Dịch nghĩa: Khi mà, đầu xuân tháng lành, Khí trong, gió hòa, Hoa mai nở phấn trắng trước gương, Hoa lan tỏa hương sau ngọc bội.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản giải thích Lệnh Hòa theo nghĩa "hòa hợp tốt lành" nhằm bác bỏ ý kiến diễn giải "Lệnh" theo nghĩa "mệnh lệnh", mặc dù "cách diễn giải Lệnh Hòa này cũng có sai khác so với ý nghĩa chữ Lệnh được dùng trong Vạn diệp tập... xuất xứ của niên hiệu mới của nước Nhật".

Lịch sử và ý nghĩa niên hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Lệnh Hòa.

Chữ Hán của từ "Reiwa (Lệnh Hòa)" có nguồn gốc từ Vạn diệp tập (Man'yōshū), một tuyển tập lâu đời nhất của thơ ca Nhật Bản.

Ký tự đầu tiên "Lệnh" ở đây có nghĩa là tốt lành, và ký tự thứ hai "Hòa" có thể được hiểu là hòa bình hoặc hài hòa.

Đây là lần đầu tiên niên hiệu của Thiên hoàng được lấy từ văn học cổ điển Nhật Bản. Tên của các triều đại trước đều sử dụng chữ Hán lấy từ văn học cổ điển Trung Hoa.

Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên hoàng Akihito lên ngôi vào Tháng 1, 1989 khi Thiên hoàng Hirohito băng hà. Hiến pháp Nhật Bản sau Thế chiến II quy định Thiên hoàng chỉ mang tính tượng trưng và không có thực quyền tham chính. Tuy nhiên địa vị của hoàng gia vẫn được dân Nhật kính trọng.

Sau hơn 30 năm tại vị, Thiên hoàng Akihito lúc 85 tuổi bất ngờ tuyên cáo với thần dân Nhật Bản vào tháng 8 năm 2018 ý định của ông muốn thoái vị vì lý do tuổi tác và sức khỏe. Lịch sử nền quân chủ Nhật Bản từng chứng kiến vài quân vương chủ động nhường ngôi lúc còn sống nhưng gần đây nhất cũng đã 200 năm trước khi thiên hoàng Quang Cách thoái vị năm 1817.

Ý muốn của Thiên hoàng Akihito gây ra thách thức lớn với chính phủ Nhật Bản vì chiếu theo Hiến pháp Nhật Bản soạn năm 1947 thì không có lệ Thiên hoàng từ bỏ ngôi vị khi còn sống. Thái tử Naruhito theo thứ tự sẽ lên ngôi Thiên hoàng nhưng thái tử lại không có con trai. Sự việc đó khiến công luận lại nổi lên tranh cãi về việc cho phép phụ nữ thừa kế ngôi Thiên hoàng vốn bấy lâu thường dành cho nam giới.

Đến Tháng 6, 2018 thì Quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật mở đường cho phép Thiên hoàng Akihito thoái vị, song chưa định ngày để tiến hành việc này. Đạo luật ghi rõ là chỉ áp dụng với Thiên hoàng Akihito mà thôi chứ không phải là thông lệ mới.

Hội đồng Nội chính Hoàng gia Nhật Bản gồm 10 thành viên: Thủ tướng Abe Shinzo, lãnh đạo lưỡng viện quốc hội, chánh án tòa án tối cao, trưởng quan Cơ quan Nội chính Hoàng gia (Cung Nội Sảnh) và 2 người trong hoàng gia liền nhóm họp và định ngày Thái tử Naruhito sẽ đăng quang vào ngày 1 Tháng 5, 2019, mở ra thời kỳ Lệnh Hòa, kết thúc thời kỳ Bình Thành.

Hoàng triều Nhật Bản là chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới với một dòng vua/hoàng đế liên tục từ thời huyền sử lập quốc tới nay đã gần 2700 năm.

Thực hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền tệ[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Sở đúc tiền Nhật Bản, nơi chịu trách nhiệm sản xuất tiền Nhật Bản, tất cả các đồng tiền có tên thời đại mới sẽ được phát hành vào tháng 10 năm 2019. Phải mất ba tháng để chuẩn bị như tạo khuôn để nhập chữ hoặc hình ảnh. Sở đúc tiền sẽ ưu tiên tạo ra các đồng tiền 100 và 500 yên do lượng giao dịch và lưu thông cao, và dự kiến phát hành vào cuối tháng 7 năm 2019.

Công nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

Dự đoán sự xuất hiện của kỷ nguyên mới, vào tháng 9 năm 2018, Hiệp hội Unicode đã bảo lưu một điểm mã (U+32FF ㋿ SQUARE ERA NAME REIWA) cho một chữ Hán mới sẽ là kết hợp của phiên bản nửa chiều rộng từ chữ Lệnh 令 và chữ Hòa 和, thành một ký tự duy nhất; các điểm mã tương tự tồn tại cho các tên thời đại trước đó, bao gồm các giai đoạn Shōwa (U+337C ㍼ SQUARE ERA NAME SYOUWA) và Heisei (U+337B ㍻ SQUARE ERA NAME HEISEI). Phiên bản mới của Unicode, 12.1.0, được phát hành vào ngày 7 tháng 5 năm 2019.

Bảng chuyển đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Để chuyển đổi bất kỳ năm nào theo Lịch Gregory từ năm 2019 sang năm theo lịch Nhật Bản trong thời đại Lệnh Hòa, sử dụng phép tính: Năm Lệnh Hoà = Năm dương lịch - 2018.

Năm Lệnh Hòa 1 2 3 4 Năm dương lịch 2019 2020 2021 2022

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • “New Japanese imperial era Reiwa takes name from ancient poetry”. Reuters. ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019.
  • ^ “Government says Reiwa translates as 'beautiful harmony'”. The Asahi Shimbun. ngày 3 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
  • Rich, Motoko (ngày 1 tháng 4 năm 2019). “Japan's New Era Gets a Name, but No One Can Agree What It Means”. The New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019.
  • “「元号」有識者懇メンバー9人発表 ”. Mainichi Shimbun (bằng tiếng Nhật). ngày 1 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019.
  • ^ “Japan names new imperial era beginning May 1 "Reiwa"”. Kyodo News. ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019.[liên kết hỏng]
  • “新元号 6案すべて判明 「令和」考案は中西進氏か” (bằng tiếng Nhật). NHK News Web. ngày 2 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2019.
  • “「令和」考案は中西進氏 古事記・日本書紀含め、3案が国書典拠” (bằng tiếng Nhật).
  • “Japan reveals name of new imperial era will be 'Reiwa'”. BBC. ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019.
  • Yamaguchi, Mari (ngày 1 tháng 4 năm 2019). “Japan says name for new era of Naruhito will be 'Reiwa'”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019. “真字萬葉集卷第五雜歌0815”. 天平二年正月十三日,萃于帥老大伴旅人之宅,申宴會也。于時,初春令月,氣淑風和。梅披鏡前之粉,蘭薰珮後之香。加以,曙嶺移雲,松掛羅而傾蓋,夕岫結霧,鳥封穀而迷林。庭舞新蝶,空歸故鴈。於是,蓋天坐地,促膝飛觴。忘言一室之裏,開衿煙霞之外。淡然自放,快然自足。若非翰苑,何以攄情。請紀落梅之篇,古今夫何異矣。宜賦園梅,聊成短詠。

Chủ đề