Trẻ sốt bao nhiêu độ cho uống hạ sốt

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng đặc biệt cần lưu ý khi phải dùng thuốc cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Trẻ sốt bao nhiêu độ cho uống hạ sốt

Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. (Ảnh minh họa)

Sốt thực chất là cơ chế miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân như virus hay vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ đưa tín hiệu lên não, điều chỉnh tăng thân nhiệt để ngăn chặn những tác nhân này. Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:

Sốt nhẹ: Nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C.

Sốt mức độ trung bình: Thân nhiệt khoảng 39°C.

Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C.

Lưu ý, khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên, lúc này người bệnh được xem là sốt rất cao, họ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số nhóm người chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Ưu điểm của loại này là tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

Khi nào nên uống thuốc hạ sốt?

Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ. Khi trong gia đình có người trưởng thành sốt từ 39 độ C thì có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.

Làm gì khi sốt nhẹ?

Uống nhiều nước hơn

Duy trì mật độ chất lỏng trong cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt khi bị sốt. Thân nhiệt cao sẽ khiến quá trình hao hụt nước diễn ra nhanh hơn. Do đó, bổ sung nhiều nước cho cơ thể không chỉ làm dịu thân nhiệt, mà còn bù đắp lại lượng chất lỏng đã mất đi.

Chườm khăn mát lên trán

Một kỹ thuật dùng để hạ nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn là chườm khăn mát lên trán. Cách hạ sốt nhanh này thường áp dụng khi sốt vì những yếu tố bên ngoài, ví dụ như ở ngoài nắng quá lâu, sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường bất ngờ,…

Bổ sung Vitamin C

Nên bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… Đây là những thức uống tốt giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tắm bằng nước ấm

Một trong những cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn là tắm rửa. Điều này không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp cơ thể cảm thấy sạch sẽ và thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý nên tắm với nước ấm, thay vì nước lạnh. Nhiệt độ thấp của nước có nguy cơ khiến tình trạng sốt trở nên tệ hơn.

Sai lầm phổ biến khi hạ sốt nhanh tại nhà

Tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt giảm nhau với nhau có thể dẫn đến sử dụng thuốc quá liều và gây ra nhiều tác dụng phụ với sức khỏe.

Đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và càng rét run. Do đó, tuyệt đối không nên đắp chăn khi sốt, phải mở cửa thoáng phòng cửa hoặc sử dụng quạt thoáng người (không thốc quạt vào người) và uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ xuống.

Thuốc hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp cùng lúc nhiều cách hạ sốt như uống thuốc, dùng thuốc kết hợp, ngâm người vào bồn nước ấm…có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, rất nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất, người bệnh chỉ nên áp dụng các phương pháp hạ sốt từ từ.

Chườm lạnh bằng túi nước đá là quan niệm sai lầm của nhiều người khi tìm cách hạ sốt nhanh cho người lớn. Cách làm này sẽ làm co mạch khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài qua lỗ chân lông. Ngoài ra, chườm lạnh còn dễ khiến người bệnh bị bỏng lạnh, do đó tuyệt đối không nên dùng biện pháp này để hạ sốt.

Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Hãy tìm hiểu các cách hạ sốt để xử lý đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.

Bao nhiêu độ được xác định là sốt ở trẻ em?

Sốt là khi thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn mức bình thường (37 - 37.5 độ C), sốt là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh. Sốt thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân có thể do nhiễm virus cảm lạnh, cảm cúm hay các bệnh lý nghiêm trọng khác, hoặc khi trẻ mọc răng, sau khi tiêm ngừa vắc xin.

Trẻ sốt bao nhiêu độ cho uống hạ sốt

Nhiệt độ của trẻ được đo trên 37.5 độ C thì được xác định là bị sốt

Thân nhiệt ở trẻ nhỏ thường cao hơn người lớn 0.5 độ C và dao động trong khoảng từ 37 độ C đến 37.5 độ C. Khi nhiệt độ của trẻ được đo trên 37.5 độ C thì được xác định là bị sốt. Lưu ý, sự khác biệt về nhiệt độ khi sốt ở trẻ em: nhiệt độ của trẻ trên 38 độ C khi đo ở miệng hoặc trực tràng, trên 37.5 độ C khi đo ở nách hoặc trán.

Tùy vào mức độ sốt để phụ huynh có cách chăm sóc, xử lý đúng cách và kịp thời, tránh lạm dụng thuốc hạ sốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nhận biết mức độ sốt ở trẻ em:

Nhiệt độ của trẻ trên 37.5 độ C là trẻ bị sốt, theo các mức độ như sau:

  • Nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C là sốt nhẹ.
  • Nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C là sốt vừa.
  • Nhiệt độ từ 39 – 40 độ C là sốt cao.
  • Nhiệt độ trên 40 độ C là sốt rất cao.

Hướng dẫn đo nhiệt độ đúng cách cho trẻ em

Khi nhận thấy những dấu hiệu bị sốt ở trẻ, phụ huynh hãy sử dụng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cho trẻ. Nên sử dụng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ để đảm bảo an toàn và cho kết quả chính xác hơn.

Có thể bạn quan tâm: Nhiệt kế

1. Đo nhiệt độ ở trán

Sử dụng máy đo tia hồng ngoại, đo đầu dò hồng ngoại vào vị trí giữa trán của trẻ, sau đó bấm nút đo và chờ kết quả trong khoảng thời gian từ 1-3 giây. Lưu ý đầu dò cách trán khoảng 1-3 cm.

Phương pháp đo nhiệt độ ở trán đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên kết quả đo kém chính xác hơn những vị trí khác.

2. Đo nhiệt độ ở nách

Sử dụng nhiệt kế, bật và ấn nhẹ đầu của nhiệt kế vào giữa nách, giữ nhiệt kế áp sát vào cơ thể của bé cho đến khi nhiệt kế đọc chỉ số nhiệt độ trong khoảng thời gian ít nhất 1 phút. Hãy chờ cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng báo hiệu, lấy nhiệt kế ra khỏi nách và đọc kết quả đo.

3. Đo nhiệt độ ở miệng

Sử dụng nhiệt kế và vệ sinh thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Đặt nhiệt kế vào vị trí dưới lưỡi của trẻ và bảo trẻ ngậm chặt bằng môi, giữ tư thế này cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng báo hiệu (trong khoảng thời gian 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử), lấy nhiệt kế ra khỏi miệng và đọc kết quả đo.

Lưu ý, không nên cho bé ăn hoặc uống trước khi đo ít nhất 15 phút để đảm bảo kết quả đo chính xác hơn.

4. Đo nhiệt độ ở tai

Sử dụng nhiệt kế đo tai, kiểm tra nhiệt kế đã được lắp đặt đúng cách và bật máy chưa, sau đó kéo nhẹ vành tai và nhẹ nhàng đưa nhiệt kế vào ống tai. Nhấn nút đọc và chờ tín hiệu thông báo hoàn thành từ nhiệt kế.

Đối với nhiệt kế đặc biệt đo nhiệt độ ở tai, phụ huynh hãy cẩn trọng trong quá trình thực hiện để không gây đau, khó chịu cho trẻ.

5. Đo nhiệt độ ở trực tràng

Đặt trẻ nằm sấp trong lòng, sử dụng vaseline để thoa vào phần cuối của nhiệt kế, thực hiện thao tác đặt nhẹ nhàng nhiệt kế vào hậu môn của trẻ (khoảng 1.5cm đến 2.5cm). Giữ nguyên nhiệt kế cho đến khi nghe tín hiệu từ thiết bị đo. Thời gian chờ khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.

Đối với từng độ tuổi, phụ huynh cần lưu ý để lựa chọn phương pháp đo nhiệt độ phù hợp, cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi nên đo nhiệt độ hậu môn hoặc nhiệt độ nách.
  • Trẻ 2 < tuổi < 5 tuổi nên đo nhiệt độ hậu môn hoặc nhiệt độ nách.
  • Trẻ trên 5 tuổi nên đo nhiệt độ miệng (ưu tiên).

Có thể thực hiện đo thân nhiệt cho trẻ ở trán, ở nách, ở miệng, ở tai hoặc ở trực tràng. Đo nhiệt độ ở các vị trí khác nhau sẽ cho kết quả có sự khác nhau, trong đó đo ở trực tràng là vị trí cho kết quả chính xác nhất.

Một số cách hạ sốt cho trẻ em tại nhà

Nhiều phụ huynh thường xuyên sử dụng thuốc hạ sốt khi thấy trẻ bị sốt, thói quen lâu ngày dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc hạ sốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Với mức độ sốt nhẹ, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp giảm sốt tự nhiên và chưa cần dùng đến thuốc hạ sốt.

1. Chườm và lau người cho trẻ bằng nước ấm

Một trong những cách hạ sốt nhanh, an toàn và phổ biến là chườm, lau người cho trẻ bằng nước ấm. Phụ huynh cần sử dụng khăn sạch và nước ấm để lau khắp cơ thể cho trẻ, lau người làm mát cơ thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và làm giảm nhiệt độ.

Tập trung làm mát tại các vị trí như trán, thái dương, nách, bẹn để giúp bé hạ sốt nhanh hơn.

2. Cho trẻ uống nhiều nước

Khi bị sốt, thân nhiệt của trẻ tăng cao và cơ thể mất nước nhiều hơn, vì vậy cách hạ sốt nhanh và đơn giản là phụ huynh hãy chú ý cho trẻ uống nhiều nước hơn, càng nhiều nước càng tốt để bù đắp lượng nước mất đi.

Có thể bổ sung cho bé các loại nước khác như sữa, nước ép hoặc thức ăn dạng lỏng như cháo và sữa.

3. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Hầu hết khi bị sốt, trẻ em thường có cảm giác lạnh, tuy nhiên phụ huynh không nên ủ ấm cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Đối với các trường hợp sốt mức độ nhẹ, chỉ cần chú ý đến vấn đề quần áo rộng rãi, thoải mái và cho trẻ vui sinh hoạt, vui chơi bình thường.

4. Bổ sung vitamin C

Vẫn cho trẻ ăn uống đầy đủ và bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể bé khỏe mạnh và hạ sốt hiệu quả. Bổ sung Vitamin C từ trái cây như cam, bưởi, quýt,…để nâng cao sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh để bé nhanh hạ sốt và mau khỏe hơn.

5. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Đối với các trường hợp sốt cao trên 38.5 độ C, phụ huynh hãy kết hợp cho bé sử dụng thuốc hạ sốt, đây là phương pháp giúp bé hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng thuốc cần chú ý đến liều lượng và cần nặng của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo liều lượng an toàn cho bé trước khi sử dụng. Thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ dùng là Paracetamol hoặc Ibuprofen.

Trẻ sốt bao nhiêu độ cho uống hạ sốt

Xem thêm thông tin chi tiết thuốc Paracetamol

Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt

Phụ huynh thường lầm tưởng và mắc phải sai lầm khi hạ sốt cho trẻ tại nhà, có thể khiến cho bé bệnh nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những điều cần chú ý:

  • Dùng khăn lạnh hoặc nước đá để chườm, hạ sốt cho trẻ.
  • Không đắp chăn, ủ ấm cho trẻ khi bị sốt.
  • Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi bị sốt, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
  • Không sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau.
  • Không dùng thuốc cúm và thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Không dùng Aspirin cho trẻ < 18 tuổi vì có thể gặp tình trạng gọi là hội chứng Reye.
  • Không tự ý mua thuốc sử dụng cho trẻ và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp phụ huynh kiểm tra, theo dõi tình trạng và áp dụng các cách hạ sốt hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Theo dõi nhiệt độ liên tục và liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn khi trẻ sốt cao và không thể hạ sốt.

Bao nhiêu đo thì cho trẻ uống hạ sốt?

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C mới sử dụng thuốc hạ sốt. Đặc biệt chú ý đến hạn sử dụng của thuốc. Liều lượng thuốc phải phù hợp với cân nặng của trẻ. Sau ít nhất 4 - 6 giờ mới được sử dụng thuốc lần 2 nếu trẻ còn sốt.

Trẻ 1 tuổi sốt bao nhiêu đo thì uống hạ sốt?

Do sốt bản chất là một phản ứng có lợi của cơ thể, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng phù hợp cho trẻ em, trong đó các thuốc có chứa dược chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.

Khi nào thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt?

Trẻ sốt bao nhiêu thì uống thuốc hạ sốt?.

Dưới 38'5 độ C. Ở mức này là sốt nhẹ nên không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. ... .

Trên 38'5 độ C. Ở nhiệt độ này nên cho bé uống thuốc. ... .

Sốt 40 độ C. Đây là mức sốt cao và có thể xảy ra tình trạng co giật vì vậy cần đưa bé đến bệnh viện ngay và không nên uống thuốc hạ sốt ở nhà..

Thuốc hạ sốt Hapacol 150 cho trẻ bao nhiêu cân?

Bạn hòa tan thuốc Hapacol 150 vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt. Cách mỗi 6 giờ, bạn cho trẻ uống một lần, không quá 5 lần/ngày. Liều uống: trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần. Trẻ em từ 1-3 tuổi uống 1 gói/lần.