Báo cáo bài tập lớn dùng cỡ chữ bao nhiêu

1. Bố cục bài tập lớn: Bài tập lớn có khối lượng không quá 30 trang A4, không kể phụ lục. Số chương, mục của mỗi bài tập lớn tùy thuộc vào từng đề tài. Nội dung và kết cấu của mỗi bài tập lớn thông thường bao gồm những phần sau: - MỤC LỤC: Chỉ liệt kê các mục, tiểu mục tối đa là nhóm có 4 chữ số, không liệt kê các tiểu mục có nhóm từ 5 chữ số trở lên. - MỞ ĐẦU: Trình bày lý do chọn đề tài. - NỘI DUNG (một hoặc nhiều chương): Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thuyết khoa học, kết quả nghiên cứu và bàn luận. - KẾT LUẬN: Trình bày những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu. - TÀI LIỆU THAM KHẢO: Danh mục các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án. - PHỤ LỤC (nếu có). 2. Trình bày bài tập lớn Bài tập lớn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp, không được tẩy xoá, có đánh số trang liên tục từ số 1 (phần Mục lục) đến hết phần Tài liệu tham khảo, (không được dùng các ký hiệu khác chữ số để đánh số trang). 2. Soạn thảo văn bản Phần lời của bài tập lớn sử dụng chữ Time New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5 cm; lề dưới 3,0 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. Bài tập lớn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 mm x 297 mm), số trang không quá 30 trang (không tính phục lục). 2. Tiểu mục Các tiểu mục của bài tập lớn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2 chỉ tiểu mục 3, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 3.1 mà không có tiểu mục 3.1 tiếp theo. 2. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ: Hình 3 có nghĩa là hình thứ 5 trong Chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ: “Nguồn: Bộ Tài chính, 1996”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề

của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên. 2. Viết tắt Không lạm dụng việc viết tắt trong bài tập lớn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài tập lớn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong bài tập lớn. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức, ... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu bài tập lớn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu bài tập lớn. Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế. 2. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng sinh viên và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của bài tập lớn. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng, ...) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì bài tập lớn không được duyệt để chấm điểm. Trích dẫn trong bài (theo footnotes) được trình bày theo: Tên tác giả: tên sách, tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang trích dẫn. VD: Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 15. Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo xem mẫu. 2. Phụ lục của bài tập lớn Phụ lục bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung bài tập lớn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, ... Nếu bài tập lớn sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Phụ lục không được dày hơn phần chính của bài tập lớn.

MẪU BÌA CHÍNH BÀI TẬP LỚN

(khổ 210 mm  297 mm)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

_______________________

BÀI TẬP LỚN

MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

HỌC KỲ.../ NĂM HỌC...

LỚP:...................................................................

NHÓM:................................................................

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:....................................

Tp. Hồ Chí Minh - 20.....

MẪU TRANG PHỤ BÌA BÀI TẬP LỚN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

_______________________

TÊN ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN

Tên các thành viên trong nhóm (MSSV):

Tp. Hồ Chí Minh - 20.....

  1. Cao Chi, Phạm Khánh Vân (1983), "Lượng tử hóa trường chuẩn khi có tương tác với vật chất và hệ phương trình cho các hàm Green", Tạp chí Vật lý Tập VIII (1), tr. 11-18.
  2. Huỳnh Đảm (2003), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc”, Tạp chí Cộng sản (12), tr. 23-26. ...
  3. Nguyễn Quang Báu, Nguyễn Vũ Nhân, Phạm Văn Bền (2007), Vật lý bán dẫn thấp chiều , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  4. Vũ Đức Minh (2001), Phát triển hệ chương trình xử lý, phân tích tài liệu phân cực kích thích ở Việt Nam , Luận án Tiến sĩ Vật lý, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  5. Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Nhật Bản dưới thời ShinzoAbe”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, tr. 50

Tiếng Anh 14. Goedkoop J., Grioni M., Fuggle J. (1991), "X-ray dichroism as a probe of the electronic ground state in ultrathin rare-earth overlayers", Phys. Rev. Vol. 43 (1), pp. 1179-1182. 15. Modder I. (1998), Structure and magnetism of metallic systems , Ph. Thesis, University of Amsterdam, Amsterdam. 16. Moruzzi V., Janak J., Williams A. (1978), Calculated Electronic Properties of Metals , Pergamon, New York. 17. Robert Bates Gill (1991), “China looks to Thailand: exporting arms, exporting influences”, Asian survey Vol. 31 (6), pp. 526-539. 18 M. Walt (1985), “Alliance formation and the balance of power”, International Security (4), pp-43. ... Website