Nước ăn tay là bệnh gì năm 2024

Đây là bệnh ngoài da phổ biến trong mùa mưa lũ, mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước hoặc do môi trường ẩm ướt, mang giày vớ bít kín mà không thay giặt thường xuyên hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi.

Tác nhân gây bệnh là các vi nấm sợi tơ như Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum, hoặc cả vi nấm men Candida albicans.

Biểu hiện của bệnh

- Ở các kẽ ngón, lòng bàn chân, gót chân lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt, dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.

- Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu. Trong trường hợp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể sốt, nổi hạch bẹn và đau. Lúc bấy giờ bàn chân bị sưng tấy lên và có mủ.

Phòng ngừa chứng nước ăn chân

Để phòng ngừa chứng nước ăn chân, bạn cần:

- Vệ sinh đôi chân thường xuyên mỗi ngày.

- Chọn loại tất có chất liệu thấm hút tốt, và nên thay tất ít nhất 2 lần mỗi ngày.

- Luôn giữ cho đôi bàn chân được sạch sẽ và khô ráo giữa các ngón chân.

- Không nên mang giày suốt cả ngày.

- Không dùng giày, dép chung với người khác, rất dễ bị lây bệnh.

- Không nên đi giày, dép quá chật.

- Nên giặt tất với nước nóng để "tiêu diệt" vi khuẩn.

Điều trị nước ăn chân

Ở nước ta có nhiều loại cây thuốc dùng để trị nấm da cho kết quả tốt như:

- Lấy lá muồng trâu giã nát đắp sát vào kẽ chân.

- Lấy rễ cây táo rừng sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.

- Trầu không giã nát bôi vào kẽ chân.

- Rau răm giã nát bôi vào kẽ chân.

- Ké đầu ngựa (còn gọi là thương nhĩ tử) sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.

- Dùng một trong các loại sau hòa vào nước để ngâm chân: dấm, rượu, muối, gừng, phèn chua.

Hay bôi các thuốc trị nấm như:

- Trosyd (Thioconazol) cream 1%, bôi 1-2 lần/ngày.

- Sporiline 1 lần/ngày trong 6 tháng.

Có thể dùng thêm những loại thuốc uống để hỗ trợ, nhưng việc uống thuốc phải thận trọng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

kéo dài hoặc bệnh nghề nghiệp của nông dân vùng chiêm chũng, chài lưới... do thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, nước bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào da ở các kẽ ngón tay, chân gây nên bệnh.

Nước ăn tay là bệnh gì năm 2024

Biểu hiện của bệnh nước ăn chân.

Nước ăn chân có thể do thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa. Những hóa chất này gây kích ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn hoạt động, gây viêm nhiễm.

Việc bịt kín chân bằng giày, tất sẽ khiến cho tuyến mồ hôi ở chân tăng tiết nhưng mồ hôi lại khó thoát ra sẽ gây ẩm ướt... tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh.

Nấm kẽ tay, chân là bệnh da liễu, do bị nhiễm loại nấm có tên Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes và Epidermophyton floccosumi. Các loại nấm này khi xâm nhập vào da sẽ tiết ra các chất keratinase phá hủy tế bào sừng gây nhiễm trùng.

Triệu chứng thường gặp như: Các khe kẽ tay, chân bị nứt da, loét, chợt, nền vết loét có màu trắng nhợt hoặc đỏ, gây ngứa rát; các chất dịch mụn bị vỡ ra nhớt, có mùi khó chịu ảnh ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày...

Mặc dù bệnh nấm kẽ tay chân không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ biến chứng lan sang các vùng khác của cơ thể, vùng da bị nhiễm nấm viêm tấy, mưng mủ, bệnh nhân sẽ bị sốt, mệt mỏi, nổi hạch...

Một số bài thuốc nam trị "nước ăn chân"

ThS.BS. Nguyễn Đình Thục, Tổng Thư ký Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết, có một số bài thuốc nam trị nước ăn chân rất hiệu quả. Xin giới thiệu một số bài thuốc nam để bạn đọc tham khảo:

Nước ăn tay là bệnh gì năm 2024

Lá trầu không.

Bài 1: Lấy một nắm lá trầu không đun sôi 10 phút, để nguội, cho một cục phèn chua khoảng 10g, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón tay chân bị loét ngứa, thấm khô. Ngày làm 2 đến 3 lần, đến khi khỏi.

Bài 2: Dùng một nắm búp ổi to, rửa sạch để ráo nước, cho một ít muối ăn vào giã nhỏ, rồi đắp vào chỗ kẽ tay chân bị nấm 60 phút, sau đó rửa sạch, thấm khô, làm đến khi khỏi.

Bài 3: Lá kim ngân 1 nắm to, thêm chút muối ăn, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa tay chân bị nấm. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần, đến khi khỏi.

Bài 4: Rau sam tươi (thân và lá), khoảng 50-100g, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm. Mỗi ngày làm 2 đến 3 lần, đến khi khỏi.

Nước ăn tay là bệnh gì năm 2024

Búp ổi.

Bài 5: Lấy cây cóc mẳn phần trên mặt đất 50g, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm và lấy bã thuốc đắp vào các kẽ chân băng lại. Mỗi ngày làm 1 đến 2 lần đến khi khỏi.

Bài 6: Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, ngâm rửa tay chân trong 10-20 phút. Rồi lấy búp ổi, lá lốt, mỗi thứ 20g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm thuốc bôi vào những kẽ tay chân bị nấm, làm đến khi khỏi.

Bài 7: Lấy lá mướp 30g rửa sạch, để ráo và cho thêm một chút muối ăn đem giã nát đắp vào vùng kẽ chân tay bị nấm và dùng vải băng bó lại. Để trong 1 -2 giờ. Ngày làm 2 lần, đến khi khỏi.

Nước ăn tay là bệnh gì năm 2024

Lá kim ngân.

Bài 8: Dùng phèn đen 30g, lá chè xanh 30g. Đun khoảng 15 phút, dùng nước này ngâm tay chân bị nấm khoảng 20 phút, lấy khăn lau sạch. Dùng lá lốt 30g, lá bàng 30g cho thêm ít muối ăn, đem giã nát và đắp vào các khe kẽ bị nấm, để khoảng 60 phút thì rửa lại với nước đun như trên, thấm khô, ngày làm 02 lần, đến khi khỏi.

ThS. BS. Nguyễn Đình Thục khuyên: Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, không để bẩn và ẩm ướt. Không dùng móng tay gãi ngứa vì có thể làm xây xước tại chỗ, dễ nhiễm khuẩn. Nếu bị biến chứng, bội nhiễm với biểu hiện kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, kéo hạch, sốt, khe kẽ tay chân có mủ… người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị những biến chứng kịp thời.

Nước ăn tay ngứa bôi gì?

Thông thường trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi kháng nấm tại chỗ như: thuốc nhóm allylamine, nhóm azole như ketoconazole, clotrimazole, econazole,... Những loại thuốc này có tác dụng ngay tại chỗ, tiêu diệt vi khuẩn, chống bội nhiễm.

Tại sao da tay bị nhăn khi ngâm nước?

Da tay nhăn do thấm nướcNgâm chúng trong nước lâu, lớp dầu này bắt đầu bị mất đi và độ ẩm bắt đầu xâm nhập. Thể tích tế bào da sẽ tăng lên gấp 2-3 lần bình thường, khiến bề mặt da dầu căng phồng, sau đó xuất hiện các nếp nhăn để hút hết nước.

Nước ăn chân tay bôi thuốc gì?

Dùng thuốc kháng nấm Đây là lựa chọn đầu tiên được dùng điều trị nấm kẽ chân. Một số thuốc kháng nấm bôi tại chỗ thường dùng như: clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole. Một số lưu ý khi bôi thuốc kháng nấm: Không cần ngâm chân trước khi bôi thuốc.

Nước ăn chân là bệnh gì?

Bệnh nước ăn chân hay nấm da chân, viêm kẽ ngón chân là bệnh nhiễm nấm ở bàn chân, nhất là các khe xuất hiện giữa các ngón chân. Nước ăn chân gây phát ban, ngứa, châm chích, nóng rát trên da ở một hoặc cả hai bàn chân, khiến da chân có tình trạng bong vảy, nứt nẻ, nổi mụn nước, đôi khi có mùi khó chịu.