Trẻ bị sởi có biểu hiện như thế nào

Sởi là một trong những căn bệnh lây lan nhanh và dễ trở thành dịch trên diện rộng. Đặc biệt, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Chính vì, nắm bắt các dấu hiệu bệnh sởi sẽ giúp cha mẹ chủ động điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh sởi là gì?

Sởi là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường không khí do virus sởi gây nên. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, có đường kính khoảng 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt với các thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời, sức nóng… có nhiệt độ khoảng 56 độ C.

Virus sởi có hai kháng nguyên:

– Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).

– Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin)

Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích sinh kháng thể. Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2 – 3 sau khi mọc ban và tồn tại lâu dài. Miễn dịch trong sởi là miễn dịch bền vững.

Ở nước ta, bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, dịch sởi có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trưng là sốt, viêm đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:

-Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 10-12 ngày, người bệnh sẽ không có dấu hiệu bệnh sởi, nhưng đến ngày thứ 9-10 thì sẽ có triệu chứng sốt nhẹ.

Nốt sởi ban đầu có màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên

– Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong 4-5 ngày. Đây là khoảng thời gian dễ lây lan, bệnh nhân sẽ gặp các dấu hiệu bệnh sởi như: sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nhức đầu… Các tình trạng viêm khởi phát như: viêm ở mắt, chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, mi mắt sưng lên; viêm mũi gây hắt hơi, sổ mũi, giọng khàn, ho có đờm; viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy…

– Giai đoạn phát ban nốt sởi: Các nốt sởi bắt đầu xuất hiện ở sau tai, lan dần sang hai bên má, cổ, xuống ngực, sang hai cánh tay. Trong 24h tiếp theo, nốt sởi lan rộng ra lưng, hông, xuống chân dưới. Nốt sởi ban đầu có màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên.

– Giai đoạn phục hồi: Các nốt sởi dần biến mất và để lại thâm đen, vết hằn trên da.

Phân biệt dấu hiệu bệnh sởi và sốt phát ban

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, sởi và sốt phát ban đều giống nhau ở thời điểm ủ bệnh, có các biểu hiện thường thấy ở gia đoạn này là:

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C;

– Xuất hiện tình trạng mệt mỏi, lừ đừ;

– Đau đầu, nhức mỏi các cơ bắp;

– Chán ăn, bỏ bú;

– Nôn ói hoặc tiêu chảy.

Ở bệnh sốt phát ban, nốt phát ban sau khi lặn thường không để lại sẹo hoặc vết thâm

Bệnh sốt phát ban sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bước vào giai đoạn phát ban kéo dài từ từ 1 – 5 ngày với đặc điểm điển hình của sốt phát ban thông thường là:

– Nốt ban đỏ và sáng;

– Ban mịn, ít sần sùi trên mặt da;

– Ban nổi đồng loạt khắp cơ thể;

– Sau khi lặn thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Trong khi đó, ở bệnh sởi lại có những dấu hiệu đặc trưng khác biệt như sau:

– Ban xuất hiện theo trình tự: Bắt đầu ở sau tai, sau đó lan đến mặt, dần xuống ngực, bụng và nổi kín khắp toàn thân;

– Ban dạng sẩn, gồ lên mặt da;

– Gây ngứa, khó chịu;

– Khi lặn sẽ để lại vết thâm, hay còn gọi là “vằn da hổ”.

Tại sao bệnh sởi lại có diễn tiến nhanh và nặng?

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm cấp tính, lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh khi tiếp xúc (nói chuyện, ho, hắt hơi…). Vì vậy, bệnh dễ lây lan nhanh chóng ở những khu vực đông người như: Văn phòng, trường học, khu dân cư…. từ đó bùng phát thành dịch.

Trường học là một trong những địa điểm dễ lây lan bệnh sởi

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là trẻ em – đối tượng có sức đề kháng kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu, gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Hiện nay, bệnh sởi ở trẻ em chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị cơ bản là khắc phục triệu chứng bệnh, kết hợp cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Biến chứng của bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

Sởi tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm sau:

– Viêm tai giữa cấp, viêm phế quản: Đây là biến chứng thường gặp nhất.

– Viêm phổi nặng: Gồm triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng, khi nghe phổi thấy ran nổ, công thức máu thấy bạch cầu tăng cao, trên phim X- quang thấy hình ảnh nốt mờ rải rác ở hai trường phổi.

– Viêm não – màng não: Là biến chứng lên hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng nặng nề. Các biểu hiện gồm: sốt cao, co giật, bí đái, đái dầm, rối loạn ý thức dẫn đế đi vào hôn mê.

– Biến chứng tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã – gây hoại tử niêm mạc miệng, hơi thở có mùi hôi. Viêm ruột với biểu hiện tiêu chảy thường nặng nề hơn so với các loại tiêu chảy do virus khác.

– Biến chứng mắt – loét giác mạc, có thể để lại di chứng mù vĩnh viễn.

– Suy dinh dưỡng hậu sởi.

– Sảy thai, sinh non khi mắc sởi ở phụ nữ đang mang thai.

Bệnh sởi có thể gây biến chứng viêm phế quản cho trẻ

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các dấu hiệu bệnh sởi chuyển nặng sau:

– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.

– Khó thở, thở nhanh.

– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Hy vọng rằng với các thông tin được cung cấp trong bài viết, cha mẹ đã nhận diện được các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ để có phương án xử trí kịp thời nếu không may trẻ mắc bệnh.

Khoa Nhi là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Hồng Ngọc, thăm khám và điều trị các bệnh lý về nhi như sởi quai bị rubella, tay chân miệng, tiêu chảy, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản… Khoa luôn mang lại sự hài cho lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tâm.

– Dịch vụ toàn diện: Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp các dịch vụ toàn diện và chuyên sâu dành cho nhi gồm Sơ sinh – Nhi – tiêm chủng vaccine… để đồng hành cùng các bậc cha mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành.

– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài thấu hiểu tâm lý trẻ, Hồng Ngọc còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các con thoải mái trong môi trường bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Làm thế nào để biết bé bị sởi?

Dấu hiệu trẻ bị sởi có thể bạn chưa biết.

Sốt nhẹ và vừa, sau đó sốt cao trên 39-40 độ C, cơn sốt không thuyên giảm bằng các cách hạ sốt thông thường, chỉ giảm khi trẻ bắt đầu phát ban;.

Viêm xuất tiết mũi, họng, mắt: chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt;.

Bệnh sởi có triệu chứng gì?

Các triệu chứng của sởi bao gồm:Sốt cao từ 39 - 40 độ C, người nhức mỏi, mắt đỏ do viêm kết mạc, mũi chảy dịch, ho, hắt hơi, đau họng, chán ăn, người xuất hiện các nốt phát ban đỏ li ti.

Bệnh sởi ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Sau khoảng 6 - 10 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng, bệnh sởi sẽ khỏi hoàn toàn theo như diễn biến đã trình bày ở trên. Các yếu tố như chăm sóc y tế, chăm sóc dinh dưỡng, dự phòng biến chứng đóng vai trò quan trọng trong việc khỏi bệnh cũng như thời gian điều trị bệnh.

Trẻ bị bệnh sởi có ảnh hưởng gì không?

Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm sút nên các bé dễ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy,... Thậm chí, đã có không ít trường hợp bệnh nhi sởi tử vong vì không được chăm sóc y tế kịp thời.

Chủ đề