Trái ô môi còn gọi là gì

Đặc tính nổi bật của địa hình miền Tây Nam Bộ là kênh rạch chằng chịt. Ven sông ngoài dừa nước mọc ken dày, còn có bần, vẹt, mắm, đước… Trên bờ, với những mảnh vườn hoang nhiều cây tạp như quao, trâm bầu, bình bát… còn một loại cây khác thân gỗ, lớn cỡ vòng tay người lớn, đó là ô môi.

Dân gian giải thích rằng ô là đen, môi là một bộ phận trên miệng người. Khi ăn loài trái này môi người từ đỏ hồng chuyển sang đen thẫm. Vì thế mà có tên gọi ô môi.

Người khác lại cho rằng, do trái ô môi dài mấy tấc, bên trong chứa nhiều ô, gắn liền với mỗi ô là những miếng môi cơm (thịt của trái), vậy mới gọi là ô môi.

Không biết những cách cắt nghĩa ấy khoa học không, chính xác đến đâu, nhưng dẫu sao nó cũng được người bình dân chấp nhận và lưu truyền.

Ô môi cao lớn, cành lá xum xuê, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim với nhiều đôi lá phụ dạng thuôn dài tròn cả hai đầu, có phủ lông mịn, màu xanh bóng, gân rõ.

Do mọc hoang lâu năm nên xung quanh thân ô môi có nhiều lỗ rỗng do sâu bọ đục khoét để ẩn núp, sinh sống. Lợi dụng điều này, nhiều loài rắn độc cũng thừa cơ chui vào, sinh sống trong đó. Vì thế, theo kinh nghiệm, rất ít người dám leo trèo lên cây ô môi.

Trong đời sống thực tế đã có những chuyện hy hữu không may xảy đến cho những leo cây ô môi. Cũng từ đó, miệng đời lưu truyền những câu chuyện huyền hoặc nhưng không kém phần liêu trai, hấp dẫn đặc biệt là với trẻ thơ.

Chẳng hạn, có nhà đang dọn cơm ăn gần gốc ô môi, nghe mùi của thịt cá bốc lên, sâu ô môi lớn bằng cườm tay con nít bò ra, mình vàng tươi, đầu có sừng, mắt lớn trợn ngược, những người xung quanh đều phải bỏ chạy.

Xét cho cùng, những lời kể ấy là nhằm là nhát con nít để chúng không phải gặp những chuyện không hay mà với sự non nớt của mình các em không thể ứng xử được toàn vẹn.

Ngay những ngày cuối đông cho đến khi qua tết Nguyên đán, cuối tháng Giêng đầu tháng Hai mùa nắng nóng đã dần lên đến đỉnh điểm, là lúc cây ô môi rụng hết lá và bắt đầu trổ bông. Bông ô môi mọc thành từng chùm, cánh hoa có màu hồng pha sắc tím. Quyện trong làn sương mỏng buổi sớm mai bông ô môi đã tạo nên cảnh sắc lãng mạn tuyệt vời ở miền quê sông nước.

Bông ô môi đã tạo nên cảnh sắc lãng mạn tuyệt vời ở miền quê sông nước - Ảnh: Hoàng Trọng

Trái ô môi khi già, chín, vỏ sẽ cứng, đen sậm. Cuống trái ô môi cứng chắc nên trái rất khó rụng. Để hái ô môi, người dân dùng những cây lồ ô (một loại tre có chiều dài cả chục thước tây và thon, nhỏ) rồi tra buộc móc sắt vào để cắt cuống trái.

Trái vừa hái xong có mùi khăn khẳn, chan chát, ăn liền sẽ có vị gắt. Theo kinh nghiệm, người ta để mấy bữa cho ô môi “nhả” hết nắng ăn mới ngon.

Khi ăn, người ta dùng dao bén róc hai bên mép vỏ mềm. Sau đó, ép hai đường gân đôi bên cho xệu xạo, rồi mới lấy múi ô môi đen nhánh, tròn tròn như đồng tiền. Ô môi có vị ngòn ngọt, cay nồng. Có lẽ do phải kết tinh trong suốt một năm trời nên mới có hương vị thơm quyện đặc trưng ấy.

Chiều chiều, nhấm nháp miếng ô môi, nghe máy hát nhà ai đó vang lên tiếng ca ngọt lịm của cố nghệ sĩ Tấn Tài với lời vọng cổ của cố soạn giả Viễn Châu mà thấm thía bao nỗi niềm cảm xúc: … Ô môi rụng cánh ngoài sân, Mấy mùa hoa nở mấy năm đợi chờ… Ô môi rụng cánh tơi bời, Chuông tắt lâu rồi, tôi còn đứng mong ai!

Điều trị bệnh thấp khớp, giúp tiêu hóa tốt: Lấy 3 – 4 trái ô môi tách ra, lấy phần múi đem ngâm với 1 lít rượu (rượu trên 400C). Ngâm khoảng 30 ngày thì dùng, ngày uống 2 lần mỗi lần khoảng 30ml. Uống trong vòng 1 tuần sẽ thấy kết quả thần kì.

Điều trị viêm khớp: Sử dụng 50g vỏ thân bò cạp nước, dây đau xương, cốt toái bổ mỗi vị 100 g, Nhục quế 30g cùng ngâm trong 1000 ml rượu nếp 30 – 40 độ cồn. Ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được. Liều lượng khuyến cáo: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 60 ml.

Dùng làm thuốc bổ: Ngâm 500 ml rượu nếp nguyên chất 25 – 30 độ cồn với một quả ô môi. Ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được, tuy nhiên để càng lâu hiệu quả càng tốt. Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 2 chén mỗi lần, ngày uống 2 lần trước bữa ăn chính.

Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa: Dùng 3 – 4 quả ô môi tách lấy phần cơm thịt ngâm với 1 lít rượu trên 40 độ trong 30 ngày thì dùng được. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 30 ml. Uống liên tục trong vòng một tuần sẽ thấy hiệu quả kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.

Điều trị lang ben, ghẻ ngứa và nước ăn: Lấy một nắm đọt lá non cây ô môi đem đâm cho nát rồi cho ít muối và phèn chua vào trộn lên cho đều. Sau đó, đắp trực tiếp hỗn hợp lên chỗ bị lang ben, ghẻ và nước ăn. Đắp liên tục như thế đến hết tuần sẽ giúp cho lang ben mờ đi, không còn ghẻ ngứa và chỗ bị nước ăn cũng sẽ lành lại, không còn lở ngứa.

Điều trị viêm da, hắc lào: Dùng lá ô môi rửa sạch, giã nát xát vào vùng da bệnh. Ngoài ra, có thể ngâm lá ô môi giã nát với rượu 40 độ theo tỷ lệ 1:1, dùng bôi vài lần mỗi ngày.

Rượu ô môi: làm thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương. Trung bình một quả ô môi có thể ngâm với 500 ml rượu 25 – 30 độ cồn. Ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được, nhưng càng để lâu càng tốt. Liều dùng: ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.

Lưu ý:

Trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú không được dùng.

Người cao tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu nên trao đổi với thầy thuốc trước khi dùng.

Người có tiền sử dị ứng rượu không được dùng.

Người đang điều trị bệnh, đau dạ dày, có bệnh về gan thận không được dùng.

Cây ô môi thường được dùng để bồi bổ sức khỏe rất tốt tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc về cách dùng và liều lượng phù hợp./.

Chủ đề