Mua đứt bán đoạn là gì

Việc mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt là bước tiến đầu tiên của việc xử lý nợ xấu. Thế nhưng để giải quyết dứt điểm thì cần mua đứt bán đoạn theo giá thị trường, thay vì mua bán kiểu "chồng hờ, vợ hờ" như hiện nay.

NHNN vừa ban hành một loạt thông tư hướng dẫn cụ thể về hoạt động mua bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), sau khi công ty này chính thức ra mắt 2 tháng trước đây.

Chiết khấu cao

Cụ thể, ngày 19/9, NHNN đã có công văn hướng dẫn tổ chức phát hành và lưu ký TPĐB của VAMC phát hành tại Sở Giao dịch của NHNN. TPĐB do VAMC phát hành được lưu ký tại Sở Giao dịch theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN và được miễn phí lưu ký.

Trước đó, ngày 9/9, NHNN đã ban hành Thông tư số 19 quy định về việc mua bán, xử lý nợ xấu, phát hành, quản lý và thanh toán trái phiếu đặc biệt của VAMC. Theo đó, Thông tư quy định cụ thể về việc VAMC dùng TPĐB để mua nợ xấu bằng vàng, ngoại tệ và tiền đồng; phạm vi các khoản nợ xấu VAMC được mua; quy định về việc mua nợ xấu theo giá thị trường; quy định tổ chức tín dụng bắt buộc phải bán nợ xấu cho VAMC nếu tỷ lệ nợ xấu trên 3%; quy định tổng mức đầu tư, bảo lãnh của VAMC với 1 khách hàng không quá 50% vốn điều lệ của VAMC...

Cùng ngày, NHNN cũng ra Thông tư 20 về việc cho vay tái cấp vốn với TPĐB của VAMC, trong đó quy định rõ về mức tái cấp vốn với TPĐB sẽ do Thống đốc NHNN quyết định dựa vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kết quả xử lý nợ xấu nhưng không vượt quá 70% mệnh giá TPĐB.

Theo các chuyên gia, những động thái trên đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý để VAMC chính thức tham gia thị trường mua bán nợ xấu và có thể coi là tín hiệu tốt cho quá trình xử lý nợ xấu.

Đánh giá về tỷ lệ chiết khấu tới 70% mệnh giá TPĐB, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây là tỷ lệ “quá tốt”, khi mà nợ xấu mua bằng TPĐB được tính trên giá trị sổ sách và trừ đi khoản dự phòng rủi ro.

Cần có luật riêng

Tuy nhiên, nếu chỉ bơm tiền cho các ngân hàng sẽ chưa giải quyết được tận gốc vấn đề nợ xấu. Việc tái cấp vốn của NHNN thông qua TPĐB chỉ giúp ngân hàng có vốn để tiếp tục kinh doanh, còn nợ xấu vẫn hiện hữu trong ngân hàng.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, VAMC cần có những biện pháp nữa để giúp ngân hàng xử lý nợ xấu, chẳng hạn như các chương trình trợ giúp DN đang ở trong nhóm nợ xấu, hỗ trợ pháp lý để DN vẫn được tiếp tục kinh doanh bình thường, được vay vốn tiếp ở NHTM.

Tuy vậy, điều quan trọng nhất là VAMC cần phải có quyền lực thực sự để giải quyết những vấn đề liên quan đến nợ xấu. Cần phải có một luật về xử lý nợ, đi kèm với đó là một tòa án chuyên biệt về xử lý nợ. Tòa án đó phải có thẩm phán có chuyên môn về ngân hàng tài chính, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và hệ thống đó sẽ xử lý các vấn đề như tranh tụng, xử lý tài sản, liên quan đến nợ xấu - chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đề nghị.

Mua đứt bán đoạn

Một trong những vướng mắc hiện nay giữa VAMC và NHTM là các điều kiện mua bán nợ của VAMC được cho là quá cao. Những món nợ đáp ứng đủ yêu cầu của VAMC thì ngân hàng không muốn bán vì họ vẫn có cơ hội thu nợ, trong khi VAMC không thể mua những món nợ xấu nhất của ngân hàng - bởi công ty này vẫn phải bảo đảm tính an toàn cho mình, nếu không muốn “bốc hơi” nhanh chóng số vốn điều lệ ít ỏi.

Thực tế, để giải bài toán này, VAMC phải tính đến việc mua đứt bán đoạn nợ giữa hai bên. Sứ mệnh của VAMC là rất lớn, vừa phải bảo toàn vốn nhà nước, vừa phải xử lý khối lượng nợ xấu khổng lồ của các ngân hàng. Việc mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt là bước tiến đầu tiên của việc xử lý nợ xấu, nhưng để giải quyết dứt điểm cần mua bán dứt điểm. “Chứ còn mua bán theo kiểu "chồng hờ, vợ hờ" như hiện nay sẽ không giải quyết được vấn đề gì”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu kết luận.

Đó là gợi mở của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại Hội thảo "Nâng tầm nông - thủy sản Việt" diễn ra tại TP.Cần Thơ chiều 27.4.

Hội thảo do Bộ NN-PTNT và Báo Người Lao Động phối hợp UBND TP.Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của lãnh đạo nhiều địa phương, các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp, nông dân.

Mục tiêu của hội thảo là nhận diện thực trạng của ngành sản xuất - chế biến nông - thủy sản; bàn giải pháp phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao ở cả thị trường xuất khẩu lẫn nội địa. Từ đó kỳ vọng mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng GS.TS Võ Tòng Xuân và Tổng biên tập Báo Người Lao Động Tô Đình Tuân chủ trì hội thảo

ĐÌNH TUYỂN

Nông dân, doanh nghiệp "ép qua, ép lại"

Theo Bộ NN-PTNT, Việt Nam hiện đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 2 Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu hàng nông - lâm - thủy sản với năng lực sản xuất đạt trên 140 triệu tấn/năm nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu thô nên giá trị thu về chưa tương xứng tiềm năng. Ở thị trường trong nước, sản phẩm nông nghiệp nhiều thời điểm rơi vào tình trạng "được mùa rớt giá", người nông dân có thu nhập bấp bênh.

Nhận xét về thực trạng này, GS.TS Võ Tòng Xuân, cho rằng được mùa rớt giá và ngược lại và câu chuyện giải cứu nông sản là thực trạng rất cần suy nghĩ. Theo GS Xuân, một trong những vấn đề tồn tại lớn của hàng hóa nông, thủy sản của Việt Nam là thiếu sức cạnh tranh, thậm chí ngay trên "sân nhà".

Sản phẩm nông - thủy sản ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung vẫn chưa phát huy hết tiềm năng

ĐÌNH TUYỂN

Nguyên nhân chính là chưa phát huy được liên kết sản xuất. Các hợp tác xã (HTX) sản xuất hiệu quả còn rất ít. Mối liên kết nông dân với doanh nghiệp lại rất lỏng lẻo khi có tới 70% nông dân vẫn thích làm ăn riêng lẻ, đất đai manh mún và làm theo ý mình. "Chính vì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên cả nông dân lẫn doanh nghiệp đều thường ép qua, ép lại và chuyện "bẻ kèo" nhau cũng thường xuyên xảy ra. Còn doanh nghiệp khi cần có sản lượng lớn nguyên liệu đồng nhất, chất lượng cao, sạch, ngon liền gặp khó, không thể đáp ứng được", GS Xuân nói.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, thông tin thời gian qua Cần Thơ rất quan tâm chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh việc hỗ trợ nông dân trong việc liên kết tiêu thụ nông, thủy sản. Tuy nhiên, đến nay chỉ có mặt hàng cá tra là có tỷ lệ hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ khá cao trên 90%, còn lúa gạo và các loại rau màu, cây ăn trái chỉ đạt khoảng 30%. Nguyên nhân vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều; nông dân sản xuất tự phát bất chấp cung cầu.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết thực tế câu chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa không phải riêng của một tỉnh nào. Ở đây có trách nhiệm của địa phương, nhưng cũng là khó khăn chung của ngành nông nghiệp các địa phương.

Ông Lê Tấn Cận, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu, nhận định là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của cụm sản xuất, chế biến, xuất khẩu, tiêu thụ tôm của vùng ĐBSCL, Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng đề án Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, mô hình hợp tác, liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp còn bất cập về phương thức đầu tư, liên kết bao tiêu sản phẩm, quy mô sản xuất thủy sản chủ yếu là kinh tế hộ, còn manh mún, nhỏ lẻ, sản lượng sản xuất chưa đủ lớn, tập trung. Chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Cần thoát khỏi tư duy mua đứt, bán đoạn

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta đang nói nâng tầm nông thủy sản nhưng khó khăn ở chỗ một nền nông nghiệp đa phần nhỏ lẻ, manh mún, tự phát và không phải lúc nào liên kết với nông dân cũng suôn sẻ. Cũng chính vì sản xuất manh mún nên cũng phát sinh nhiều vấn đề như chất lượng sản phẩm không đồng đều, chi phí cao, tự phát, xung đột, cạnh tranh lẫn nhau. Sẽ rất khó để một địa phương mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nếu không trả lời được câu hỏi mua nguyên liệu ở đâu? Tỉnh có cam kết nông dân giữ chữ tín trong hợp đồng bao tiêu không? Để có được lời giải, mấu chốt là phải tổ chức lại sản xuất, ngành hàng, nông dân.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, doanh nghiệp, nông dân cần phải bỏ chuyển từ tư duy thuận mua vừa bán sang tư duy hợp tác đường dài

Chủ đề