Top 10 bức ảnh trên thế giới năm 2022

10-03-2020, 12:00 AM 945

TOP 7 BỨC ẢNH ĐẮT NHẤT THẾ GIỚI - ( CAFE NHIẾP ẢNH ) 

Với giá bán 4,3 triệu USD vào năm 2011, bức ảnh của Nhiếp ảnh gia người Andreas Gursky được đánh giá là bức ảnh đắt nhất thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Còn 6 bức ảnh còn lại thì sao? có gì đặc sắc, bạn có muốn bỏ số tiền tương tự hoặc hơn để sở hữu nó không, hãy cùng theo dõi nha.

Nhiếp ảnh gia Ansel Adams đã chụp bức Moonrise, Hernandez, New Mexico vào tháng 11/1941. Bức ảnh nhanh chóng trở nên nổi tiếng và bản gốc được bán với giá 610.000 USD.

Kremlin Tobolsk là bức ảnh do Dmitry Medvedev chụp một thị trấn nhỏ ở Siberia năm 2009, khi ông đang giữ chức tổng thống Nga. Bức ảnh được mua với giá 1,7 triệu USD vào tháng 1/2010. Medvedev đã rất tự hào vì ảnh của ông vượt qua một bức họa của Putin (thủ tướng vào thời điểm đó) được bán với giá 1,1 triệu USD.

Edward Steichen chụp bức ảnh The Pond-Moonlight vào năm 1904 tại New York, Mỹ. Đây không phải là bức ảnh màu đầu tiên trên thế giới, nhưng nó là một trong những bức ảnh màu đầu tiên được biết đến rộng rãi nhất. Năm 2006, bức ảnh được bán với giá 2,9 triệu USD.

Nhiếp ảnh gia Jeff Wall đã chụp bức ảnh Dead Troops Talk vào năm 1992 và được bán với giá 3,7 triệu USD trong một phiên đấu giá.

99 Cent II Diptychon được chụp vào năm 2001 của Andreas Gursky được bán với giá 3,34 triệu USD vào tháng 2/2007.

Được chụp vào năm 1981, bức ảnh Untitled 96 của nhiếp ảnh gia Cindy Sherman được bán với giá 3,9 triệu USD vào năm 2011.

Với giá bán 4,3 triệu USD vào năm 2011, Rhein II được bình chọn là bức ảnh đắt nhất thế giới. Nhiếp ảnh gia người Andreas Gursky đã chụp bức ảnh vào năm 1999, miêu tả cảnh đẹp của sông Rhine ở Đức, chảy giữa các thảm cỏ xanh tươi. Dù đây là bức ảnh đắt giá nhất mọi thời đại, nhưng Rhein II lại bị chỉnh sửa bằng kỹ thuật số. Ban đầu, trong bức ảnh Andreas chụp còn có cả một tòa nhà và hình ảnh người dân đi dạo. Điều này đã gây ra tranh cãi trong dư luận, nhiều người cho rằng một bức ảnh đắt tiền là một bức ảnh không nên có sự can thiệp của photoshop.

Theo Vnexpress

Tin mới nhất

Nhận xét bài viết

Top xem nhiều nhất

4

Cập nhật : 13-05-2022, 12:00 AM - Lượt xem : 235

Đặt trước Ống Kính Sony FE 24-70mm f2.8 GM II

Bạn đã sẵn sàng đón chờ ống kính mới của Sony ? Cùng Đặt trước Ống Kính Sony FE 24-70mm f2.8 GM II tại Techspotvn để nhận nhiều quà tặng hấp dẫn

5

Cập nhật : 10-03-2022, 12:00 AM - Lượt xem : 345

Trên Tay Nikon Z9 Đầu Tiên Tại Việt Nam

Siêu phẩm Nikon Z9 đã lên kệ chính thức tại Techspotvn . Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh mới nhất của chiếc máy ảnh đình đám này nhé

6

Cập nhật : 03-12-2021, 12:00 AM - Lượt xem : 424

Fujifilm X-T3 đã rẻ, Fujifilm X-T3 WW nay còn rẻ hơn

Nếu không có bộ sạc và đèn trên Fujifilm X-T3 WW  , bạn sẽ tiết kiệm được thêm hơn 2 triệu đồng so với chiếc Fujifilm X-T3 hiện cũng đang được giảm giá rất sâu .

Cực quang (Aurora Borealis) là một trong những hiện tượng tuyệt đẹp trong số những cảnh đẹp trên khắp thế giới. Hiện tượng kỳ thú của ánh sáng phía cực Bắc này còn được gọi là Ánh sáng phương Bắc, nhằm phân biệt với hiện tượng cực quang ở Nam cực. Cực quang luôn khiến người xem kinh ngạc và bị thôi miên bởi vẻ đẹp vừa hoành tráng vừa huyền ảo của nó.

Bởi vậy, hiện tượng cực quang rất đáng được máy ảnh bất tử hóa, còn những bức ảnh chụp nó tốt nhất là nên được trao thưởng. Vì lẽ này, cuộc thi ảnh “Capture The Atlas” đã được tổ chức và trao thưởng hàng năm để tôn vinh một trong những kho báu thiên nhiên đẹp nhất mà Trái Đất có được.

Mỗi năm mỗi khác và cực quang cũng vậy, cho nên các tác phẩm của năm nay sẽ không giống tác phẩm năm trước. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn của việc “săn” và thưởng thức cực quang hàng năm, cũng như mang lại nhiếp ảnh gia nguồn cảm hứng sáng tạo vô hạn, không sợ trùng lặp.

“Căn cabin của Ông già tuyết” chụp bởi Olli Sorvari

“Murmansk” chụp bởi Daniel Kordan

“Dưới cơn mưa Malachite” chụp bởi Mike Karpov

“Khu rừng của ánh sáng” chụp bởi Marc Adamus

“Dự đoán cao hơn” chụp bởi Virgil Reglioni

“Nhiếp ảnh gia thiên nhiên & phong cảnh” chụp bởi Agnieszka Mrowka

“Khi các vì sao thẳng hàng” chụp bởi Joshua Snow

“Quang phổ” chụp bởi Stefan Liebermann

“Ánh sáng phương Bắc trên dải ngân hà” chụp bởi Stefano Astorri

“Vũ điệu trên băng” chụp bởi Mark Jinks

“Quái vật tuyết cực Bắc” chụp bởi Sergey Korolev

“Bà hoàng ánh sáng cực Bắc” chụp bởi Frank Olsen

“Núi lửa ánh sáng phương Bắc” chụp bởi Jeroen Van Nieuwenhove

“Động cực quang” chụp bởi Giulio Cobianchi

“Cực quang trên Alaska” chụp bởi Jacob Cohen

“Xứ Narnia” chụp bởi Amy J. Johnson

“Không có ai ở nhà” chụp bởi Herry Himanshu

“Những người giữ hồ” chụp bởi Marshall Lipp

“Về những ánh sáng phương Bắc” chụp bởi Aleksey R.

“Cực quang Sherbet giữa các sứ đồ” chụp bởi Marybeth Kiczenski

“Bình yên” chụp bởi Larryn Rae

“Lốc xoáy” chụp bởi John Weatherby

“Ánh sáng phương Nam” chụp bởi David Oldenhof

“Ôm lấy Lục cô nương” chụp bởi Filip Hrebenda

“Nhà thờ Ánh sáng phương Bắc” chụp bởi Frøydis Dalheim

Nguồn: boredpanda

chùm ảnhcực quang

Chủ đề