Toàn văn dự thảo bộ luật hình sự sửa đổi

//stp.binhdinh.gov.vn/hoat-dong-xay-dung-kiem-tra-van-ban-qppl-va-quan-ly-vi-pham-hanh-chinh/596-596.html //stp.binhdinh.gov.vn/upload/images/TIN-HOAT-DONG/baner%20con%20stp.png

Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp Bình Định //stp.binhdinh.gov.vn/assets/images/logo.png

Trong nhóm tội phạm môi trường, dự thảo quy định truy cứu hình sự pháp nhân các tội gây ô nhiễm môi trường; tội vi phạm quy định về xử lý chất thải nguy hại; tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; tội hủy hoại rừng…Trong nhóm tội phạm kinh tế, dự thảo quy định truy cứu hình sự pháp nhân các tội buôn lậu; tội trốn thuế; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán… Trong nhóm tội phạm tham nhũng có hai tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ.

Về chế tài, dự thảo quy định hệ thống chế tài hình sự đối với pháp nhân phạm tội: Hình phạt chính bao gồm phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung bao gồm cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính). Ngoài ra, các biện pháp tư pháp áp dụng với pháp nhân phạm tội theo dự thảo gồm tịch thu vật, tiền, hàng hóa, phương tiện trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; khôi phục lại tình trạng ban đầu...

Về vấn đề xác định hành vi và lỗi khi truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thì trong nhóm 32 tội danh mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) thì phần lớn các tội phải được thực hiện với lỗi cố ý. Vậy, việc xác định hành vi và lỗi của pháp nhân sẽ như thế nào là vấn đề hết sức qua trọng, phức tạp đòi hỏi Bộ luật Hình sự cần quy định cụ thể, chặt chẽ và khoa học.

Bởi vì, các pháp nhân đều có người đại diện theo pháp luật, là người thay mặt pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Việc xác định trách nhiệm hình sự của pháp nhân được thực hiện thông qua việc xác định hành vi phạm tội và lỗi của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hay bao gồm cả người làm công, đại lý, đơn vị được ủy quyền? Đồng thời cũng phải có cơ chế phân biệt việc chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân và việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người đại diện theo pháp luật, người quản lý trực tiếp. Đây là những vấn đề mà Luật cần làm rõ.

Đây là lần đầu tiên, Việt Nam quy định về việc chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, xuất phát từ tình hình vi phạm pháp luật do pháp nhân thực hiện ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, đặc biệt là các hành vi gây ô nhiễm môi trường, buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng cấm, trốn đóng bảo hiểm xã hội… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống an lành của người dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Trong khi đó, việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi này theo quy định của pháp luật hiện hành chưa đủ sức răn đe.

Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng phù hợp xu thế chung trên thế giới, đồng thời tạo lập hành lang, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các Công ước quốc tế về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, tham nhũng mà Việt Nam đã tham gia.

Có thể nhận thấy, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là cần thiết. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới cả về khoa học pháp lý lẫn kỹ thuật lập pháp, làm thay đổi một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam đó là “chỉ có cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, thay đổi chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự nên cần phải hết sức thận trọng trong vấn đề xây dựng quy phạm pháp luật./.

Sáng ngày 14/01/15 tại trụ sở Bộ Tư pháp diễn ra phiên họp lần thứ VII của Ban Soạn thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) với sự chủ trì của đồng chí Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng ban soạn thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi).

Toàn cảnh phiên họp

Phát biểu khai mạc, đồng chí Hà Hùng Cường biểu dương những thành tích mà Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã đạt được trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên đồng chí cho rằng, vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tế và đề nghị cần chuẩn bị khẩn trương bảo đảm kịp tiến độ và đáp ứng được chất lượng đề ra. Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Văn Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp đã trình bày báo cáo tiến độ xây dựng Dự án Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) và một số vấn đề lớn cần xin ý kiến Ban soạn thảo.

Đồng chí Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HLGVN, thành viên Bam soạn thảo phát biểu tại phiên họp

Trong thảo luận, các thành viên Ban soạn thảo, thành viên Tổ biên tập và các chuyên gia tư vấn dự án Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cụ thể về mối quan hệ giữa xử phạt hành chính và xử phạt hình sự, mức định lượng tối thiểu để xử lý hình sự trong trường hợp hành vi vi phạm có quy định xử phạt hành chính, việc quy định mức hình phạt tù khởi điểm ở cấu thành tăng nặng trong trường hợp khung cơ bản không có hình phạt tù…

Kết thúc phiên họp, đồng chí Hà Hùng Cường yêu cầu Ban soạn thảo tiếp tục làm việc với nhóm chuyên gia, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp… để nhanh chóng hoàn thiện thêm một bước bản dự thảo trước khi trình Chính phủ./.

Chủ đề