Số lượng kiểm toán viên công ty kiểm toán e&y

Theo số liệu của Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính), tính đến ngày 27/4/2023, số lượng kiểm toán viên hành nghề đã được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán là 2.166 người, đăng ký hành nghề tại 214 doanh nghiệp kiểm toán.

Trong khi đó, về lĩnh vực kế toán, tính đến ngày 28/04/2023, có trên 420 kế toán viên hành nghề đã được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và trên 200 doanh nghiệp dịch vụ kế toán đã được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia, chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán hiện nay về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Thời gian qua, công tác đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của DN. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã làm thay đổi tư duy, phương thức đào tạo nhân lực kế toán. Các hình thức đào tạo mới ra đời như: E-learning, mobile-learning, đào tạo từ xa… đã xuất hiện và từng bước khẳng định được vai trò so với phương thức đào tạo truyền thống cũng như hỗ trợ đắc lực cho việc đào tạo nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán chất lượng cao.

Bên cạnh việc được đào tạo nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo chính thức, người làm kế toán, kiểm toán Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ và đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới liên quan đến việc ứng dụng công nghệ mới.

Nắm bắt được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, nhiều cơ sở giáo dục đã nhanh chóng tham khảo các chương trình đào tạo ngành Kế toán, kiểm toán của các trường đại học tiên tiến trên thế giới; ứng dụng các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết quốc tế; đưa vào chương trình giảng dạy một số môn học của các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế.

Các cơ sở đào tạo cũng nỗ lực cập nhật theo sự thay đổi của chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy các kiến thức sát với yêu cầu thực tiễn. Tính đến tháng 6/2022, đã có 223 tổ chức cấp bằng cao đẳng về kế toán, 126 tổ chức cấp bằng đại học, 18 tổ chức cấp bằng thạc sĩ và 5 tổ chức cấp bằng tiến sỹ về kế toán. Hằng năm, có từ 50.000 đến 60.000 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành kế toán, tham gia vào thị trường lao động trong nước và quốc tế về lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, số học viên được cấp bằng thạc sỹ chuyên ngành Kế toán cũng đạt khoảng trên 3.000 học viên (Nguyễn Lộc, 2022).

Đặc biệt, trong một vài năm gần đây, với sự hoạt động có hiệu quả của các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước như Hội Kế toán, kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW), Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA), CPA Australia… không chỉ đóng góp vào việc củng cố, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực kế toán – kiểm toán mà còn giúp kết nối công việc của những người làm kế toán, kiểm toán Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.

Xu hướng phát triển nghề nghiệp của những người làm kế toán đã ngày càng rõ nét hơn thông qua việc người làm kế toán tiếp tục học tập và đào tạo để có được các chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế. Vai trò, vị thế của người làm công tác kế toán, kiểm toán trong xã hội cũng được đề cao.

Tồn tại, hạn chế

Hội nhập quốc tế và CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem đến các thách thức cho nguồn nhân lực kế toán-kiểm toán tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Đặc biệt, để hoàn thành được một trong những nội dung quan trọng của mục tiêu tổng quát trong Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 là “phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán ngang tầm với các nước trong khu vực” thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức phía trước.

Theo các chuyên gia, dù hiện nay, hầu hết các trường đều có chuyên ngành kế toán – kiểm toán nên về cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực lại là vấn đề rất đáng quan tâm. Hiện nay, tình trạng đào tạo tràn lan, rất nhiều cơ sở đào tạo mở thêm ngành kế toán, kiểm toán để thu hút người học, trong khi chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam), doanh nghiệp kiểm toán thuộc nhóm Big 4 kiểm toán (4 công ty kiểm toán lớn nhất), mới đây đã công bố báo cáo minh bạch năm 2021 với doanh thu xấp xỉ 999 tỷ đồng. Con số này giảm 3% so với mức 1.033 tỷ đồng năm 2020.

Theo báo cáo, trong năm 2021, EY Việt Nam đã thực hiện các công việc kiểm toán cho 329 đơn vị có lợi ích công chúng ở nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, xây dựng, tiêu dùng, gỗ, ô tô, chứng khoán, quỹ đầu tư...

Nhiều doanh nghiệp lớn niêm yết trên sàn chứng khoán cũng là khách hàng của công ty kiểm toán này, có thể kể đến như Tập đoàn Vingroup (mã: VIC), Bảo hiểm Bảo Việt (mã: BVH), VietinBank (mã: CTG), Sacombank (mã: STB), Thế Giới Di Động (mã: MWG), Tập đoàn Gelex (mã: GEX), Tổng công ty Dược Việt Nam (mã: DVN), Chứng khoán SSI (mã: SSI), Coteccons (mã: CTD)...

Trong cơ cấu doanh thu, khoản thu từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị khác đóng góp lớn nhất, lên tới 554 tỷ đồng và chiếm gần 55% tổng doanh thu. Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng là 192,5 tỷ đồng, chiếm 19,2%, doanh thu từ dịch vụ khác là 252 tỷ đồng, chiếm 25,2%.

Doanh thu nghìn tỷ đồng nhưng công ty kiểm toán này cũng ngốn số tiền bằng 98% doanh thu để duy trì. Cụ thể, tiền lương, thưởng của nhân viên là 489,5 tỷ đồng, chi phí mua bảo hiểm nghề nghiệp là 1,6 tỷ đồng và các chi phí khác là 492 tỷ đồng nhưng không được thuyết minh rõ.

Duy trì được mức doanh thu nghìn tỷ mỗi năm trong giai đoạn 2017-2021 nhưng lãi sau thuế của công ty lại cực kỳ khiêm tốn (Biểu đồ: Thảo Thu).

Đơn vị kiểm toán hàng đầu thế giới này có tổng 73 kiểm toán viên (tính đến ngày 28/9/2021), trong đó có 38 kiểm toán viên ở trụ sở chính và 35 kiểm toán viên ở các chi nhánh. Cơ cấu lãnh đạo ban tổng giám đốc công ty năm 2021 có một Tổng giám đốc là ông Trần Đình Cường cùng 26 phó tổng giám đốc khác.

Ngoài ra, công ty cũng cho biết nộp hơn 146 tỷ đồng tiền thuế vào ngân sách Nhà nước tại Việt Nam. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm hơn 5 tỷ đồng.

EY Việt Nam không trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp và thu về lợi nhuận sau thuế 12,2 tỷ đồng. So với khoản doanh thu cả nghìn tỷ thì đây vẫn là khoản lợi nhuận có phần khiêm tốn.

Dù vậy, đây vẫn là mức lợi nhuận cao nhất 5 năm trở lại đây. Năm 2019, EY Việt Nam lãi vỏn vẹn 5 tỷ đồng - chỉ bằng mức của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

EY Việt Nam là thành viên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiểu khu vực Đông Nam Á của EY toàn cầu. Công ty được thành lập năm 1992, hiện có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội và là doanh nghiệp đầu tiên có 100% vốn đầu tư nước ngoài về dịch vụ kiểm toán, tư vấn tại Việt Nam.

Chủ đề