Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

Các chức năng quản trị trong đều có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chức năng quản đều có mỗi quan hệ mật thiết và bổ trợ lẫn nhau. Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

1. Các chức năng của quản trị trong doanh nghiệp

Quản trị là một khái niệm rất cần thiết trong bất kỳ công việc nào hay các hoạt động đời sống hàng ngày. Quản trị một tổ chức là sự phối hợp của nhiều nhóm người, nhiều công cụ khác nhau để cùng nhau hoàn thành một loạt các nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức đó. 

Trong đó, quản trị doanh nghiệp là những quy tắc liên quan đến hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp và kiểm soát; ứng dụng các quy tắc đó để khai thác hiệu quả nguồn lực hiện tại như cơ sở vật chất, con người, tài chính, thông tin nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Các chức năng chính của quản trị bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:

1.1. Chức năng hoạch định

Hoạch định là việc hoạch định những kế hoạch và định hướng cho doanh nghiệp trong tương lai. Với sự chi tiết và hợp lý giúp doanh nghiệp được hoạt động có lộ trình và phát triển theo từng giai đoạn. 

Việc hoạch định là công việc quan trọng gắn liền với tầm nhìn phát triển của công ty, do đó đòi hỏi sự đóng góp của toàn bộ cán bộ, đoàn thể của nhân viên, với sự dẫn dắt của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Hai yếu tố quan trọng nhất của hoạch định là cách thức thực hiện và thời gian. Nhà quản trị phải lên kế hoạch điều phối hợp lí giữa hai yếu tố đó, thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban khác nhau. Hoạt động hoạch định cũng phải tận dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp để đảm bảo kế hoạch đề ra được triển khai thuận lợi.

1.2. Chức năng tổ chức

Đây là chức năng giúp doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru và liên tục, duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai. Một cơ cấu tổ chức tốt có nghĩa là doanh nghiệp ấy có đủ nguồn lực về tài chính, nhân sự, nguyên vật liệu,… được xây dựng thành một tổ chức chặt chẽ. 

Duy trì chức năng tổ chức hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng phát triển cả chiều dài lẫn chiều rộng, duy trì sự bền vững lâu dài. Chức năng quản trị tổ chức luôn luôn linh hoạt và thay đổi để đáp ứng được mục đích phát triển của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường.

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

1.3. Chức năng chỉ đạo

Chức năng quản trị chỉ đạo là việc xác định công việc của mỗi nhân viên để có kế hoạch chỉ đạo hướng dẫn chi tiết. Kết quả công việc nhận được từ mỗi cán bộ nhân viên sẽ được tối ưu, đạt hiệu quả cao hơn nếu quản lý có những chỉ đạo và định hướng rõ ràng.

Nhà quản trị sáng suốt và thông minh là người luôn giao tiếp cởi mở, truyền đạt trung thực, dễ hiểu và thường xuyên xem xét các mục tiêu công việc, thảo luận các chỉ đạo của mình cùng các cố vấn. 

Chức năng chỉ đạo tốt khi chức năng của nhà quản trị được thể hiện rõ nét, nhà quản trị biết tạo động lực và khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên sẽ giúp cho nhân viên phát huy hết năng lực và đóng góp lớn nhất vào doanh nghiệp.

1.4. Chức năng phối hợp

Là chức năng điều chỉnh tất cả các hoạt động để chúng được phối hợp một cách ăn ý, nhuần nhuyễn, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả nhất. Chính sự ảnh hưởng từ thái độ, cách ứng xử của nhân viên sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phối hợp công việc giữa các phòng ban và các cấp quản lý.

Chức năng của việc điều phối trong quản trị giúp cho doanh nghiệp hoạt động trơn tru, kỷ luật và tạo không khí thoải mái cho các phòng ban. Để chức năng quản trị điều phối hiệu quả, các nhà quản lý cần có năng lực quản trị tốt, thông qua quản trị cách ứng xử và phối hợp hoạt động của nhân sự, doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu đặt ra.

1.5. Chức năng kiểm soát

Kiểm soát nghĩa là những công việc theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, quản lý hiệu quả công việc của nhân viên, xem xét liệu rằng các nhân viên có đáp ứng đúng mục tiêu công việc đưa ra hay không. 

Chức năng quản trị kiểm soát giúp thiết lập tiêu chuẩn các hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra những KPI hợp lý và đo lường, lập báo cáo hoạt động thực tế cho doanh nghiệp. 

Chức năng kiểm soát sẽ giúp doanh nghiệp có được góc nhìn rộng và thực tế trong hiệu quả kinh doanh, đưa ra các dự báo rủi ro và kế hoạch phòng ngừa cũng như phát triển hợp lý trong tương lai. 

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

2. Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị 

Các chức năng quản trị có sự liên kết với nhau, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, các chức năng quản trị cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản trị được nguồn lực và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

Các doanh nghiệp lớn có cấp quản trị rõ ràng, và phân cấp bậc, những nhà quản trị lớn chỉ tập trung thời gian vào quản lý những nhà quản trị cấp trung.

Trong một doanh nghiệp, các cấp quản trị được phân công ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ có một vai trò và vị trí nhất định trong tổ chức, cấp độ quản trị càng cao thì chức năng hoạch định và tổ chức càng cao, và ngược lại, chức năng điều hành càng thấp khi cấp quản trị càng thấp.

Các chức năng của quản trị có mối quan hệ gắn kết với nhau, chức năng này bổ trợ cho chức năng kia, các chức năng quản trị phối hợp hài hòa sẽ giúp tổ chức phát triển và lớn mạnh hơn qua thời gian.

Như vậy, qua bài viết trên, các bạn hiểu hơn về chức năng quản trị rồi đúng không? Với những chia sẻ trên, Luận Văn Việt hy vọng rằng bạn đã thật tự tin trong kiến thức của mình và định hướng tốt cho lộ trình phát triển của mình trong vai trò các nhà quản trị tương lai. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua Email: . Chúc các bạn gặp nhiều thành công!

Nguồn: Luanvanviet.com

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua thuật ngữ nhà quản trị. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ về bản chất nhà quản trị là gì? Vai trò của nhà quản trị ra sao và các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về vấn đề này hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau.

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

1. Khái niệm nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị là những người có khả năng và nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác. Họ là người tổ chức và thực hiện mọi hoạt động của quản trị. Các nhà quản trị sẽ tiến hành lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo cũng như giám sát về sự phân bổ nguồn lực từ phía con người và tài chính để có thể đạt được các mục tiêu mà tổ chức đề ra.

Vị trí của nhà quản trị trong doanh nghiệp tương đối là đa dạng và nó phụ thuộc vào phạm vi và từng trách nhiệm phụ trách trong công việc. Nhà quản trị có thể là tổng giám đốc điều hành, trưởng các phòng ban, quản đốc…

2. Các cấp bậc của nhà quản trị

Khi đã tìm hiểu được về nhà quản trị là gì phần nào cũng sẽ giúp các bạn biết được các cấp bậc của nhà quản trị. Trong tổ chức, doanh nghiệp, nhà quản trị bao gồm 3 cấp bậc khác nhau. Đó chính là quản trị viên cấp cơ sở, quản trị viên cấp trung gian và quản trị viên cấp cao. 

Đây chính là các nhà quản trị nắm nhiều quyền lực và thuộc vào cấp bậc cao nhất trong các nhà quản trị. Quản trị viên cấp cao sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm có liên quan tới các thành quả cuối cùng trong tổ chức.

Quản trị viên cấp cao thường là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên của ban hội đồng quản trị, tổng giám đốc hay giám đốc, phó giám đốc trong một tổ chức.

Nhiệm vụ của các nhà quản trị này đó chính là hoạch định, lên kế hoạch tổ chức và thực hiện lãnh đạo nhân viên của mình. Họ sẽ là người tạo ra các mục tiêu cũng như phương hướng hoạt động và các chiến lược cụ thể cho tổ chức.

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

  • Quản trị viên cấp trung gian

Quản trị viên cấp trung gian thường là các quản đốc, trưởng phòng,… Họ sẽ là người nhận nhiệm vụ từ phía quản trị viên cấp cao cấp và sẽ trực tiếp đứng ra chỉ huy những quản trị viên cấp cơ sở.

Công việc của quản trị viên cấp trung gian là tiếp nhận những chiến lược hay kế hoạch đến từ quản trị viên cấp cao và triển khai chúng thành những mục tiêu để cho quản trị viên cấp cơ sở thực hiện.

Đối với các nhà quản trị này cần phải xác định được rõ ràng về những loại hàng hóa, dịch vụ cần phải được sản xuất và tìm cách để đưa sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Đồng thời họ cũng cần biết cách phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý nhất nhằm giúp cho tổ chức tiết kiệm được về nguồn lực và đạt được hiệu quả cao.

Đây là cấp bậc thấp nhất của các nhà quản trị. Những nhà quản trị viên cấp cơ sở sẽ có nhiệm vụ làm việc trực tiếp đối với những loại hàng hóa hay dịch vụ của công ty. Họ sẽ tiếp nhận chiến lược, kế hoạch từ quản trị viên cấp trung gian và sẽ hướng dẫn, đốc thúc nhân viên của một tổ chức hoàn thành về mục tiêu đã được đề ra.

Vị trí của quản trị viên cấp cơ sở thường thấy đó chính là tổ trưởng, trưởng các bộ phận, dây chuyền, đốc công…

3. Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị

Để trở thành một nhà quản trị tài ba thì cần phải có các yếu tố và kỹ năng nhất định. Dưới đây là 7 kỹ năng của nhà quản trị mà bạn cần chú ý.

  • Có tầm nhìn xa sâu rộng và dám làm điều khác biệt

Bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần phải có một tầm nhìn sâu xa và cần phải suy nghĩ được những gì mà người khác chưa nghĩ tới. Nếu một nhà quản trị không có các ý tưởng mới hay không có khả năng dự đoán những vấn đề xảy ra xung quanh mình thì khó có thể trở thành một nhà quản trị giỏi.

Bên cạnh khả năng nhìn xa trông rộng, các nhà quản trị cũng phải có một tình thần quả quyết. Bạn nên đưa ra những quyết định mà thông thường người khác sẽ cảm thấy lo lắng và không dám tiếp cận. Đôi khi, các nhà quản trị cũng phải có chút gì đó cứng rắn, độc đoán thì mới có thể mang về lợi ích tốt cho tổ chức.

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

  • Biết phát triển các kế hoạch

Các nhà quản trị giỏi luôn tiến hành giải quyết vấn đề theo đúng trình tự và quy định. Đó là việc nhận diện các vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề, phân loại từng vấn đề khác nhau và sau cùng mới đưa ra những giải pháp giải quyết để mang về hiệu quả tốt nhất.

  • Biết tập trung tới các cơ hội và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại

Để trở thành một nhà quản trị giỏi bạn cần phải biết nắm bắt và thay đổi, đồng thời dám đối mặt với sự thất bại. Cần phải biết cách tận dụng về những cơ hội một cách tốt nhất và bỏ qua mọi sự lo lắng, rụt rè sợ sẽ thất bại.

Sẵn sàng chấp nhận thất bại là một đức tính mà mỗi nhà quản trị nên có. Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh được sự thất bại. Họ chấp nhận thất bại đó là đã biết sự thất bại có thể khiến cho họ có thể phát triển và tiến xa hơn.

  • Biết cách điều hành một cuộc họp đạt hiệu quả

Nhà quản trị cần phải điều hành một cuộc họp hiệu quả thông qua việc chấm dứt về các vấn đề và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Tránh để cho mọi chuyện dây dưa và không tìm ra được hướng giải quyết nhanh chóng và cụ thể.

  • Tôn trọng vị thế của cả tập thể

Công việc quan trọng của các nhà quản trị đó chính là chia sẻ hay trao quyền cho mọi người xung quanh. Nếu như bạn là người độc chiếm quyền lợi và chỉ biết quan tâm tới bản thân mình thì rất ít khi nhận được sự yêu mến từ bạn bè, đồng nghiệp và điều này sẽ khiến hiệu quả công việc không được cao.

Vì vậy để phát triển, nhà quản trị cần phải nghĩ tới quyền lợi của cả tập thể và phải biết cách đầu tư vào đội ngũ nhân viên của mình để cùng nhau phát triển.

  • Phải có đầu óc kinh doanh giỏi

Cách để xây dựng nên một nhà quản trị đó là dựa vào đầu óc kinh doanh của họ. Do đó các nhà quản trị cần phải nắm được quy tắc kinh doanh và đặt ra câu hỏi điều gì sẽ tốt cho doanh nghiệp của mình.

Mỗi khi bạn đã nghĩ tới quyền lợi của doanh nghiệp thì sẽ không bị sai sót và có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn nhất.

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

  • Phải biết chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân

Xem xét lại những quyết định mà mình đã đưa ra trước đó là rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho nhà quản trị biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó có thể đẩy mạnh và phát huy về ưu điểm và biết cách cải thiện khuyết điểm.

4. Vai trò của nhà quản trị

Nhà quản trị giữ vai trò tương đối quan trọng trong tổ chức. Dưới đây là một số vai trò cơ bản nhất của các nhà quản trị.

Vai trò trong quan hệ với con người

  • Nhà quản trị là những người đại diện cho tổ chức. Họ sẽ có nhiệm vụ ngoại giao đối với những tổ chức khác và chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động.
  • Nhà quản trị sẽ có vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ sẽ đưa ra những phương hướng, kế hoạch cho nhân viên và giám sát, đánh giá hoạt động của nhân viên.
  • Nhà quản trị giữ vai trò liên lạc, giúp liên lạc với các tổ chức hay cá nhân ở bên ngoài doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng là sợi dây giúp kết nối các thành viên trong tổ chức với nhau.

Vai trò thông tin

  • Nhà quản trị tiếp nhận và thu thập toàn bộ thông tin có liên quan tới các tổ chức. Từ đó để có thể tìm kiếm được về các rủi ro và mối đe dọa tới tổ chức để giải quyết  nhanh chóng.
  • Họ sẽ giúp phổ biến về các thông tin quan trọng và cần thiết tới toàn bộ thành viên trong tổ chức để giúp hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
  • Ngoài ra nhà quản trị còn cung cấp thông tin ra bên ngoài tổ chức. Họ sẽ cung cấp, giải thích và bảo vệ cho tổ chức mình trước một số tổ chức khác.

Vai trò quyết định

  • Nhà quản trị sẽ là người đưa ra một số giải pháp giúp cho tổ chức có thể tiến bộ hơn.
  • Họ sẽ giải quyết những xáo trộn và rủi ro trong tổ chức để tổ chức luôn hoạt động ổn định.
  • Nhà quản trị cũng có vai trò phân bổ nguồn lực đảm bảo tối ưu nhất.

Bài viết trên là một số thông tin có liên quan tới khái niệm nhà quản trị là gì? Hy vọng qua đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng thực tế vào công việc của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp bạn nhé. 

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tìm hiểu vai trò của nhà quản trị văn phòng trong việc hoạch định các mối quan hệ cho cơ quan

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!