Cơ quan nhà nước không phải là đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh 2022

Sự cạnh tranh trong nền kinh tế đã và đang là một nguồn động lực không thể thiếu để thúc đẩy kinh tế phát triển không ngừng, nơi nào triệt tiêu cạnh tranh nơi đó triệt tiêu sự phát triển. Một ví dụ đơn giản về việc học hành, đó là khi trong một lớp có sự ganh đua, cạnh tranh trong môn học, ắt sẽ tìm ra những người học sinh giỏi, có năng lực. Nhưng trên trường kinh doanh thì không thể đơn giản được như thế, bởi còn có cả lợi ích trong đó thì việc bất chấp “thủ đoạn” để đạt được mục đích riêng, đạt được lợi nhuận cao nhất của các tổ chức, cá nhân kinh doanh không phải chuyện “xưa nay hiếm”. Vậy Luật Cạnh tranh năm 2018 đang điều chỉnh những đối tượng nào?

Căn cứ vào Điều 2 của Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về đối tượng áp dụng luật này bao gồm:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.”

Muốn có sự cạnh tranh xảy ra thì đương nhiên phải có ít nhất là 02 doanh nghiệp trở lên là đối thủ của nhau. Nếu không có đối thủ, hay nói cách khác là tình trạng độc quyền, thì cạnh tranh không thể diễn ra và do vậy, luật cạnh tranh cũng không có cơ sở kinh tế - xã hội để tồn tại. Tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của Luật Cạnh tranh bao gồm:

+ Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

Trước hết, khái niệm sản phẩm, dịch vụ công ích được quy định tại Khoản 28 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

28. Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.”

Như vậy, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích là loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2020. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp này được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp 2020 cụ thể tại Điều 7 và 8.

+ Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước

Một số danh mục ngành, dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước đó là: sản xuất vàng miếng; phát hành xổ số kiến thiết; in, đúc tiền; phát hành tem bưu chính Việt Nam; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa; truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia; xây dựng và vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội;…

+ Đơn vị sự nghiệp công lập

Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

+ Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài là loại hình doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hay chính xác là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Ví dụ Công ty TNHH Sampung Inox, Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Toyota Việt Nam, Công ty TNHH NESTLÉ Việt Nam,…

Hiệp hội ngành, nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp (theo Khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 về giải thích từ ngữ).

Một số hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam có thể kể đến như: Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, Hiệp hội Da – giầy Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội cảng biển Việt Nam,…

Dựa vào vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành, nghề trong đời sống kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tự liên kết và thành lập hiệp hội doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Để cạnh tranh, tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải giải quyết tốt mối quan hệ đan xen giữa doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanh nghiệp với xã hội, và hiệp hội ngành, nghề đóng vai trò trung gian tích cực góp phần thỏa mãn nhu cầu bảo vệ quyền, lợi ích của các doanh nghiệp thành viên hiệp hội. Sự ra đời của các hiệp hội ngành, nghề là xu thế tất yếu mang tính khách quan nhằm tác động vào sản xuất, tổ chức lưu thông sản phẩm và tham mưu cho cơ quan quản lí Nhà nước trong việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực hoạt động của hội, hiệp hội.

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông qua các cam kết quốc tế về cạnh tranh trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương, có trách nhiệm tiến hành các hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

Nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng vì vậy một môi trường cạnh tranh không còn chỉ hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ, như các hãng hàng không, hãng vận tải biển họ có thể tự điều chỉnh và có những liên kết với các hãng hàng không khác để gây ra thiệt hại cho các cạnh tranh tại Việt Nam, do đó, hành vi của các doanh nghiệp ngoài nước và doanh nghiệp trong nước đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

23/07/2020 - Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 03/12/2004, tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 7/ 2005.

     Sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004 đánh dấu mốc quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là công cụ quan trọng để nhà nước kiểm soát các hành vi có tính chất phản cạnh tranh. Điều này có nghĩa, đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh được xác định để quy định điều chỉnh các đối tượng thực hiện các hành vi phản cạnh tranh trên thị trường.

     Luật Cạnh tranh 2004 quy định về đối tượng điều chỉnh tại Điều 2 như sau:

     “ Điều 2. Đối tượng áp dụng

     Luật này áp dụng đối với:

     1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;

     2. Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.”

     Tuy nhiên, trong quá trình thực thi và áp dụng luật, quy định về đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2004 đã bộc lộ một số bất cập và hạn chế. Chính vì vậy Luật Cạnh tranh 2018 đã quy định mở rộng đối tượng áp dụng, cụ thể theo Điều 2 của Luật Cạnh tranh 2018:

     “Điều 2. Đối tượng áp dụng

     1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

     2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

     3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.”

     Luật Cạnh tranh 2018 đã bổ sung đối tượng “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan”. Theo đó, bất kể một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, kể cả cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh gây tác động tiêu cực đến hoạt động cạnh tranh lành mạnh của thị trường Việt Nam, thì đều chịu sự điều chỉnh của Luật này.

     Việc mở rộng đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh đối với mọi đối tượng liên quan đến cạnh tranh trên thị trường, trong đó bao gồm cả cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính… sẽ đem lại một số tác động tích cực bao gồm: giảm thiểu việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một hoặc một nhóm các doanh nghiệp nào đó đến mức gây bất bình đẳng trong cạnh tranh; phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế chung của một Chính phủ liêm chính, khuyến khích và tạo lập môi trường cạnh tranh, môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và không phân biệt đối xử; và đảm bảo sự phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xử lý vi phạm hành chính… tăng tính hiệu quả và đồng bộ của việc thực thi pháp luật cạnh tranh.

     Thêm vào đó, Luật đã sửa đổi, bổ sung và làm rõ những hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước. Luật Cạnh tranh 2004 mặc dù đưa ra các hành vi bị cấm đối với các cơ quan nhà nước nhưng đã không có bất cứ một hình thức xử lý nào, khiến cho các quy định đó rất khó đi vào cuộc sống và không có được hiệu quả thực thi nhất định. Chính vì vậy Luật Cạnh tranh 2018 bên cạnh việc bổ sung thêm đối tượng áp dụng, còn bổ sung thêm các hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước, cụ thể theo Điều 8, Luật Cạnh tranh 2018:

     “ Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh

     1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gấy cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:

     ….

     d)  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh ”

     Và đông thời bổ sung thêm quy định về mức xử lý vi phạm đối với loại hành vi này theo Khoản 1 Điều 113.

     “ Điều 113: Thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

     1.  Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm yêu cầu cơ quan Nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm,  khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

     2. …..”

     Những sửa đổi của Luật Cạnh tranh 2018 đã phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế, tạo cơ chế pháp lý cho cơ quan cạnh tranh quốc gia thực thi hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng.

Nguồn: Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục CT&BVNTD