Tiêm kháng sinh bao lâu thì tiêm phòng được

Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng cho trẻ?

Kiến Thức Y Học - 03/28/2022

Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không? Trẻ đang bị ốm có tiêm phòng được không? Sau khi tiêm phòng có được uống thuốc kháng sinh không? và sau bao lâu mới được uống? Những thắc mắc này của bạn sẽ được Lily & WeCare giải đáp ngay sau đây.

Tiêm kháng sinh bao lâu thì tiêm phòng được

Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không? Trẻ đang bị ốm có tiêm phòng được không? Sau khi tiêm phòng có được uống thuốc kháng sinh không? và sau bao lâu mới được uống? Những thắc mắc này của bạn sẽ được Lily & WeCare giải đáp ngay sau đây.

Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không?

Thời điểm tốt nhất để cho trẻ đi tiêm phòng là khi trẻ đang khỏe mạnh và theo lịch trình khuyến cáo cho mỗi loại vắc xin.

Tuy nhiên, sẽ có lúc trẻ bị ốm hoặc đang phải uống thuốc để điều trị bệnh và lúc này bố mẹ rất băn khoăn liệu có nên cho trẻ tiêm phòng hay không?

Theo các chuyên gia y tế, quyết định có nên hay không nên tiêm vắc xin khi đang uống thuốc phụ thuộc vào :

  • Loại vắc xin.
  • Thuốc đang sử dụng.

Đa số những loại thuốc thông thường để trị ho, sốt, cảm cúm,...thường không ảnh hưởng gì khi tiêm vắc xin. Trẻ vẫn nên tiêm vắc xin theo lịch trình.

Tuy nhiên, với một số loại thuốc như steroid, kháng sinh và các thuốc để điều trị ung thư, liên quan đến hệ miễn dịch thì trẻ chờ đợi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

Thuốc kháng sinh không can thiệp vào thành phần và hiệu quả vắc xin nên vẫn có thể được. Nhưng nếu đang uống thuốc này mà tiêm vắc xin thì bác sĩ sẽ khó nhận ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng (sốt, tiêu chảy nhẹ,...) sau khi tiêm là do thuốc hay là do vắc xin.

Thuốc kháng virus như tamiflu có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Những loại thuốc khác đang làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Nếu tiêm vắc xin lúc này, virus có thể kích hoạt gây bệnh.

Tiêm kháng sinh bao lâu thì tiêm phòng được

Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?

Trẻ đang ốm tốt nhất nên chờ sau khi khỏi ốm hẳn thì mới nên tiêm phòng. Nhưng nếu trẻ vẫn không khỏi, trong khi sắp qua lịch tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn.

  1. Với những bệnh nhẹ hoặc gặp vấn đề sau, trẻ em vẫn có thể được tiêm phòng :
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm lạnh, ho, sổ mũi.
  • Viêm tai giữa.
  • Tiêu chảy nhẹ (đi ngoài).
  • Hệ miễn dịch của trẻ đáp ứng hàng triệu kháng nguyên mỗi ngày, kháng nguyên xuất phát từ vi khuẩn, vi rút và vắc xin chỉ là một phần rất nhỏ trong số đó.

Khi tiêm vắc xin lúc đang ốm nhẹ thì chỉ đơn giản là cơ thể sẽ phải cùng lúc sản sinh ra các kháng thể để chống lại virus (trong vắc xin) và chống lại các virus, vi khuẩn gây ra bệnh tại thời điểm đó. Điều này không có vấn đề gì.

Vắc xin không làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Chỉ là nó có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ gần giống với triệu chứng bệnh, ví dụ như sốt, chán ăn,...

2 . Với những bệnh nặng hoặc tình trạng sức khỏe suy yếu nghiêm trọng thì tạm thời không nên cho trẻ tiêm phòng hoặc phải chờ đợi

  • Ung thư.
  • Bị nhiễm HIV/AIDS hoặc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
  • Đang hóa trị liệu, truyền máu, cấy ghép.
  • Đang điều trị bệnh bằng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Tiêm kháng sinh bao lâu thì tiêm phòng được

Sau khi uống kháng sinh có được tiêm phòng không? và sau bao lâu?

Có 2 trường hợp cần phải được phân loại rõ.

1. Kháng sinh được đưa ra nhằm để tiêu diệt vi khuẩn, có nghĩa là trẻ đang uống thuốc kháng sinh là đang bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nào đó.

Nếu chỉ là bệnh nhẹ như viêm họng, nhiễm trùng tai,...thì trẻ vẫn có thể uống thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng trước, trong và cả sau khi tiêm phòng.

2 . Nhưng nếu trẻ đang uống thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh vừa và nặng thì tạm thời không nên tiêm phòng.

Những triệu chứng của bệnh tật, những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây nhầm lẫn với tác dụng phụ của vắc xin. Từ đó việc chẩn đoán và điều trị bệnh có thể khó khăn hơn.

Ngoài ra, khi đang bị bệnh nặng, hệ miễn dịch của cơ thể thường suy yếu. Việc tiêm vắc xin, tức là đưa vi rút vào cơ thể có kích hoạt bệnh.

Tiêm kháng sinh bao lâu thì tiêm phòng được

Lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ

– Ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.

– Theo dõi khi trẻ về nhà: Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin 5 trong 1.

– Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

– Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ C thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

– Phản ứng sau tiêm có nhiều loại: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp. Đa phần các phản ứng sau tiêm đều xảy ra với các loại văc-xin khác nhau. Phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, phản ứng gần như xảy ra ở các loại văc-xin, phản ứng thông thường.

– Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn.

– Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì chỉ sốt một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng, có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

– Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Xem thêm:

  • Phương pháp chích ngừa cảm cúm hàng năm cho trẻ nhỏ mẹ cần biết
  • Điều cần biết về chích ngừa ung thư cổ tử cung

Nhiều mẹ lo lắng trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không? Lịch tiêm chủng sắp đến rồi, mà con lại bị viêm đường hô hấp do vi khuẩn, khi đi thăm khám thì bác sĩ chỉ định bé phải dùng kháng sinh điều trị thì bệnh mới khỏi. Vậy mẹ phải làm sao, không cho con đi tiêm chủng hay là tạm dừng không cho bé uống kháng sinh? Nếu bé đang uống kháng sinh mà vẫn đi tiêm chủng thì có làm sao không? Để giải đáp thắc mắc này, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Tiêm kháng sinh bao lâu thì tiêm phòng được
Tiêm kháng sinh bao lâu thì tiêm phòng được
Kháng sinh chỉ dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra, cần sử dụng kháng sinh đúng theo chỉ định từ bác sĩ, tránh lạm dụng kháng sinh gây tình trạng kháng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. (ảnh minh họa)

Kháng kháng sinh đang trở thành vấn nạn chung của toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ trẻ kháng kháng sinh thuộc top đầu thế giới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hệ lụy này do là việc sử dụng kháng sinh “bừa bãi” hiện này.

Có những trẻ không cần dùng kháng sinh cũng cho con uống kháng sinh, sự bừa bãi này gây ra tình trạng “nhờn thuốc” và khi trẻ đã kháng kháng sinh thì sẽ không có thuốc để điều trị. Vậy khi nào trẻ cần dùng kháng sinh?

Một nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh mà các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ Nhi khoa luôn nhắc mẹ đó là: Kháng sinh chỉ sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, còn virus thì không có tác dụng, vì vậy không được tùy tiện sử dụng kháng sinh khi chưa chắc chắn rằng bệnh là do vi khuẩn gây ra. Có đến gần 90% các bệnh lý viêm đường hô hấp, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ là do virus gây ra, do đó viêc sử dụng kháng sinh là không cần thiết và cũng không giúp bệnh mau khỏi hơn như nhiều người vẫn nghĩ.

Có những trường hợp ban đầu là do virus gây bệnh nhưng không được điều trị hiệu quả xảy ra tình trạng bội nhiễm, khi đó có sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh khi đó việc sử dụng kháng sinh mới là cần thiết và có tác dụng. Các bệnh đó như viêm họng bội nhiễm, viêm phế quản bội nhiễm,… Còn lại bệnh do virus tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.

2. Trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không?

Có không ít trường hợp, bé đi khám bệnh được bác sĩ cho biết nguyên nhân do vi khuẩn gây ra và phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhưng lại sắp đến lịch bé phải tiêm phòng vắc-xin, vậy mẹ phải làm thế nào?

Có một phụ huynh chia sẻ với tôi rằng: bình thường bé nhà chị sau khi tiêm vắc-xin về con thường hay mỏi mệt, có nhiều lúc bé “hu hi sốt”, nhiều hôm cũng quấy khóc tôi hiểu đó là phản ứng bình thường khi con tiêm ngừa vắc-xin nhưng hiện giờ bé đang phải uống kháng sinh để điều trị bệnh không biết trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Điều này có gây hại gì cho con không? Đây cũng là vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm khi bé đang phải điều trị kháng sinh mà lịch tiêm phòng sắp đến.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Nhi khoa tại Hệ thống y tế Thu Cúc cho biết:  Trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng thường hay gặp các triệu chứng như ho, sốt, tiêu chảy,… Khi đi thăm khám, có một số bệnh lý mà con cần dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh. Sau khi thăm khám căn cứ vào tình trạng của bé và mức độ nguy hiểm của bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hay hoãn tiêm, chờ đến khi trẻ hồi phục sức khỏe mới tiến hành cho bé tiêm.

Ví dụ như trong trường hợp trẻ bị sốt, tiêu chảy và đang dùng thuốc kháng sinh thì sau khi thăm khám sàng lọc căn cứ vào tình trạng của bé, có thể chỉ định hoãn tiêm, chờ đến khi sức khỏe của bé được cải thiện hơn mới tiến hành cho bé tiêm.

Trong một số trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da mủ, một số bệnh mãn tính như lao phổi, trán dịch màng phổi, bệnh thận mạn tính,… phải chỉ định hoãn tiêm và chờ ý kiến quyết định của bác sĩ chuyên khoa vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Địa chỉ khám sức khỏe uy tín cho trẻ

Tiêm kháng sinh bao lâu thì tiêm phòng được
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ thăm khám UY TÍN quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, khám tận tình, hạn chế kháng sinh được nhiều ba mẹ tin tưởng và lựa chọn. (ảnh minh họa)

Chuyên khoa Nhi – Hệ thống y tế Thu Cúc, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn trực tiếp thăm khám và điều trị cho trẻ. Một điều khiến ba mẹ cảm thấy yên tâm khi cho bé thăm khám tại Thu Cúc là bên cạnh đội ngũ bác sĩ giỏi, trạng thiết bị máy móc hiện đại còn là nguyên tắc điều trị tận tình, hạn chế kháng sinh, chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết.

Khi cho bé thăm khám tại Thu Cúc, ba mẹ hoàn toàn yên tâm về chất lượng khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh tận tình, chu đáo. Bệnh viện làm việc cả ngoài giờ hành chính với chi phí không đổi, phí khám nhi phù hợp và áp dụng bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh, giúp mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.