Chọc ối bao lâu thì đẻ

LÀM MẸMang thai - Chuẩn bị sinh

Các chị ơi, em đã quá ngày dự sinh (27/5) rồi nên tối qua lúc đi khám, bác sĩ của em đã tách ối cho em, nói rằng biện pháp này để kích thích quá trình đẻ đến nhanh hơn. Sau đó bs bảo em về nhà chờ, khi nào có cơn co thì vào. Thế mà từ tối qua đến trưa nay em vẫn chưa thấy đau bụng. Chỉ có ra ít blood vì kết quả của việc tách ối. Có chị nào biết sau khi tách ối thường bao lâu thì sinh không ạ?À quên em muốn hỏi cái nữa là vì sốt ruột nên em định tí vào phụ sản HN khám (Em đ kí sinh ở đây). Nhưng hôm nay là Chủ nhật, chắc chỉ có khu cấp cứu làm việc thôi, thế em phải nói như nào để được khám ạ?

Lóc ối là thuật ngữ khá chuyên biệt của thai kì và chuyển dạ. Đây là cách nhẹ nhàng và ít xâm lấn nhất để khởi phát chuyển dạ. Phương pháp này thường được dùng khi thai đã quá ngày dự sinh hoặc cần giục sinh ở trong trường hợp thai kì có biến chứng nhẹ. Một số cách khác để giục sinh như là bấm ối hoặc truyền thuốc oxytocin.

Mục tiêu của việc lóc ối là để kích thích sản xuất prostaglandin từ lớp nội mạc tử cung. Prostaglandin giúp kích thích tử cung co thắt. Các loại prostaglandin tổng hợp có dạng viên hoặc gel có tác dụng tương tự.

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ

Tại sao phải lóc ối?

  • Để giục sinh trong trường hợp bé bị quá ngày.
  • Để giục sinh nếu mẹ bé muốn sinh đúng ngày. Việc này vẫn còn gây tranh cãi vì quan điểm đạo đức.
  • Giúp cổ tử cung giãn tốt cho cuộc sinh.
  • Kích thích tiết các loại prostaglandins. Chất này do cổ tử cung và tử cung tiết ra để kích thích tử cung co thắt và thúc đẩy quá trình chuyển dạ.
  • Giúp cổ tử cung thuận lợi để sinh nhanh.

Tham khảo: Muốn sinh sớm hơn ngày dự sinh

Nguy cơ của lóc ối

Đây là cách an toàn và hiệu quả để kích thích các cơn gò trước khi bước vào chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu chưa đến ngày dự sinh, có thể gặp các biến chứng do sinh sớm: Bé có thể nhẹ cân, thân nhiệt chưa ổn định, có vấn đề về hô hấp hoặc khó cho bú.

Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy lóc ối làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mẹ và bé cả.

Các nguy cơ bao gồm:

  • Bệnh đường hô hấp. Một trong những lợi ích của sinh thường là phổi bé bị đè ép lúc tử cung co. Các dịch ối thừa trong phổi sẽ bị đẩy ra ngoài. Phổi trống thì lúc bé bắt đầu thở phổi sẽ nở hiệu quả hơn.
  • Tăng nguy cơ sinh mổ.
  • Đau (đặc biệt nếu sinh sớm).
  • Đa số bà bầu đều chảy ít máu và tiết dịch nhầy ở âm đạo sau thủ thuật này. Đôi khi nó chỉ mang lại đau đớn chứ chẳng giúp chuyển dạ sớm hơn.

Tham khảo: Đẻ mổ

Chọc ối bao lâu thì đẻ

Thủ thuật lóc ối thực hiện thế nào?

Bác sĩ sẽ giải thích về thủ thuật này và chỉ tiến hành khi có sự đồng ý của bạn. Bạn và gia đình sẽ được giải thích toàn bộ về lợi ích, nguy cơ và kết quả của việc lóc ối.

Đầu tiên, bạn nên đi tiểu cho trống bàng quang. Bác sĩ sẽ khám bụng bạn lại trước. Sau đó sẽ kiểm tra nhịp tim của bé. Nếu có bất thường thì sẽ không làm lóc ối nữa.

Bác sĩ sẽ đeo găng và dùng 2 ngón tay thăm khám trong âm đạo. Kiểm tra xem cổ tử cung đủ thuận lợi chưa (mềm, giãn, mỏng). Cổ tử cung ở vị trí cao và còn đóng thì không nên thực hiện lóc ối. Nếu không bà bầu sẽ rất đau.

Bác sĩ sẽ sờ được màng ối nằm sát cổ tử cung. Cổ tử cung phải mở đủ để cho 2 ngón tay đưa vào. Nếu cổ tử cung chưa mở, bác sĩ có thể xoa nhẹ nhàng để kích thích cổ tử cung tiết ra prostaglandin. Mục tiêu là bác sĩ sẽ đưa được 2 ngón tay vào cổ tử cung, xoay một vòng 360 độ để tách dần vùng màng ối quanh cổ tử cung ra. Quan trọng là không được làm rách màng ối.

Tham khảo: Cổ tử cung mở 1cm bao giờ sinh

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vỡ ối?

Bấm ối khác với lóc ối. Thủ thuật này đòi hỏi phải có một cây kim đặc biệt và dài, phần đuôi kim giống như kim đan móc. Bác sĩ sẽ đưa kim vào cổ tử cung của bà bầu sau đó đâm một lỗ vào màng ối. Nước ối sẽ trào ra. Thao tác này đôi khi cũng đủ để khởi phát quá trình chuyển dạ rồi, bác sĩ không cần làm thêm gì nữa.

Lóc ối hiệu quả

Khoảng 24% trường hợp thành công, quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu trong vòng 48 tiếng. Đa số bà bầu sinh bé trong vòng 1 tuần sau khi được lóc ối. Nếu quá trình chuyển dạ không xuất hiện sau 36 tiếng, bác sĩ có thể phải tiến hành lóc ối lần 2.

Một số bác sĩ thực hiện lóc ối ở lần khám thai lúc 38 tuần. Điều này là không cần thiết và lại có thể gây nguy hiểm.

Nếu lóc ối không giúp chuyển dạ xảy ra, bước tiếp theo sẽ thực hiện thủ thuật bấm ối và truyền oxytocin. 

Tìm hiểu thêm những bài khác về Sinh con.

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Giacủa HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ dị tật thai nhi. Do đó, việc thăm khám, sàng lọc dị tật thai nhi là việc rất cần thiết và có thể được thực hiện sớm ở những tuần thai đầu tiên. Trong đó, chọc ối và sinh thiết gai nhau cũng đã được áp dụng với nhiều trường hợp mẹ bầu có nguy cơ. Vậy những ai cần thực hiện phương pháp này, thời điểm chọc ối và sinh thiết gai rau là khi nào và có gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi hay không?

1. Những trường hợp cần thực hiện chọc ối và sinh thiết gai rau

Vấn đề dị tật thai nhi rất nghiêm trọng vì nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về sức khỏe thể chất và trí tuệ trong tương lai của trẻ mà còn gây ra những áp lực lớn về tâm lý và gánh nặng kinh tế cho gia đình có trẻ bị dị tật.

Mẹ bầu lớn tuổi có nguy cơ sinh con dị tật

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh và trong đó hơn 1.700 trẻ tử vong do dị tật bẩm sinh. Đây chính là lời cảnh báo với tất cả chúng ta, đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai hay có kế hoạch mang thai thì càng nên chú ý đến vấn đề này. Một số bất thường của trẻ có thể được điều trị ngay khi còn trong bụng mẹ hoặc điều trị đặc biệt ngay sau sinh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị dị tật nặng, điều trị khó khăn, các bác sĩ sẽ phân tích để cha mẹ quyết định tiếp tục hoặc chấm dứt thai kỳ.

Chọc ối và sinh thiết gai rau là những biện pháp can thiệp có thể giúp mẹ bầu phát hiện sớm dị tật thai nhi nhưng cũng gây ra một số rủi ro nhất định và không phải ai cũng cần thực hiện những phương pháp này. Dưới đây là một số trường hợp có thể cần được chọc ối, sinh thiết gai rau:

- Mẹ bầu lớn tuổi: Những phụ nữ lớn tuổi mang thai (từ 35 tuổi trở lên) sẽ có nguy cơ sinh con dị tật cao hơn những phụ nữ sinh con ở độ tuổi phù hợp.

- Những trường hợp đã thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy, thực hiện Double test và Triple test cho thấy nguy cơ cao với dị tật thai nhi.

- Những trường hợp thực hiện xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (NIPT) cho kết quả có nguy cơ cao.

Những trường hợp xét nghiệm NIPT cho nguy cơ cao nên thực hiện chọc ối hay sinh thiết gai rau

- Cha hoặc mẹ hay một số người thân, ruột thịt trong gia đình mắc phải một số bệnh liên quan đến yếu tố di truyền, chẳng hạn như bệnh thalassemia.

- Những trường hợp phụ nữ từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh, đặc biệt là một số dị tật liên quan đến di truyền.

- Phát hiện ra một số bất thường ở thai nhi trong quá trình siêu âm, chẳng hạn như tình trạng sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, một số cơ quan có cấu trúc bất thường, giãn não thất,…

2. Thời điểm chọc ối và sinh thiết gai rau

Để tìm hiểu rõ về thời điểm chọc ối và sinh thiết gai rau, bạn hãy tham khảo những thông tin chi tiết dưới đây:

2.1. Chọc ối

Chọc ối là phương pháp có thể giúp phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền nhất định của thai nhi.

- Thông qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ sẽ có thể xác định được vị trí chọc ối an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Chọc ối có thể tồn tại những nguy cơ rủi ro nhất định

- Sau khi đã xác định được vị trí, các bác sĩ sẽ khử trùng và dùng một cây kim dài chuyên dụng để đưa qua thành bụng người mẹ vào vị trí đã định sẵn dưới hướng dẫn của hình ảnh siêu âm để rút khoảng 15 đến 20 ml nước ối. Cơ thể thai phụ sẽ có thể tái tạo lại lượng nước ối ngay sau đó. Do đó, xét nghiệm này không gây ra tình trạng thai nhi bị thiếu ối.

- Trong trường hợp thai phụ mang song thai, có 2 túi ối thì bác sĩ có thể chỉ định chọc ối 2 lần để lấy nước ối từ hai buồng ối trong tử cung của mẹ.

- Mẫu nước ối sau khi được lấy ra sẽ được thực hiện xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.

- Thai phụ có thể bị đau nhẹ sau khi thực hiện chọc ối và chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày, tình trạng đau bụng sẽ giảm.

- Tuy nhiên, vì đây là thủ thuật can thiệp xâm lấn nên vẫn tồn tại một số nguy cơ rủi ro nhất định. Trong đó, nguy cơ tai biến, rủi ro lớn nhất chính là gây sảy thai, vỡ ối hay nhiễm trùng ối. Một số thai phụ bị u xơ tử cung, bất thường về cấu trúc của tử cung, màng ối chưa sáp nhập màng đệm, thừa cân, béo phì, sinh con nhiều lần, bị mắc một số bệnh phụ khoa,… cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn.

2.2. Sinh thiết gai rau

Sinh thiết gai rau là phương pháp các bác sĩ sẽ lấy mẫu mô bánh rau từ tử cung. Các bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim dài hoặc ống thông qua đường bụng để tiến hành lấy mẫu mô bánh rau.

Thời điểm sinh thiết gai rau thích hợp là khi thai nhi được 12 đến 14 tuần

Trước khi thực hiện thủ thuật này, thai phụ sẽ được tiến hành gây tê giảm đau. Sau khi thực hiện sinh thiết, sản phụ có thể bị chảy máu âm đạo, nhưng lượng máu ít, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây cũng là một thủ thuật xâm lấn và có thể tồn tại những nguy cơ rủi ro nhất định. Nguy cơ sảy thai của sinh thiết gai rau có thể ở mức 1/500 trường hợp.

2.3. Thời điểm chọc ối và sinh thiết gai rau

Thời điểm chọc ối thích hợp là khi thai nhi đã được hơn 16 tuần đến 22 tuần. Trong khi đó, thời điểm sinh thiết gai rau nên ở trong khoảng 12 đến 14 tuần với điều kiện vị trí bánh rau thuận lợi.

Với những trường hợp thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như HIV, viêm gan B, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho từng trường hợp. Đối với những mẹ bầu có bệnh nhưng chưa được kiểm soát bệnh hiệu quả thì vẫn có thể tồn tại nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.

Để tìm hiểu thêm về thời điểm chọc ối và sinh thiết gai rau cũng như các phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi, chăm sóc thai kỳ, mẹ bầu có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.