Thực hành xây dựng kế hoạch dạy học một chủ đề bài học hoạt động trải nghiệm

Các bước xây dựng kế hoạch bài dạy (bài soạn, giáo án)

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy năm học 2021 - 2022 giúp thầy cô tham khảo, biết cách xây dựng kế hoạch bài dạy theo đúng quy định mới nhất. Thầy cô cần ghi rõ thông tin cá nhân, tên bài dạy, môn học, thời gian thực hiện, yêu cầu, đồ dùng, tiến trình dạy......

Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm kinh nghiệm, nhiều ý tưởng mới để xây dựng kế hoạch bài dạy năm 2021 - 2022 cho mình:

A. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy năm học 2021 - 2022 (bài soạn, giáo án)

1. Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một bài học/chủ đề nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt đề ra. Kế hoạch bài dạy được giáo viên thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học để đạt hiệu quả cao nhất; được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện tổ chức dạy học.

2. Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục môn học, sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy (Yêu cầu cần đạt; Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị; Tiến trình dạy học; Điều chỉnh sau tiết dạy), cụ thể như sau:

a) Yêu cầu cần đạt của bài dạy được xác định trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung (chủ đề học tập) được quy định trong chương trình môn học. Giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa phương.

Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; tạo cơ hội cho học sinh hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì cho học sinh.

b) Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.

c) Tiến trình dạy học:

- Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động mở đầu (khởi động, kết nối); hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá; phân tích, kiến thức mới); hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các hoạt động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn) của học sinh, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.

- Hoạt động của giáo viên: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

d) Điều chỉnh kế hoạch bài dạy sau tiết dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau tiết dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các tiết học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn; lưu trữ kế hoạch dạy học theo hình thức phù hợp, khoa học và báo cáo tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường khi có yêu cầu.

3. Giáo viên được sử dụng kế hoạch bài dạy đã được xây dựng từ năm học trước để bổ sung, điều chỉnh nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức, để tổ chức dạy học hiệu quả. Việc quản lí kế hoạch bài dạy do tổ trưởng chuyên môn thực hiện theo nguyên tắc giảm nhẹ áp lực hành chính, với hình thức khoa học, thuận lợi, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí (qua máy tính, trực tiếp trao đổi, dự giờ...) trên cơ sở đánh giá đúng thực chất và tôn trọng, động viên tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên.

4. Khi thực hiện tiến trình dạy học, giáo viên cần chú ý một số nội dung sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không "bỏ quên" học sinh nào.

- Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

- Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

B. KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Họ và tên giáo viên…………………………

Tên bài dạy/chủ đề:....………………………

Môn học/hoạt động giáo dục..........................; lớp......... số tiết thực hiện……….

Thời gian thực hiện: ngày ….tháng … năm …..

1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; tạo cơ hội cho học sinh hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì cho học sinh.

2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.

3. Tiến trình dạy học (đa dạng, linh hoạt theo tính chất bài học, đặc điểm môn học : bài kiến thức mới, thực hành, ôn tập

Hoạt động 1. Mở đầu (khởi động, kết nối)

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá, phân tích, kiến thức mới)

Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành

Hoạt động 4. Vận dụng

4. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Bài tập cuối khóa môn Hoạt động trải nghiệm mô đun 3 Tiểu học

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

(Tiết 1)

PHƯƠNG THỨC CÓ TÍNH KHÁM PHÁ

Sinh hoạt theo chủ đề: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA EM VÀ CỦA BẠN

I. MỤC TIÊU.

1. Năng lực đặc thù:

a. Mục tiêu hướng vào bản thân

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân.

- Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

- Thể hiện được sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bằng một số lời nói, hành động cụ thể.

- Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.

b. Mục tiêu hướng đến xã hội

- Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

2. Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Tự chủ và tự học

3. Phẩm chất:

- Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

- Trách nhiệm học tập

- Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

- Nhân ái

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Bút chì; Bộ thẻ cảm xúc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

A .Mục tiêu của chủ đề

B. Ma trận đánh giá

Hoạt động (TG)

Mục tiêu

Hình thức/Phương pháp

Phương pháp ĐG

Công cụ đánh giá

Cách thực hiện (tự ĐG, ĐG đồng đẳng…)

(Ghi rõ thứ tự và tên hoạt động)

(Ghi đầy đủ mục tiêu của HĐ: Năng lực sinh học, năng lực chung, phẩm chất)

(Tên Hình thức/PP)

(Ghi rõ tên PPĐG)

(Ghi rõ tên CCĐG)

1. Trò chơi “Chuyền hoa”

Mục tiêu:

- Khởi động tạo hứng thú cho HS

Phương pháp:

- Trò chơi

Quan sát

Câu hỏi

ĐG đồng đẳng

2. Mô tả hình dáng của em

Mục tiêu:

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của em.

Phương pháp:

- Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

Quan sát, hỏi đáp

Phiếu (Vở bài tập/GKG)

ĐG đẳng đồng

3. Mô tả hình dáng bạn và so sánh hình dáng của em với hình dáng của bạn.

Mục tiêu:

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của bạn em.

- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

- Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

Phương pháp:

- Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

- Quan sát, hỏi đáp, viết

Bảng ghi chép

Sản phẩm

ĐG đẳng đồng

4. Những việc làm của bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn

Mục tiêu:

- Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

- Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

Phương pháp:

- Phỏng vấn

Hỏi đáp

Câu hỏi

ĐG đồng đẳng

5. Đánh giá “ Sự tự tin và trung thực”

Mục tiêu:

- Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

Phương pháp:

- Trắc nghiệm

Viết

Bảng kiểm

Tự đánh giá

C. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch

1. Hoạt động nhận diện- khám phá:

2. Hoạt động chiêm nghiệm - kết nối

3. Hoạt động thực hành/luyện tập

4. Hoạt động Vận dung, mở rộng

GHI CHÚ:

- Mỗi HĐ cần thiết kế và trình bày các công cụ ĐG của hoạt động đó,

- Đánh số thứ tự các công cụ

- Thiết kế bộ công cụ đảm bảo các điều kiện sau: Thiết kế công cụ cho tối thiểu 2 hoạt động, nhưng phải đảm bảo có từ có 3 - 5 công cụ đánh giá.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Lớp 1; STCT: 01; TUẦN 01

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

(Tiết 1)

PHƯƠNG THỨC CÓ TÍNH KHÁM PHÁ

Sinh hoạt theo chủ đề: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA EM VÀ CỦA BẠN

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

a. Mục tiêu hướng vào bản thân

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân: NLĐT1

- Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

- Thể hiện được sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bằng một số lời nói, hành động cụ thể.

- Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.

b. Mục tiêu hướng đến xã hội

- Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

2. Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Tự chủ và tự học

3. Phẩm chất:

- Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

- Trách nhiệm học tập

- Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

- Nhân ái

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Hình ảnh minh họa.

2. Học sinh: Sách giáo khoa; Bút chì; Bộ thẻ cảm xúc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Thời gian

Các hoạt động

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Thiết bị và ĐDDH

3’

1.Khởi động: Trò chơi “Chuyền hoa”

Mục tiêu:

- Khởi động tạo hứng thú cho HS

Phương pháp:

- Trò chơi

* Cách tiến hành

*Bước 1:

- GV tổ chức trò chơi Chuyền hoa để học sinh làm quen với nhau.

*Bước 2: Cả lớp sẽ đứng thành vòng tròn. GV sẽ bắt nhịp một bài hát quen thuộc, cả lớp cùng hát theo và chuyền bông hoa đi. Khi bài hát kết thúc, bông hoa được chuyền đến bạn nào thì bạn dó sẽ giới thiệu về tên của mình cho cả lớp nghe.

*Bước 3: GV nhận xét

- HS tham gia trò chơi và thực hiện nhiệm vụ.

Hoa nhựa

9’

2.Khám phá: Mô tả hình dáng của em

Mục tiêu:

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của em.

Phương pháp:

- Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

*Cách tiến hành:

*Bước 1:

- GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm đôi quan sát mình trong gương và gợi ý bằng những câu hỏi như: Em thấy hình dáng mình thế nào? Mái tóc, khuôn mặt, màu da, mũi, miệng, nụ cười,… trông ra sao?

*Bước 2:

- Sau khi HS soi gương, GV hướng dẫn HS trong từng nhóm mô tả hình dáng của mình cho người kia và ngược lại.

- GV yêu cầu HS vẽ lại khuôn mặt kèm mái tóc của em vào Vở bài tập.

*Bước 3:

- GV kết hợp gọi một vài HS lên bảng giới thiệu sản phẩm và mô tả hình dáng bên ngoài của mình.

- HS quan sát mình trong gương.

- HS trong từng nhóm mô tả hình dáng của mình cho người kia và ngược lại.

- HS vẽ theo yêu cầu.

- HS giới thiệu sản phẩm và mô tả hình dáng bên ngoài của mình.

Gương soi

Vở bài tập

15’

3. Luyện tập: Mô tả hình dáng bạn và so sánh hình dáng của em với hình dáng của bạn.

Mục tiêu:

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của bạn em.

- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

- Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.

Phương pháp:

- Quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết trình

Hoạt động 1: Quan sát và mô tả hình dáng bên ngoài của một bạn trong lớp

* Cách tiến hành:

*Bước 1:

- GV hướng dẫn cả lớp tham gia trò chơi Kết bạn. GV sẽ nói: Kết bạn, kết bạn. HS sẽ trả lời Kết mấy? Kết mấy? Lúc này GV sẽ yêu cầu HS kết hai để tạo thành những nhóm đôi.

*Bước 2:

- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ bạn của mình trong từng nhóm đôi.

- GV hướng dẫn HS thảo luận và góp ý cho nhau để chuẩn bị phần trình bày của mình.

*Bước 3:

- GV gọi một vài cặp HS để trình bày trước lớp.

*Bước 4: GV nhận xét

Hoạt động 2: Hình dáng của em và của bạn có điểm gì giống nhau và khác nhau?

* Cách tiến hành:

* Bước 1:

- GV tổ chức làm nhóm đôi đánh dấu x vào những đặc điểm khác nhau của em và bạn mình để giúp HS nhận ra sự khác nhau, giống nhau về hình dáng bên ngoài của các em. (trong Vở BT /trang 6)

* Bước 2:

- HS thực hành.

* Bước 3:

- GV nhận xét

- HS tham gia trò chơi

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trình bày.

- HS làm vào Vở BT/Trang 6

Vở bài tập

5’

4. Mở rộng:Những việc làm của bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn

Mục tiêu:

- Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

- Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe bạn nói, trình bày.

Phương pháp:

- Phỏng vấn

*Cách tiến hành:

* Bước 1:

- GV hướng dẫn HS thử làm MC nhí và đi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn.

*Bước 2:

- GV gợi ý cho những HS còn lại trong lớp trả lời phỏng vấn về những việc bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn.

*Bước 3:

- GV nhận xét

- HS thử làm MC.

- HS trình bày.

Micrô

5’

5. Đánh giá: Sự tự tin và trung thực

Mục tiêu:

- Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

Phương pháp:

- Trắc nghiệm

* Cách tiến hành:

*Bước 1:

- GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để học sinh làm quen với việc đánh giá.

*Bước 2:

- HS thực hành đánh giá theo bảng sau

*Bước 3:

- GV tổng kết

- HS thực hiện.

Phiếu học tập

1’

* Kết nối:

- GV cho HS xem một đoạn clip ngắn về phim Doraemon và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu xem bạn Nobita và Doraemon có sở thích gì?

- HS lắng nghe nhiệm vụ


Video liên quan

Chủ đề