Khi học trong các trường quân sự học viên sẽ được

Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh, cục trưởng Cục Nhà trường, phát biểu tại buổi giới thiệu thông tin tuyển sinh quân sự năm 2022 - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Phát biểu tại buổi giới thiệu công tác tuyển sinh quân sự năm 2022, đại tá Vũ Xuân Tiến - trưởng ban thư ký Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng - cho biết khi kỳ thi THPT có kết quả, các thí sinh vẫn có thể giữ đúng nguyện vọng trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển, hoặc điều chỉnh trường trong nhóm trường.

Cụ thể, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nguyện vọng 1) theo nhóm trường như sau:

- Nhóm 1: Gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không - không quân (hệ chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh;

- Nhóm 2: Gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Phòng không - không quân (hệ kỹ sư hàng không).

Các học viện, trường trong quân đội chỉ xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với những thí sinh:

- Đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng; tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng; các bài thi, môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường trong quân đội mà thí sinh đăng ký.

- Đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển, hoặc nhóm trường thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (nguyện vọng 1) theo đúng tổ hợp xét tuyển của trường.

Theo quy định của Bộ Quốc phòng, năm 2022, 17 học viện, trường sĩ quan tuyển sinh 4.742 chỉ tiêu đào tạo.

Các trường có điều chỉnh về ngành đào tạo so với năm 2021 bao gồm: Học viện Khoa học quân sự có tuyển sinh đào tạo ngành quan hệ quốc tế (11 chỉ tiêu), Học viện Quân y tuyển sinh 10 chỉ tiêu gửi đi đào tạo ngành y học dự phòng tại các trường ở ngoài quân đội.

Thời gian nộp hồ sơ sơ tuyển các trường quân sự từ ngày 15-3 đến 20-5-2022.

NGUYỄN HIỀN

TPO - Thí sinh trúng tuyển vào các trường Quân đội có được tuyển chọn để gửi đi đào tạo ở nước ngoài?

Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông tin, theo kế hoạch hàng năm, Bộ Quốc phòng đều tuyển chọn các thí sinh trúng tuyển, đạt kết quả cao gửi đi đào tạo ở các trường ngoài Quân đội và gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Số lượng gửi đi học theo kế hoạch từng năm của Bộ Quốc phòng.

Thí sinh trúng tuyển vào đào tạo sĩ quan được Quân đội bảo đảm về ăn, ở, mặc, phụ cấp hàng tháng, không phải đóng học phí, được đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học tập;

Sau từng năm học, những học viên được xếp loại xuất sắc, loại giỏi được hưởng chế độ khen thưởng theo quy định của Bộ Quốc phòng;

Học viên được hưởng chế độ nghỉ hè, nghỉ tết theo quy định;

Học viên tốt nghiệp ra trường sẽ được Giám đốc, Hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp; văn bằng tốt nghiệp cấp cho học viên khi tốt nghiệp ra trường là bằng đại học thuộc hệ thống văn bằng quốc gia, mẫu văn bằng do Bộ GD&ĐT quy định;

Học viên tốt nghiệp được Bộ Quốc phòng phong quân hàm sĩ quan và phân công công tác. Những học viên tốt nghiệp loại xuất sắc và giỏi được ưu tiên xem xét nguyện vọng khi phân công công tác.

Học viên phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội và quy định của nhà trường. Trong trường Quân đội, ngoài việc học tập, học viên được rèn luyện toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nếp sống, sinh hoạt chính quy theo điều lệnh Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao khi ra trường;

Tất cả học viên sĩ quan đều phải nghiêm chỉnh chấp hành việc phân công công tác sau tốt nghiệp. Bộ Quốc phòng phân công công tác căn cứ vào mục tiêu đào tạo và nhu cầu của từng đơn vị.

Khu vực tuyển sinh vào trường Quân đội có chia miền Nam - Bắc không?

Trước câu hỏi của thí sinh: khu vực tuyển sinh của các trường Quân đội như thế nào? Có chia miền Nam - Bắc không?

Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng trả lời: có 15/17 trường Quân đội tuyển thí sinh trong cả nước (trừ Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2).

Trường Sĩ quan Lục quân 1: Tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc.

Trường Sĩ quan Lục quân 2: Tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam.

Thí sinh dự tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2 phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đồng thời phải có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học tại các tỉnh phía Nam.

Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT, đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT của Bộ GD&ĐT, phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định từ 3 năm trở lên, đồng thời phải học và tốt nghiệp trung cấp tại các tỉnh phía Nam.

Theo thông báo của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, năm nay, 17 trường quân đội sẽ tuyển tổng cộng hơn 5.000 chỉ tiêu đại học, chỉ 1 trường tuyển sinh trình độ cao dẳng với 70 chỉ tiêu (Trường sĩ quan Không quân).

Phương thức xét tuyển là căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Các trường trong quân đội chỉ xét tuyển vào đào tạo ĐH, CĐ quân sự đối với những thí sinh (TS) đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng; tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; các bài thi, môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường trong quân đội mà TS đăng ký.

TS chỉ được đăng ký 1 nguyện vọng 1 (NV cao nhất) vào 1 trường trong quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển. Các NV còn lại TS đăng ký vào các trường ngoài quân đội, việc đăng ký thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Năm nay, Bộ Quốc phòng thực hiện điểm chuẩn chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài quân đội; xác định điểm chuẩn riêng theo đối tượng nam - nữ (nếu trường có tuyển thí sinh nữ); theo thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực phía Bắc (tính từ Quảng Bình trở ra) và thí sinh có hộ khẩu thường trú ở khu vực phía Nam (tính từ Quảng Trị trở vào) hoặc theo từng Quân khu; thí sinh là quân nhân tại ngũ được xác định điểm tuyển theo hộ khẩu thường trú.

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nguyện vọng 1) theo hai nhóm trường như sau:

Nhóm 1, gồm các Học viện Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không - không quân (hệ chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.

Nhóm 2, gồm các Học viện Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Phòng không - không quân (hệ kỹ sư hàng không).

Các học viện, trường trong quân đội chỉ xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng; tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng; các bài thi, môn thi phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển vào các trường trong quân đội mà thí sinh đăng ký.

Theo Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng, thí sinh tham gia xét tuyển vào đại học, cao đẳng quân sự năm 2021 tại các trường quân đội có độ tuổi từ 17 đến 21 tuổi (đối với thanh niên ngoài quân đội); quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ có độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi .

Các thí sinh đều phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Quá trình sơ tuyển được triển khai từ ngày 1/3 đến hết ngày 25/4.

Có 3 học viện, nhà trường tuyển sinh thí sinh nữ, gồm: Học viện Kỹ thuật quân sự (33 chỉ tiêu); Học viện Quân y (40 chỉ tiêu); Học viện Khoa học quân sự (8 chỉ tiêu).

Đỗ Hợp

Thi vào quân đội ra trường làm gì là câu hỏi của nhiều thí sinh đang băn khoăn. Trong "Ngày hội tư vấn tuyển sinh 2019" tại ĐH Bách Khoa Hà Nội, đại tá Vũ Xuân Tiến - Trưởng ban Tuyển sinh, Bộ Quốc phòng - đã có những giải đáp về vấn đề này.

Theo đại tá Vũ Xuân Tiến, mỗi ngành học đều có những công việc khác nhau. Tùy ngành học của quân đội, học viên sẽ được phân công công tác, được hỗ trợ toàn bộ quá trình ăn, ở, chi phí. Học viên nhận sự phân công công tác sau khi ra trường. Trong đó, học viên tham gia các trường quân đội trình độ đại học, ra trường sẽ là sĩ quan.

Chẳng hạn, thí sinh học Học viện Quân y ra trường làm ở bệnh xá, đơn vị quân y tuyến trung đoàn, sư đoàn, quân khu, quân đoàn, hoặc tuyến bệnh viện trung ương, quân khu trực thuộc quân đội. Với sĩ quan chỉ huy, học viên tốt nghiệp làm trung đội trưởng ở các đơn vị, ra quản lý ở trung đội, các ngành chỉ huy tham mưu.

Đối với tuyến kỹ thuật, học viên có thể làm trung đội trưởng, kỹ sư, trợ lý kỹ thuật. Học sinh học chính trị ra làm cán bộ ở các đơn vị như chính trị viên phó, chính trị viên, đại đội.

Với hệ dân sự tại các trường quân đội, năm 2019, chỉ tiêu cơ bản bằng 50% chỉ tiêu của năm 2018. Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, từ năm 2020, các trường quân đội sẽ không tuyển sinh hệ dân sự.

Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hệ quân sự các trường quân đội phải qua sơ tuyển, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, sức khỏe... của Bộ Quốc phòng. Sau khi sơ tuyển, thí sinh phải đăng ký dự thi THPT quốc gia để lấy cơ sở xét tuyển vào các trường Học viện, Đại học khối quân đội. Lưu ý rằng các trường quân đội chỉ xét tuyển đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển.

18 trường thuộc khối quân sự tuyển sinh năm 2019 gồm:

Ngoài trường quân đội, thí sinh có thể tham khảo danh sách hơn 200 trường Đại Học - Cao Đẳng trên cả nước TẠI ĐÂY để chọn được trường phù hợp với sở thích và chính điều kiện hiện tại của mình.

Suzy (Tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề