Thử việc xin nghỉ báo trước bao nhiêu ngày năm 2024

Nghỉ việc khi đang thử việc có bắt buộc viết đơn xin thôi việc hay không? Người lao động nghỉ việc không có lý do bao nhiêu ngày sẽ bị đuổi việc? Thời gian thanh toán tiền lương sau khi nghỉ việc là bao lâu?

Nghỉ việc khi đang thử việc có bắt buộc viết đơn xin thôi việc hay không?

Cho hỏi: Em xin vào thử việc vị trí chăm sóc khách hàng cho một công ty bán mỹ phẩm. Thời hạn thử việc 1 tháng nhưng do gia đình có việc, em xin nghỉ đột xuất để em về quê làm việc luôn. Thì hôm nghỉ em chỉ báo qua email và có lên công ty 1 ngày để bàn giao công việc nhưng hôm nay chị nhân sự gọi điện báo em vi phạm không báo trước cho công ty mà nghỉ liền, bây giờ em phải viết đơn xin thôi việc, có xác nhận của trưởng bộ phận quản lý bán hàng thì mới cho em nghỉ và trả lương 2 tuần em đã làm. Như vậy có đúng không ạ?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 2Điều 27 Bộ luật Lao động 2019' title="vbclick('51766', '365228');" target='_blank'>Điều 27 Bộ luật Lao động 2019" href="//thukyluat.vn/vb/luat-sua-doi-bo-luat-lao-dong-51766.html?hash=dieu_27" target="_blank" rel="noopener noreferrer"> Điều 27 Bộ luật Lao động 2019' title="vbclick('51766', '365228');" target='_blank'>Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 thì:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, theo quy định này, việc hủy bỏ hợp đồng thử việc của người lao động trong thời gian thử việc hoàn toàn là quyền của họ, không cần phải báo trước trong 1 thời hạn nào như trong trường hợp đã ký hợp đồng lao động.

Đồng thời, quy định này và các quy định liên quan về vấn đề thử việc cũng không có nội dung nào bắt buộc người lao động khi muốn nghỉ việc trong thời gian thử việc thì phải viết đơn xin thôi việc cả.

Việc thông báo cho người sử dụng lao động theo hình thức nào là quyền của họ, do vậy, công ty bên chị buộc chị phải viết lại đơn xin thôi việc mới giải quyết cho chấm dứt thử việc và trả lương những ngày đã làm là trái với quy định trên.

Người lao động nghỉ việc không có lý do bao nhiêu ngày sẽ bị đuổi việc?

Cho hỏi: Theo quy định thì người lao động nghỉ việc không có lý bao bao nhiêu ngày sẽ bị đuổi việc?

Trả lời:

Tại Điểm e Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, có quy định:

- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

Và tại Khoản 4 Điều 125 Bộ luật này cũng có quy định về các trường hợp bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, nếu người lao động nghỉ việc thuộc một trong 2 trường hợp nêu trên thì sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bị sa thải.

Thời gian thanh toán tiền lương sau khi nghỉ việc là bao lâu?

Cho hỏi: Em nghỉ việc từ ngày 1/4. Công ty bảo là khi nào nhắn thì hãy lên lấy lương tháng 3. Đến nay vẫn chưa có. Vậy cho em hỏi công ty chưa thanh toán cho em lâu vậy có đúng luật không ạ?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

  1. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  1. Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

...

Như vậy, trong trường hợp thông thường các bên có 14 ngày làm việc để thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Nếu như ngày chấm dứt hợp đồng lao động của bạn là ngày 1/4 thì đến nay chưa hết 14 ngày, công ty chưa thanh toán tiền lương tháng 3 cho bạn là vẫn đúng quy định nêu trên.

Theo Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc. Vậy nếu nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước cho người sử dụng lao động?

Người lao động phải thử việc trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

Tùy thuộc và tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tối đa có thể lên đến:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

So với quy định hiện nay, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm trường hợp thử việc đối với người lao động làm công việc của người quản lý doanh nghiệp là không quá 180 ngày.

Người sử dụng lao động chỉ được phép thử việc đối với người lao động trong thời gian tối đa mà Bộ luật này quy định. Nếu yêu cầu thử việc quá thời gian nêu trên, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng và phải trả đủ 100% lương cho người lao động (theo điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Nghỉ trong thời gian thử việc có cần báo trước? (Ảnh minh họa)

Nghỉ trong thời gian thử việc, người lao động có cần báo trước?

Điều 27 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo quy định này, trong thời gian thử việc, người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước.

Nội dung này được BLLĐ năm 2019 kế thừa từ khoản 2 Điều 29 BLLĐ năm 2012. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người lao động nghỉ trong thời gian thử việc sẽ không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Cùng với đó, người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động mà không cần báo trước nếu đang trong thời gian thử việc.

Đáng chú ý, với quy định tại BLLĐ năm 2019, người lao động khi tự ý nghỉ trong thời gian thử việc sẽ không phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Trong khi đó, theo quy định của BLLĐ năm 2012, người lao động chỉ không phải bồi thường nếu nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Tóm lại, hiện nay người lao động tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Thử việc xin nghỉ báo trước báo lâu?

Người lao động muốn nghỉ việc trong thời gian thử việc phải báo trước 3 ngày. Công ty không trả lương nếu người lao động không làm đủ 1 tháng thử việc.

Khi nghỉ việc phải báo trước báo nhiêu ngày?

Như vậy, quy định về thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 2019 đều là “ít nhất 45 ngày”.

Hợp đồng không xác định thời hạn báo trước báo nhiêu ngày?

Hợp đồng lao động dưới 12 tháng: Báo trước ít nhất 03 ngày. Hợp đồng lao động từ 12-36 tháng: Báo trước ít nhất 30 ngày. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Báo trước ít nhất 45 ngày.

Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường báo nhiêu?

Vậy em có phải bồi thường hợp đồng không ? Trả lời: Theo quy định tại Điều 37 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2012, trong trường hợp này bạn sẽ phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương và tiền lương trong 30 ngày bạn không báo trước cho công ty.

Chủ đề