Thủ tục phá sản là thủ tục gì năm 2024

Theo quy định pháp luật, phá sản được xem là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Mở thủ tục phá sản hay yêu cầu phá sản là quyền của chính doanh nghiệp hoặc những chủ thể có quyền, nghĩa vụ theo quy định pháp luật nhận thấy khả năng hoạt động và kinh doanh của công ty không còn khả năng thanh toán mà yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản.

I. Thực trạng về yêu cầu phá sản hiện nay

Trong những năm gần đây, ảnh hưởng từ đại dịch đã tác động một phần không nhỏ đối với tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Hàng loạt doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán do hiệu suất kinh doanh giảm mạnh dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Yêu cầu phá sản là một trong những thủ tục quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện khi lâm vào tình trạng phá sản. Hiện nay, quy định về yêu cầu phá sản được điều chỉnh tại Luật Phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

.png)

II. Quy định pháp luật về đơn yêu cầu phá sản

1. Hồ sơ yêu cầu phá sản gồm những gì?

Tùy theo đối tượng nộp đơn theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 mà hồ sơ yêu cầu phá sản bên cạnh đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thông tin đề xuất chỉ định quản tài viên trong một số trường hợp nhất định, có thể có thêm những giấy tờ, tài liệu sau:

  • Đối với chủ nợ (theo Điều 26 Luật Phá sản 2014): Chứng cứ chứng minh khoản nợ đến hạn.
  • Đối với người lao động, đại diện công đoàn (theo Điều 27 Luật Phá sản 2014): Chứng cứ chứng minh lương và khoản nợ đến hạn.
  • Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc thành viên của liên hiệp hợp tác xã (theo Điều 28 và Điều 29 Luật Phá sản 2014): Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất; Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản; Danh sách chủ nợ, người mắc nợ (ghi rõ về khoản vay, thời gian đến hạn); tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã; Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại.

2. Những nội dung nào cần có trong đơn yêu cầu phá sản?

Đơn yêu cầu phá sản theo quy định tại các Điều 26, 27, 28 và 29 Luật Phá sản 2014 quy định phải có những nội dung như: Thời gian, tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết, tên và địa chỉ của người làm đơn, thông tin của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Tuy nhiên, đối với từng đối tượng làm đơn cụ thể mà trong đơn yêu cầu phá sản còn phải có những nội dung sau:

  • Đối với chủ nợ: Thông tin về khoản nợ đến hạn
  • Đối với người lao động, đại diện công đoàn: Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.
  • Đối với chính doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán hoặc cổ đông nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc thành viên của liên hiệp hợp tác xã: Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản

3. Mẫu đơn yêu cầu phá sản hiện nay

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể mẫu đơn yêu cầu phá sản. Căn cứ theo những nội dung chính cần phải cung cấp trong đơn quý khách hàng có thể tham khảo mẫu đơn yêu cầu phá sản như sau:

.png)

III. Những ai có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản bao gồm:

  • Chủ thể có quyền:
  • Chủ nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần trong trường hợp khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trường hợp doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả lương các khoản nợ đến hạn khác.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
  • Chủ thể có nghĩa vụ:
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Các chức danh quản lý trong các loại hình doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, thành viên hợp danh của công ty);

Như vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản có thể khác nhau.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đơn yêu cầu phá sản

1. Nộp đơn yêu cầu phá sản đến cơ quan nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định, doanh nghiệp chỉ được xem là phá sản khi có quyết định của Tòa án.

.png)

Đồng thời, căn cứ Điều 30 Luật Phá sản 2014 quy định, người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và các tài liệu liên quan đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo những hình thức: Trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện. Như vậy, theo quy định trên thì Tòa án nhân dân là cơ quan tiếp nhận và giải quyết vấn đề liên quan đế thủ tục phá sản. Do đó, người nộp đơn yêu cầu phá sản phải nộp hồ sơ yêu cầu phá sản đến Tòa án đúng thẩm quyền trong từng trường hợp cụ thể.

2. Thời gian giải quyết yêu cầu phá sản bao lâu?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Phá sản 2014, thời hạn ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thời gian niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ là 60 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ là 15 ngày kể từ ngày niêm yết; hội nghị chủ nợ là 15 ngày kể từ ngày khóa sổ danh sách chủ nợ.

3. Chi phí yêu cầu phá sản bao nhiêu tiền?

Lệ phí phá sản được quy định tại Điều 22 Luật Phá sản 2014, thuộc nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu phá sản. Theo quy định tại danh mục án phí, lệ phí Tòa án Nghị quyết số 326/2017/UBTVQH quy định chi phí nộp đơn yêu cầu phá sản hiện nay là 1.500.000 đồng.

Tuy nhiên, trong trường hợp người yêu cầu là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc chính doanh nghiệp yêu cầu phá sản nhưng không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí thì không phải nộp lệ phí phá sản.

Ngoài ra, chi phí yêu cầu phá sản được xem là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản được quy định tại Điều 21 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

TT

Tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý

Mức thù lao

1

Dưới 100 triệu đồng

5% tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý

2

Từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

5 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 4% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 100 triệu đồng

3

Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng

20 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 500 triệu đồng

4

Từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

36 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang + 2% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 1 tỷ đồng

5

Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng

Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 10 tỷ đồng xác định theo mục 4 của Bảng này + 0,5% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 10 tỷ đồng

6

Từ trên 50 tỷ đồng

Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 50 tỷ đồng xác định theo mục 5 của Bảng này + 0,3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 50 tỷ đồng.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đơn yêu cầu phá sản

Trên đây là những thông tin về đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến đơn yêu cầu phá sản hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.

Tại sao nói thủ tục phá sản là thủ tục thu hồi nợ đặc biệt?

Thủ tục phá sản là một thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Ban đầu, luật phá sản đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu đòi nợ của các chủ nợ với chi phí thấp nhất. Vì vậy thủ tục phá sản theo luật phá sản được xem như là một thủ tục đòi nợ đặc biệt.

Thủ tục phá sản do ai thực hiện?

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).

Thủ tục phá sản có ý nghĩa gì?

Thủ tục phá sản là một thủ tục về pháp lý nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu kết quả giải quyết không thể đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tòa án) sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Khai phá sản là gì?

Phá sản là tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Theo cách nói thông thường phá sản là tình trạng của một người bị vỡ nợ không còn bất cứ tài sản nào để trả các khoản nợ đến hạn.