Thu nhập trung bình của người dân tphcm

Mức thu nhập trung bình trong khảo sát do Viện Công nhân và công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện này từ gần 3.000 lao động thuộc sáu tỉnh, thành cả nước.

Thu nhập tăng 1 đồng, chi tiêu tăng 2 đồng

Theo khảo sát, thu nhập trung bình của người lao động gần 7,9 triệu đồng/tháng. Trong đó tiền lương cơ bản trung bình 6,065 triệu đồng/tháng.

Nghĩa là lương cơ bản chiếm 76,7% thu nhập hằng tháng, 23,3% còn lại từ tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.

Cụ thể, trong số gần 3.000 người lao động được khảo sát, có tới 52,3% làm thêm giờ, số tiền nhận được trung bình 1,35 triệu đồng/người/tháng.

So với kết quả khảo sát tháng 3-2022, mức tiền lương cơ bản chỉ tăng 8,4% nhưng mức chi tiêu lại tăng 19%.

Điều này dẫn đến việc chỉ có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống.

75,5% còn lại nói thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu. Có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu chi tiêu.

Công nhân, lao động cũng không có điều kiện tích lũy. Chỉ 8,1% người lao động có tích lũy từ tiền lương và thu nhập, 11,2% không đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ phải làm thêm việc khác kiếm thêm thu nhập.

Có 17,3% người lao động phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% người lao động thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng bất an.

Công nhân TP.HCM được hỗ trợ mua hàng bình ổn giá để chia sẻ với thu nhập thấp và khó khăn trong cuộc sống hằng ngày - Ảnh: Q.L.

Mỗi người ở chưa tới 10m2 nhưng chiếm gần 1/4 tiền lương

Người lao động phải dùng 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hằng tháng để trả tiền thuê nhà (trung bình hơn 1,8 triệu đồng).

Cũng theo khảo sát, tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định có con của 72% người lao động.

Có 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì tiền lương thấp. 2,2% chưa từng mua sữa công thức cho con dưới 6 tuổi. Chỉ 37,7% người lao động có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con.

Thu nhập còn tác động đến bữa ăn người lao động khi 26,2% số người được hỏi có điều kiện để ăn thịt, cá trong các bữa ăn hằng ngày. 10,3% người lao động được khảo sát nói với thu nhập hiện nay họ ít khi có điều kiện ăn thịt, cá trong bữa ăn.

Đồng thời có tới 46,5% người lao động chỉ đủ tiền mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh. Trong khi 6,3% người được khảo sát thẳng thắn nói thu nhập hiện tại hoàn toàn không đủ cho họ mua thuốc và khám chữa bệnh, 6,5% người lao động nói họ vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi.

Với thu nhập và tiền lương như vậy, chỉ gần 30% người lao động hài lòng với tiền lương và thu nhập hiện tại (tăng 9,2% so với khảo sát năm 2022), 56,8% tạm hài lòng (giảm 4,2% so với năm 2022) và không hài lòng là 20,3% (giảm 4,9% so với năm 2022).

12,3% người lao động đã từng rút bảo hiểm xã hội một lần, số lần rút trung bình là 1,13 lần. Trong đó người rút nhiều nhất 4 lần, người rút thấp nhất 1 lần.

Cần điều chỉnh lương tối thiểu tăng 11,34%

Các công đoàn cơ sở kiến nghị để đảm bảo mức sống tối thiểu cho gia đình, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2024 cần tăng 11,34%. Thời điểm điều chỉnh cần cân nhắc phù hợp để giảm thiểu tác động đến người lao động và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khảo sát dự báo năm 2024 vẫn còn tình trạng thiếu hụt đơn hàng khi 17,2% doanh nghiệp khảo sát nói việc thiếu đơn hàng của doanh nghiệp năm 2024 còn tăng hơn so với năm 2023. Cũng có 5,2% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến sẽ giảm quy mô lao động trong năm 2024.

Trước dự báo đó, đơn vị khảo sát kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt về nguồn hàng, đơn hàng, vốn, ưu đãi thuế, thủ tục hành chính để tạo việc làm ổn định và thu nhập bền vững cho người lao động.

Đồng thời có giải pháp quyết liệt kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, nhất là giá điện, xăng dầu và các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu của người lao động.

Trong giai đoạn 2010-2015, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất TP.HCM có xu hướng cao hơn so với nhóm hộ giàu nhất ở Hà Nội. Thế nhưng, xu hướng này đã đảo ngược kể từ năm 2020.

Khảo sát về mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê đã đưa ra số liệu về chênh lệch chi tiêu giữa 5 nhóm thu nhập. Cụ thể, khái niệm "5 nhóm thu nhập" là tổng số nhân khẩu điều tra được sắp xếp theo mức thu nhập bình quân đầu người từ thấp đến cao, sau đó chia thành 5 nhóm với số nhân khẩu bằng nhau (mỗi nhóm 20% số nhân khẩu), bao gồm:

- Nhóm 1: nhóm có thu nhập thấp nhất (nhóm nghèo nhất);

- Nhóm 2: nhóm có thu nhập dưới trung bình;

- Nhóm 3: nhóm có thu nhập trung bình;

- Nhóm 4: nhóm có thu nhập khá;

- Nhóm 5: nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm giàu nhất).

Theo đó, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư.

Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng (tăng 10,4 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).

Trong 6 vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).

Nếu xét theo nhóm thu nhập, nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 10,23 triệu đồng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất – nhóm 1).

Tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, thu nhập trung bình mỗi tháng của người dân đã có sự thay đổi đáng kể trong vòng 10 năm. Cụ thể, so với năm 2012, thu nhập bình quân mỗi tháng của một người ở Hà Nội năm 2022 đã tăng gấp 2,2 lần, từ mức 2,01 triệu đồng/người/tháng lên 6,4 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, thu nhập bình quân mỗi tháng của một người ở TP.HCM năm 2022 tăng gấp 1,7 lần sau 10 năm, từ mức 2,73 triệu đồng (2010) lên mức 6,39 triệu đồng (2022).

Xét theo nhóm thu nhập, thu nhập trung bình của nhóm người giàu nhất ở cả TP.HCM và Hà Nội cũng có sự thay đổi. Theo đó, trong giai đoạn 2010-2015, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất TP.HCM có xu hướng cao hơn so với nhóm hộ giàu nhất ở Hà Nội.

Sang đến giai đoạn 2016-2019, khoảng cách về thu nhập của nhóm hộ giàu nhất ở cả 2 thành phố đã thu hẹp. Thế nhưng, kể từ năm 2020, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất TP.HCM có phần thấp hơn so với nhóm hộ giàu nhất ở Hà Nội.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê đánh giá, trong 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch Covid- 19. Sang đến năm 2022, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đã quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.

Theo đó, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất ở Hà Nội năm 2020 đã giảm khoảng 7,2% so với năm 2018, từ mức 13,86 triệu đồng (2018) xuống còn 12,8 triệu đồng (2020). Sang đến năm 2022, mức thu nhập bình quân đã cải thiện hơn so với năm 2020, ở mức 13,4 triệu đồng/người/tháng.

Còn ở TP.HCM, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất năm 2020 đã giảm gần 13% so với năm 2018, từ mức 13,63 triệu đồng (2018) xuống còn 11,86 triệu. Sang đến năm 2022, mức thu nhập bình quân đã cải thiện hơn so với năm 2020, ở mức 12,8 triệu đồng/người/tháng.

Thu nhập bao nhiêu là đủ?

Điển hình, mức lương đủ sống 2022 ở vùng 1 (TP. HCM, Hà Nội) theo Anker là 8,55 triệu đồng. Trong khi lương tối thiểu vùng cho năm 2023 của vùng 1 là 4,68 triệu (bằng 54,7% lương đủ sống).

Thu nhập trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IV và năm 2022 được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có báo cáo về mức lương trung bình của người lao động như sau: - Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng.

Thu nhập bình quân của tp.hcm là bao nhiêu?

Theo kết quả công bố sơ bộ của Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/người/tháng. Hà Nội đứng thứ hai với 6,423 triệu đồng/người/tháng. TP. HCM ở vị trí thứ ba với 6,392 triệu đồng/người/tháng.

Thu nhập bình quân của Hà Nội là bao nhiêu?

Quý III/2023 ghi nhận thu nhập bình quân lao động tại Hà Nội đạt 9,9 triệu đồng trong khi tại TP HCM là 9,3 triệu đồng. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân lao động cả nước trong quý III đạt 7,1 triệu đồng, tăng 146.000 đồng so với quý II/2023.

Chủ đề