Thời gian làm cccd gắn chíp mất bao lâu

Trong tuần qua, Pháp Luật TP.HCM tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD). Dưới đây là các câu hỏi được bạn đọc quan tâm, hỏi nhiều nhất. 

Cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM làm căn cước công dân gắn chip cho người dân khu phố 4, phường Linh Xuân, TP Thủ Đức sáng 19-3. Ảnh: HOÀNG GIANG

Khi đi làm CCCD cần mang theo những giấy tờ gì?

Theo Công an TP Hà Nội hướng dẫn, có ba trường hợp quy định khi làm thủ tục cấp, đổi CCCD. 

1. Trường hợp có giấy mời: Công dân chỉ cần mang theo giấy mời, ngoài ra không cần bất kỳ giấy tờ gì khác. Tại bàn tiếp nhận hồ sơ, cán bộ công an sẽ trích xuất dữ liệu thông tin cá nhân trong phần mềm cấp CCCD để công dân đối chiếu. Công dân không cần phải kê khai hoặc ký vào giấy tờ gì.
Tiếp đó, cán bộ công an sẽ tả nhận dạng, thu nhận vân tay (lăn vân tay) và ảnh chân dung vào phần mềm CCCD, thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả. 

2. Trường hợp không có giấy mời nhưng đã có thông tin trong dữ liệu dân cư: Công dân xuất trình sổ hộ khẩu, CMND/CCCD còn giá trị sử dụng để cán bộ thu nhận tiến hành kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong dữ liệu dân cư.
Nếu có yêu cầu điều chỉnh thông tin, công dân xuất trình giấy tờ hợp pháp (giấy khai sinh, quyết định của cơ quan tư pháp…) để chứng minh nội dung cần điều chỉnh và ký xác nhận vào phiếu thu thập thông tin.

Các bước tiếp theo tương tự trường hợp số 1.

3. Trường hợp chưa có thông tin trong dữ liệu dân cư: Công dân kê khai phiếu thu thập thông tin và ký xác nhận.
Tiếp đó, công dân xuất trình sổ hộ khẩu, CMND/CCCD còn giá trị sử dụng để cán bộ thu nhận tiến hành kiểm tra, đối chiếu với thông tin công dân đã kê khai. Các bước tiếp theo tương tự trường hợp số 1.

Ba mốc thời gian nhận thẻ CCCD gắn chip

Theo Luật CCCD, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý CCCD phải cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây: Tại thành phố, thị xã không quá bảy ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả trường hợp. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả trường hợp.

Khi làm thủ tục cấp CCCD, nếu đăng ký trực tiếp đến nhận thẻ, công dân vẫn có thể giữ lại CMND hoặc thẻ CCCD cũ (còn thời hạn) và sử dụng bình thường trong thời gian chờ được cấp CCCD mới.

Nếu đăng ký hình thức nhận thẻ CCCD qua đường chuyển phát nhanh, công dân phải nộp CMND hoặc thẻ CCCD cũ để cán bộ công an cắt góc ngay tại thời điểm làm thủ tục, CMND hoặc thẻ CCCD cũ khi đó sẽ không còn giá trị pháp lý nữa.

Đối với trường hợp CMND hoặc thẻ CCCD cũ hết hạn ngay trong giai đoạn này, công dân sẽ được cấp đổi và trả thẻ mới theo quy trình. Như vậy, để tránh tình huống không có CMND hoặc CCCD sử dụng (do hết hạn) trong lúc chờ thẻ mới, công dân nên chủ động đi làm thủ tục cấp đổi sớm.

Làm CCCD khi thiếu ngày, tháng, năm sinh

Để được cấp CCCD, công dân cần bổ sung đầy đủ các trường thông tin bắt buộc trong sổ hộ khẩu, nhất là thông tin về ngày, tháng, năm sinh, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch... 

Vì vậy công dân cần kiểm tra, đối chiếu thông tin trong sổ hộ khẩu, nếu chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác cần liên hệ cơ quan công an nơi làm thủ tục đăng ký thường trú để điều chỉnh, bổ sung trước khi đi làm CCCD.

Hiện nay, nhiều người ở tuổi trung niên và cao tuổi trong sổ hộ khẩu thường không có thông tin ngày, tháng, năm sinh. Đối với các trường hợp này, công dân phải đem theo bản sao giấy khai sinh có ngày, tháng, năm sinh đến cơ quan công an để bổ sung.

Trường hợp có giấy khai sinh nhưng không có đầy đủ ngày, tháng, năm sinh hoặc từ trước đến nay không có giấy khai sinh, không xác định được ngày, tháng, năm sinh, công dân liên hệ UBND nơi đăng ký thường trú để được tư pháp hộ tịch hướng dẫn thủ tục bổ sung ngày, tháng, năm sinh vào giấy khai sinh hoặc cấp giấy khai sinh. 

Sau đó, công dân bổ sung đầy đủ vào sổ hộ khẩu để phục vụ việc cấp CCCD.
 

Tạo điều kiện để Phật tử giải quyết vướng mắc khi làm CCCD

Vừa qua, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết nhận được phản ánh, kiến nghị của một số Phật tử cho rằng khi đi làm CCCD gắn chip thì không được cơ quan quản lý CCCD chấp nhận đăng ký mục tôn giáo là Phật giáo tại mục 7 tờ khai CCCD.

Do đó, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản đề nghị Ban hướng dẫn Phật tử trung ương, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phổ biến đến trụ trì các chùa, cơ sở tự viện để hướng dẫn Phật tử khi đi làm CCCD. Theo đó, khi đi làm CCCD, Phật tử mang theo giấy chứng nhận Phật tử, giấy chứng nhận quy y tam bảo... Đồng thời thực hiện việc cấp nhanh chóng, dễ dàng các loại giấy chứng nhận trên cho Phật tử.

Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng có văn bản gửi Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Công an, đề nghị tạo điều kiện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tín đồ Phật tử giải quyết vướng mắc trên khi đi làm CCCD.

Về điều kiện để khai tôn giáo trong mục 7 của tờ khai khi làm thủ tục CCCD, Thượng tá Huỳnh Thị Thu Trang, Phó Trưởng phòng PC06, Công an TP.HCM, cho biết việc kê khai tôn giáo trong thông tin dữ liệu dân cư được thực hiện đúng pháp luật về tôn giáo của Việt Nam, đó là quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân được pháp luật ghi nhận.

Đối với CMND, căn cước công dân hết hạn, mất, hỏng, cần thay đổi lại thông tin, việc làm CCCD gắn chíp mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, do sự quá tải trong việc cấp lại CCCD, ở một số tỉnh thành, CCCD gắn chíp thường xuyên được trả, gửi về muộn hơn rất nhiều sơ với quy định. Vậy làm CCCD gắn chíp mất bao lâu thì nhận được thẻ là đúng quy định? 

Quy định về thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chíp

Nội dung bài viết:
1. Làm CCCD gắn chíp mất bao lâu thì nhận được thẻ?
1.1. Trường hợp cấp mới CCCD gắn chíp
1.2. Trường hợp cấp lại, đổi thẻ CCCD gắn chíp.
2. Những cách nhận thẻ CCCD gắn chíp.
3. Công an chậm trả thẻ CCCD gắn chíp thì phải làm gì?
4. Các câu hỏi liên quan đến thời gian trả thẻ căn cước công dân.

Căn cứ Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn nhận thẻ CCCD gắn chíp trong trường hợp cấp mới như sau:

- Người dân tại thành phố, thị xã: không quá 07 ngày làm việc;

- Người dân tại huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: không quá 20 ngày làm việc;

- Người dân tại các khu vực còn lại: không quá 15 ngày làm việc.

1.2. Trường hợp cấp lại, đổi thẻ CCCD gắn chíp

Căn cứ Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn nhận thẻ CCCD gắn chíp khi cấp lại hay đổi thẻ CCCD như sau:

- Người dân tại thành phố, thị xã: Trường hợp đổi thẻ CCCD: không quá 07 ngày làm việc; trường hợp cấp lại: không quá 15 ngày làm việc;

- Người dân tại huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: không quá 20 ngày làm việc;

- Người dân tại các khu vực còn lại: không quá 15 ngày làm việc.

Làm thẻ Căn cước gắn chip bao lâu thì lấy được

Lưu ý: Trên thực tế, do số lượng người làm CCCD gắn chíp rất nhiều nên thời gian nhận thẻ CCCD gắn chíp có thể kéo dài hơn thời gian luật định nêu trên.

Theo quy định, công dân có CMND cũ, hết hạn, bị rách nát cần xin đổi, xin cấp lại CCCD gắn chíp. Các trường hợp chậm chễ hoặc không đổi CCCD gắn chíp có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu tại bài viết không đổi CCCD gắn chíp có bị phạt không để tìm câu trả lời.

2. Những cách nhận thẻ CCCD gắn chíp

Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 60/2021/TT-BCA thì công dân có thể nhận thẻ CCCD gắn chíp thông qua một trong 02 cách sau:

- Cách 1: Nhận trực tiếp tại nơi làm thẻ CCCD gắn chíp.

- Cách 2: Nhận thẻ tại nhà. Nếu công dân đăng ký nhận thẻ CCCD gắn chíp đến địa chỉ nhà theo yêu cầu thì thẻ CCCD được cơ quan công an gửi theo đường bưu điện, công dân phải chịu phí chuyển phát.

Các dịch vụ vận chuyển giấy tờ, hàng hóa nhỏ của bưu điện nói chung thường được gọi với tên là dịch vụ bưu chính. Để hiểu rõ hơn về các hoạt động của dịch vụ này, bạn đọc có thể tìm hiểu định nghĩa chi tiết trên wikipedia.org qua bài viết này.

Tìm hiểu thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chíp của cơ quan công an, cách nhận trả thẻ theo quy định

3. Công an chậm trả thẻ CCCD gắn chíp thì phải làm gì?

Trong trường hợp đã quá hạn nhận thẻ CCCD gắn chíp, công dân vẫn chưa được nhận thẻ thì:

- Liên hệ với cơ quan công an nơi mình làm thẻ CCCD gắn chíp để biết về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chíp của mình, yêu cầu trả thẻ đúng thời hạn.

- Chủ động sử dụng các giấy tờ khác thay cho thẻ CCCD gắn chíp khi thực hiện các giao dịch như: giấy khai sinh, hộ chiếu,...

- Trường hợp công dân cấp đổi từ chứng minh nhân dân sang CCCD gắn chíp thì tiếp tục sử dụng CMND còn thời hạn cho đến khi nhận được CCCD gắn chíp.

4. Các câu hỏi liên quan đến thời gian trả thẻ căn cước công dân

4.1. Làm CCCD cho người tạm trú được không?

- Câu trả lời là có.

- Theo Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA thì công dân có thể làm CCCD gắn chíp tại công an cấp quận/huyện hoặc công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú.

4.2. Lệ phí làm thẻ CCCD gắn chíp

Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC thì lệ phí làm thẻ CCCD gắn chíp như sau:

- Không phải nộp lệ phí với trường hợp:

+ Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chíp lần đầu;

+ Đổi thẻ CCCD gắn chíp khi đến độ tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

+ Đổi thẻ CCCD gắn chíp khi có sai sót trên thẻ.

- Lệ phí 30.000 đồng/thẻ CCCD với trường hợp: chuyển từ CMND sang thẻ CCCD gắn chíp.

Trên đây, Blog Codon.vn đã tổng hợp chi tiết thông tin về thời gian trả thẻ căn cước công dân, giúp bạn hiểu và nắm được chi tiết về thời gian làm thẻ, nhận được thẻ để chủ động sắp xếp công việc cho phù hợp.

Việc làm CCCD gắn chíp sẽ diễn ra thuận lợi nếu bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, vì giấy tờ cần chuẩn bị cho từng trường hợp xin cấp, đổi, làm lại CCCD gắn chíp lại khác nhau nên bạn cần chủ động tìm hiểu thông tin trước khi đến làm việc tại cơ quan công an, tránh mất thời gian đi lại nhiều lần mà không được việc. Để tiếp tục, bạn cần tìm hiểu nội dung bài viết chia sẻ đi làm CCCD gắn chíp cần mang theo những giấy tờ gì của Codon.vn

Video liên quan

Chủ đề